ĐBQH: “Cần công khai thông tin về quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm“

VOV.VN -Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh, những thông tin như: quy hoạch đô thị, đấu thầu, mua sắm, sửa chữa… cần công khai để dân biết.

Sáng nay (27/11), Quốc hội thảo luận về Luật tiếp cận thông tin. Theo đánh giá, đây là đạo luật quan trọng nằm trong nhóm luật bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân đã được quy định trong Hiến pháp.

Tiếp cận thông tin là quyền của con  người

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh (Đắk Nông) thừa nhận, quyền tiếp cận thông tin là quyền quan trọng của con người, đã được ghi rõ trong Hiến pháp 2013. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, sự tương tác, giao tiếp giữa các cá nhân và tổ chức phải được duy trì. Sự tương tác, giao tiếp càng lớn thì mối quan hệ này ngày càng bền chặt. Xây dựng quyền tiếp cận thông tin là thể hiện ý nghĩa của từ “dân biết”.

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh phát biểu tại Quốc hội

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) cho rằng, sự ra đời của luật là cần thiết và quan trọng, bởi muốn minh bạch phải công khai thông tin. Về điều khoản cơ quan nhà trước có trách nhiệm cung cấp thông tin, đại biểu đề nghị bổ sung các cơ quan như các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp nhà nước… cũng phải có trách nhiệm cung cấp thông tin phù hợp khi có yêu cầu. Cần quy định trong luật này để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của công dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, cũng cần quy định cơ quan nhà nước phải cung cấp thông tin có sẵn do cơ quan mình tạo ra, được phân công cung cấp; không cung cấp thông tin của các cơ quan khác, để đảm bảo tính chính xác của thông tin. Về trách nhiệm xử lý thông tin không chính xác, đại biểu cho rằng việc quy định trong dự thảo là chờ đến khi gây hậu quả, ảnh hưởng đến trật tự an toàn xã hội là rất khó lượng hóa. Do đó theo đại biểu, khi phát hiện thông tin sai lệch, cần chủ động cung cấp thông tin ngay để ngăn chặn và hạn chế ảnh hưởng.

Đại biểu Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) cũng nhấn mạnh: Công dân có quyền tiếp cận thông tin không bị cấm. Về quy định cơ quan  nhà nước nào tạo ra thông tin thì phải có trách nhiệm cung cấp thông tin và quy định theo nhóm cụ thể như trong dự thảo là chưa phù hợp, chưa đầy đủ và không bao quát về các trường hợp dễ nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện; chưa xác định đầy đủ các cơ quan có liên quan và trách nhiệm của các cơ quan này.

Theo đại biểu, vấn đề này cần thay đổi theo cách tiếp cận thông tin được tổ chức từ nguồn tạo ra thông tin, sang tiếp cận theo hướng tính chất thông tin và nguồn tạo ra thông tin. Đây là cách tiếp cận mang tính chất hệ thống, sẽ làm rõ nhiệm vụ của từng cơ quan, phạm vi thông tin được tiếp cận, những thông tin gì cần hạn chế hoặc nằm trong bí mật.

Thông tin nào cần công khai để dân biết?

Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh, quy định trong dự thảo “thông tin mà pháp luật quy định phải được công khai” là rất chung chung. Do đó cần có danh mục cụ thể để dân được biết, ví dụ như: thông tin quy hoạch đô thị, thông tin về đấu thầu, mua sắm, sửa chữa… Bởi khiếu kiện thường tập trung những thông tin dạng này. Đại biểu cũng đề nghị dự thảo cần có quy định chi tiết về việc tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật tiếp cận thông tin.

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương cũng đề nghị luật cần nêu rõ nội dung thông tin nào người dân cần được tiếp cận (tin công khai), thông tin có giới hạn, thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, thông tin theo quy định của các luật chuyên ngành.

Theo đại biểu Phùng Đức Tiến (Hà Nam): Về loại thông tin phải công bố và thông tin được quyền yêu cầu cung cấp, trong dự thảo còn nhiều loại thông tin thuộc dạng này chưa được đề cập. Chẳng hạn thông tin về kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp Bộ, sử dụng vốn ngân sách, vốn ODA; kết quả khảo sát, đánh giá, nghiên cứu về kinh tế, văn hóa, xã hội do các cơ quan nhà nước tiến hành…

“Theo tôi các loại thông tin trên phải thuộc loại thông tin bắt buộc công bố để người dân có thể thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội, đánh giá hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước.” – ông Phùng Đức Tiến nói.

Đánh giá về dự án luật này, đại biểu Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) chia sẻ: Dự thảo quy định “cung cấp thông tin theo yêu cầu” là vẫn theo lối tư duy cũ theo cơ chế “xin – cho”. “Yêu cầu” và “cung cấp” sẽ biến tướng thành xin và cho.

