ĐBSCL lên phương án phòng chống bão

(VOV) - Các địa phương tăng cường công tác phòng chống bằng bốn phương án tại chỗ; không chủ quan, mất cảnh giác, túc trực 24/24

Nhằm giảm thiểu tối đa các thiệt hại, các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) như  Trà Vinh và Bến Tre, Cà Mau  đang tích cực triển khai ứng phó với bão số 1 đang hướng vào vùng biển Tây Nam có khả ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân trên địa bàn.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống Lụt bão tỉnh Cà Mau cho biết, hiện nay toàn tỉnh còn khoảng 1.000 phương tiện đang đánh bắt cá ngoài khơi với khoảng 9.000 ngư dân. Số phương tiện này đều liên lạc được với đất liền. Khi cần thiết tỉnh sẽ gọi tất cả số tàu thuyền vào bờ trú ẩn để tránh bão.

Trước đó, vào ngày 3/1, tỉnh cũng đã gọi được hơn 200 chiếc tàu đánh bắt gần bờ vào trú ẩn an toàn tại cửa biển Sông Đốc và Cái Đôi Vàm. Trên đất liền, tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo các địa phương nêu cao tinh thần cảnh giác, lên phương án di dời dân khi cần thiết.

Ông Nguyễn Long Hoai, Chi cục trưởng, Chi cục thủy lợi, Chánh văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Cà Mau cho biết thêm: “Ban phòng chống lụt bão của tỉnh đã liên hệ được với các phương tiện đang hoạt động trên biển, chủ yếu ở đông nam Hòn Khoai đến bãi cạn của Cà Mau và khu vực Thổ Chu.”

Hiện tỉnh Trà Vinh đang giữ liên lạc và hướng dẫn các tàu thuyền đang hoạt động ngoài khơi ra khỏi vùng biển có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp; thông tin cho tàu thuyền ở các sông lớn, khu vực cửa sông, ven biển để chuẩn bị ứng phó khi cần thiết. Đồng thời Ban chỉ huy phòng chống lụt bảo tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương duyên hải theo dõi tình hình.

Còn tại Bến Tre, UBND tỉnh cũng đã có công văn chỉ đạo các ngành có liên quan liên lạc được trên 300 tàu đang đánh bắt tại vùng có nguy cơ áp thấp đi qua. Các huyện xem xét không cho các bến đò ngang hoạt động.

Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đang tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác phòng chống bằng bốn phương án tại chỗ; không chủ quan, mất cảnh giác, túc trực 24/24, liên tục thông tin liên lạc với người dân và sẵn sàng ứng phó mọi tình huống xảy ra./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Áp thấp nhiệt đới tràn vào biển Đông
Áp thấp nhiệt đới tràn vào biển Đông

(VOV) -Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61km/h), giật cấp 8, cấp 9.

Áp thấp nhiệt đới tràn vào biển Đông

Áp thấp nhiệt đới tràn vào biển Đông

(VOV) -Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61km/h), giật cấp 8, cấp 9.

Áp thấp nhiệt đới suy yếu, ngư dân ra khơi trở lại
Áp thấp nhiệt đới suy yếu, ngư dân ra khơi trở lại

(VOV) -Sáng 16/11, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu nên nhiều tàu thuyền của ngư dân ở ven biển các tỉnh phía Nam đã ra khơi đánh bắt trở lại.

Áp thấp nhiệt đới suy yếu, ngư dân ra khơi trở lại

Áp thấp nhiệt đới suy yếu, ngư dân ra khơi trở lại

(VOV) -Sáng 16/11, áp thấp nhiệt đới đã suy yếu nên nhiều tàu thuyền của ngư dân ở ven biển các tỉnh phía Nam đã ra khơi đánh bắt trở lại.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông
Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

(VOV) -Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

Áp thấp nhiệt đới trên biển Đông

(VOV) -Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 8, cấp 9.

Áp thấp nhiệt đới vào gần Trường Sa
Áp thấp nhiệt đới vào gần Trường Sa

(VOV) - Sáng sớm ngày 4/1 áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực quần đảo Trường Sa.

Áp thấp nhiệt đới vào gần Trường Sa

Áp thấp nhiệt đới vào gần Trường Sa

(VOV) - Sáng sớm ngày 4/1 áp thấp nhiệt đới sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực quần đảo Trường Sa.