ĐBSCL tìm hướng đột phá chuyển "nguy" thành "cơ"

VOV.VN - Việc đẩy mạnh các giải pháp thích ứng, thuận thiên đi kèm với việc thúc đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm biến thách thức thành cơ hội là mục tiêu cốt lõi của các tỉnh ĐBSCL.

>> Tài nguyên nước - yếu tố cốt lõi trong phát triển của vùng ĐBSCL

>> Đột phá về hạ tầng giao thông ĐBSCL phục vụ phát triển thay vì di chuyển

ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức không chỉ hạ tầng giao thông kém đồng bộ; thách thức từ biến đổi khí hậu hay suy giảm nguồn nước ở thượng nguồn… mà vấn đề đặt ra lớn nhất đối với sự phát triển bền vững, lâu dài và chiến lược đó là tình trạng di cư. Đây đã và đang là vấn đề nhức nhối với vùng đất Châu thổ Cửu Long. Rõ ràng, một vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi, với nhiều lợi thế cạnh tranh hay có vị trí địa lý chiến lược quan trọng, nằm ở trung tâm khu vực ASEAN, là cửa ngõ kết nối của các hành lang kinh tế GMS, có nhiều lợi thế cạnh tranh nhưng đang đứng trước những thách thức lớn trong quá trình phát triển.

Bản quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được xây dựng dựa trên nguyên tắc: “Bảo vệ người dân, cải thiện sinh kế, phát triển cân bằng và bảo vệ môi trường”. Trong đó, quy hoạch hướng tới phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường, lấy yếu tố “con người” làm trung tâm.

Tuy nhiên, một vấn đề lớn đặt ra đối với vùng ĐBSCL đó là dân số hầu như không tăng trưởng trong 10 năm qua từ 2009 đến 2019. Trong báo cáo Kinh tế Thường niên đồng bằng sông Cửu Long năm 2020 do VCCI và Trường Chính sách Công và Quản lý Fulbright thực hiện, đã nêu rõ tình trạng di dân của vùng ĐBSCL trong 10 năm qua hơn 1,1 triệu người. Đây là một con số đáng báo động. Bởi khi nhắc đến ĐBSCL người ta đều ví đây vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi, có vị trí địa lý chiến lược quan trọng trong giao thương kết nối.

Ông Trần Văn Lâu, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, vùng ĐBSCL đang chịu ảnh hưởng lớn từ các tác động của biến đổi khí hậu, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, xã hội và đời sống của người dân. Vì vậy, cần phải thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phù hợp với từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp nhằm tăng tối đa sản lượng và chất lượng, giá trị nông sản, đồng thời hài hoà với điều kiện tự nhiên môi trường.

"Miễn sao mà chúng ta đạt được mục đích là chỉ số hạnh phúc của người dân, cần chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển bền vững trên 3 trục, kinh tế, xã hội, môi trường. Nếu chúng ta không có chiến lược chuyển dịch về kinh tế thì đời sống của người dân ĐBSCL sau này sẽ gặp rất nhiều khó khăn, đời sống của người dân sẽ bị thất nghiệp và không có công ăn việc làm do biến đổi khí hậu tác động đến"- Ông Lâu nói.

Vùng ĐBSCL cần phải kết nối và tương tác để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và cần rõ nét để có không gian phát triển một cách bền vững. Đồng thời, từ những thách thức của vùng thì cần mở không gian ra hướng biển để có một không gian mới, không gian sống, không gian kinh tế phát triển cho vùng. Ông Phan Văn Mãi, Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre cho rằng, nếu khai thác không gian biển sẽ mở tiềm năng của hơn 700 km đường biển của vùng, phát triển các ngành kinh tế biển, cấu trúc lại không gian sống, không gian kinh tế, đẩy mạnh phát triển kinh tế vùng ven biển.

"Nếu chúng ta phù hợp với định hướng của vùng, quy hoạch của vùng sau này các địa phương rất dễ để triển khai. Và chúng tôi nghĩ rằng là khi mà chúng ta mở không gian phát triển ra biển thì chúng ta cấu trúc lại không gian của ĐBSCL, và như vậy không gian sống, không gian kinh tế sẽ được hài hòa với nhau và chúng ta sẽ đáp ứng được mục tiêu phát triển nhanh và bền vững"- Ông Mãi nói.

Mặc dù còn khá nhiều thách thức tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu, dần chuyển đổi mô hình phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, từ chú trọng số lượng sang cải thiện mạnh mẽ chất lượng, vùng ĐBSCL cũng có rất nhiều lợi thế và cơ hội phát triển. Ông Lê Quang Mạnh, Bí thư Thành ủy Cần Thơ cho rằng,  thách thức rất nhiều, nhưng cơ hội cũng không ít, quan trọng là nhận thức được thách thức để quản lý rủi ro hiệu quả, nắm bắt cơ hội để tận dụng triệt để. Miền Tây không thể cứ loay hoay, cam chịu mà cần mạnh mẽ, quyết đoán, cùng đồng lòng, chung sức với một quyết tâm cao thì sẽ đi đến thành công.