Nghiêm cấm cung cấp, sử dụng thông tin về đời tư

Về quyền tiếp cận của trẻ em, đại biểu Ngô Thị Minh (Quảng Ninh) đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung khoản mới với nội dung “Trẻ em có quyền tiếp cận thông tin cần thiết cho sự sống còn, sự phát triển, cũng như khả năng tham gia một cách có ý nghĩa cho xã hội của trẻ em. Nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm các thông tin cung cấp cho trẻ em phải đầy đủ, kịp thời, dễ tiếp cận và dễ hiểu với mọi trẻ em”.

Theo bà Ngô Thị Minh, Hiến pháp đã quy định quyền bí mật đời tư của công dân, bí mật gia đình, quyền nhân thân không ai được quyền xâm phạm khi chưa được phép của người đó, kể cả với trẻ em. Việc cấm sử dụng, cung cấp thông tin vi phạm bí mật đời tư, vi phạm cá nhân, gia đình, ảnh hưởng đến sự sống còn, sự phát triển của trẻ em thì pháp luật phải nghiêm cấm. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo bổ sung khoản mới về việc này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chửi bới công an nhằm “câu like” trên facebook
Chửi bới công an nhằm “câu like” trên facebook

Chứng kiến lực lượng tuần tra truy đuổi thanh niên vi phạm giao thông khiến người này chạy quá tốc độ tông vào cột điện, Duy liền chụp ảnh đăng facebook.

Chửi bới công an nhằm “câu like” trên facebook

Chửi bới công an nhằm “câu like” trên facebook

Chứng kiến lực lượng tuần tra truy đuổi thanh niên vi phạm giao thông khiến người này chạy quá tốc độ tông vào cột điện, Duy liền chụp ảnh đăng facebook.

Kiểm ngư chính thức được giao thẩm quyền điều tra
Kiểm ngư chính thức được giao thẩm quyền điều tra

VOV.VN - Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định cơ quan Kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Kiểm ngư chính thức được giao thẩm quyền điều tra

Kiểm ngư chính thức được giao thẩm quyền điều tra

VOV.VN - Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự quy định cơ quan Kiểm ngư là cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố
Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

VOV.VN- Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép áp dụng các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

Luật cho phép nghe điện thoại bí mật để điều tra tham nhũng, khủng bố

VOV.VN- Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi) cho phép áp dụng các biện pháp ghi âm, ghi hình bí mật; nghe điện thoại bí mật; thu thập bí mật dữ liệu điện tử.

Châu Đốc sẽ thu hồi văn bản “cấm like”
Châu Đốc sẽ thu hồi văn bản “cấm like”

UBND TP Châu Đốc (An Giang) xác định văn bản của Phòng Giáo dục - đào tạo TP này vừa ban hành chưa đúng pháp luật nên đã chỉ đạo thu hồi.

Châu Đốc sẽ thu hồi văn bản “cấm like”

Châu Đốc sẽ thu hồi văn bản “cấm like”

UBND TP Châu Đốc (An Giang) xác định văn bản của Phòng Giáo dục - đào tạo TP này vừa ban hành chưa đúng pháp luật nên đã chỉ đạo thu hồi.

Giá trị của con người không nằm ở số lượng “like” trên Facebook
Giá trị của con người không nằm ở số lượng “like” trên Facebook

VOV.VN - Đến thời điểm hiện tại, sẽ là không quá khi nói rằng: Facebook đang chơi chúng ta.

Giá trị của con người không nằm ở số lượng “like” trên Facebook

Giá trị của con người không nằm ở số lượng “like” trên Facebook

VOV.VN - Đến thời điểm hiện tại, sẽ là không quá khi nói rằng: Facebook đang chơi chúng ta.

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?
Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

VOV.VN - Trước khi trở thành nhà báo, một người phải có ít nhất 3 năm làm phóng viên, tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật dường như lại bỏ quên lực lượng phóng viên này.

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

Dự thảo Luật Báo chí "bỏ quên" người chưa có thẻ nhà báo?

VOV.VN - Trước khi trở thành nhà báo, một người phải có ít nhất 3 năm làm phóng viên, tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội, dự thảo luật dường như lại bỏ quên lực lượng phóng viên này.

Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ
Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ

VOV.VN -Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản nếu chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô thì chỉ phải nhận án chung thân.

Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ

Sẽ 'thoát' án tử hình nếu nộp lại 3/4 số tiền tham ô, nhận hối lộ

VOV.VN -Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản nếu chủ động nộp lại ít nhất ¾ tài sản tham ô thì chỉ phải nhận án chung thân.