"Đánh giá tổng thể về một thách thức đó là biến đổi khí hậu đối với vùng ĐBSCL thì chúng ta đưa ra các nhận định sao cho hợp lý, đúng mực, tránh tác hại một cách tiêu cực đến quá trình thu hút đầu tư vào vùng ĐBSCL. Phải khẳng định rằng biến đổi khí hậu là thách thức, nhưng vùng ĐBSCL là một vùng đất thuận lợi cho cả sinh sống và sản xuất kinh doanh. Chúng ta so với miền núi phía Bắc, so với miền Trung chắc chắn là thuận lợi hơn nhiều, làm sao mà chúng ta lại không thu hút được các dự án lớn, chúng ta thiếu chỉ thiếu hạ tầng thôi".

Tại Hội nghị báo cáo và tham vấn về “Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050” diễn ra mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ, phát triển bền vững vùng ĐBSCL trên cả 3 trụ cột kinh tế, xã hội, môi trường phải là quan điểm chủ đạo của cả quy hoạch vùng và quy hoạch các địa phương trong vùng. Đây là quan điểm xuyên suốt trong cả giai đoạn tầm nhìn của Quy hoạch, lấy yếu tố “con người” làm trung tâm, trở thành chìa khóa cho tăng trưởng và phát triển, lấy “thích ứng” với biến đổi khí hậu làm cách thức phát triển phổ biến, muốn tiến lên phía trước, bắt buộc phải thích ứng.

Ông Dũng nêu: "Sự phù hợp của các định hướng, giải pháp về phát triển ngành lĩnh vực có thế mạnh của vùng, định hướng tổ chức không gian phát triển, kết cấu hạ tầng, khai thác sử dụng tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước với đặc điểm, điều kiện đặc thù của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, quan điểm phát triển thuận thiên của Nghị quyết số 120 và tính thích ứng với BĐKH; việc xử lý các xung đột mâu thuẫn có tính liên ngành, liên vùng, liên tỉnh để đảm bảo khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn lực".

ĐBSCL là vùng lãnh thổ có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước. Khu vực này không chỉ là trụ đỡ, bảo đảm an toàn, an ninh lương thực, xuất khẩu nông sản, mà còn là một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế của quốc gia.

Chính vì thế, cùng với việc nhận rõ những tác động của biến đổi khí hậu, khai thác tài nguyên thiếu bền vững, vấn đề an ninh nguồn nước, tình trạng xuất cư, hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ... việc đẩy mạnh các giải pháp thích ứng, thuận thiên đi kèm với việc thúc đẩy đổi mới, sáng tạo nhằm biến thách thức thành cơ hội là mục tiêu cốt lõi. Đây là một quan điểm mang tầm nhìn tích cực, trong đó, không nhìn nhận vùng ĐBSCL là vùng khó khăn, toàn thách thức mà ngược lại cần coi biến đổi khí hậu, nước biển dâng là điều kiện không thể tránh khỏi, bắt phục vụ cho sự phát triển.

Điều quan trọng nhất là con người vận dụng, điều chỉnh và kiểm soát chúng thế nào sống hài hòa, thích ứng để phát triển./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tài nguyên nước - yếu tố cốt lõi trong phát triển của vùng ĐBSCL
Tài nguyên nước - yếu tố cốt lõi trong phát triển của vùng ĐBSCL

VOV.VN - Vài năm trở lại đây, tình trạng nước biển dâng, sạt lở, bờ sông, bờ biển phức tạp hơn, cho thấy, sự khắc nghiệt của thiên nhiên ngày càng hiện hữu nếu không có giải pháp căn cơ, thực sự bền vững.

Tài nguyên nước - yếu tố cốt lõi trong phát triển của vùng ĐBSCL

Tài nguyên nước - yếu tố cốt lõi trong phát triển của vùng ĐBSCL

VOV.VN - Vài năm trở lại đây, tình trạng nước biển dâng, sạt lở, bờ sông, bờ biển phức tạp hơn, cho thấy, sự khắc nghiệt của thiên nhiên ngày càng hiện hữu nếu không có giải pháp căn cơ, thực sự bền vững.

Đột phá về hạ tầng giao thông ĐBSCL phục vụ phát triển thay vì di chuyển
Đột phá về hạ tầng giao thông ĐBSCL phục vụ phát triển thay vì di chuyển

VOV.VN - ĐBSCL- vùng đất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển, đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, khu vực này cũng đối mặt với nhiều thách thức do tác động của biến đổi khí hậu.

Đột phá về hạ tầng giao thông ĐBSCL phục vụ phát triển thay vì di chuyển

Đột phá về hạ tầng giao thông ĐBSCL phục vụ phát triển thay vì di chuyển

VOV.VN - ĐBSCL- vùng đất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển, đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Tuy nhiên, khu vực này cũng đối mặt với nhiều thách thức do tác động của biến đổi khí hậu.

ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19
ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19

VOV.VN - Trước nguy cơ và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó nhằm kiểm soát, phòng chống dịch bệnh. 

ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19

ĐBSCL khẩn cấp kích hoạt hệ thống phản ứng nhanh phòng, chống dịch COVID-19

VOV.VN - Trước nguy cơ và diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL khẩn trương triển khai các giải pháp ứng phó nhằm kiểm soát, phòng chống dịch bệnh.