Đê điều Hà Nội nát băm trước mùa mưa bão

VOV.VN - Tình trạng xe quá tải ngày đêm cày xới mặt đê đã khiến hàng chục km đê sông Hồng vừa được nâng cấp đã xuống cấp nghiêm trọng.

Có thể nói, chưa bao giờ tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, phòng chống lụt bão trên địa bàn Hà Nội lại nghiêm trọng như hiện nay. Thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, Hà Nội luôn là một trong những“điểm nóng” nhất về vi phạm đê điều, khi chiếm tới 20% số vụ vi phạm trên cả nước. Trong đó, nổi lên là tình trạng xe quá tải ngày đêm cày xới mặt đê. 

Chú thích ảnh

Những chiếc xe tải hạng nặng chất đầy cát sỏi rầm rập ngày đêm cày xới mặt đê tả Hồng khu vực xã Võng La, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đây là tuyến đê cấp một có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ an toàn cho người dân ven sông trong mùa mưa bão.

Mặc dù mới được đầu tư nâng cấp, cứng hóa bằng bê tông, đưa vào sử dụng đầu năm 2015, nhưng sau chưa đầy 3 tháng nhiều điểm trên tuyến đê này đã bị sụt lún, hư hại.

Ông Trần Xuân Hoan, người dân xã Võng La cho biết, chưa bao giờ tuyến đê tả Hồng lại bị xâm hại nghiêm trọng đến thế. Bất chấp giới hạn xe có tải trọng dưới 10 tấn lưu thông, ngày cũng như đêm, hàng trăm lượt xe có tải trọng gấp 5-6 lần cho phép vẫn băm nát mặt đê, làm cho vùng quê ngoại thành Hà Nội chìm trong bụi bặm và tiếng ồn động cơ.

 “Xe chở vật liệu ở đây hơi nhiều, không lúc nào ngớt. Xe to xe nhỏ có hết, nhưng mật độ xe to nhiều. Tất nhiên thì dân xung quanh rất bức xúc, nhưng biết làm thế nào được. Bây giờ ồn ào, rồi bụi bặm cũng phải chịu. Xe tải nặng đi lại như thế ảnh hưởng đến đê. Đê xuống cấp” – ông Trần Xuân Hoan nói.

Trên tuyến đê hữu Hồng thuộc địa phận huyện Phú Xuyên

Ngoài “điểm nóng” Võng La, tình trạng xe quá tải cũng đang hoành hành tại đê hữu Hồng đoạn qua địa bàn hai huyện Thường Tín, Phú Xuyên. Không chỉ có những đoàn xe chất đầy vật liệu xây dựng từ các điểm tập kết quanh bãi sông Hồng, tuyến đê “già nua” này còn phải gồng mình “cõng” thêm số lượng lớn xe tải chuyên chở gạch ngói từ tỉnh Hà Nam lên và cả những chiếc xe công-ten-nơ mang biển Hải Phòng, Hà Nội.

Nhìn theo chiếc xe tải (biển kiểm soát 29H-44…) chất đầy gạch ì ạch vượt qua những ổ gà sâu hoắm trên đê, ông Bùi Đức Hiệp, Hạt phó Hạt quản lý đê Phú Xuyên thở dài: “Thấy đấy mà chẳng biết làm sao”. Ông Hiệp cho biết, xe quá tải là vấn đề nan giải nhất trong công tác quản lý đê điều hiện nay. Những đoàn xe tải trọng hàng chục tấn lúc lúc lén lút, lúc hoạt động công khai đã làm nhiều điểm trên tuyến đê dài 16,6 km này xuống cấp nghiêm trọng.

“Lượng xe quá tải trên mặt đê làm cho bê tông trên mặt đê hư hỏng, gãy. Mặt đê ở xã Khai Thái và một số địa điểm của mặt đê của xã Hồng Thái khi mưa đến tạo thành vũng trên mặt ảnh hưởng đến mặt đê,  mất an toàn cho đê” – ông Hiệp cho biết thêm.

Mương cạn trên đê hữu Hồng (huyện Thường Tín)

Một câu hỏi được đặt ra là, vì sao quanh đê tả Hồng và đê hữu Hồng có nhiều xe quá tải hạng nặng đến thế? Thống kê của Chi cục đê điều phòng chống lụt bão thành phố Hà Nội cho thấy, dọc các tuyến sông trên địa bàn thành phố có 211 bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng, mà hầu hết là không giấy phép. Chỉ tính trung bình mỗi bãi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng có khoảng 10 xe tải, mỗi ngày một xe chạy 5 chuyến thì thử hỏi 50 lượt xe rầm rập, các con đê phải oằn mình gánh bao vạn tấn so với sức chịu đựng của nó?

Tại đê tả Hồng thuộc địa bàn huyện Đông Anh và đê hữu Hồng huyện Phú Xuyên, Thường Tín, theo quan sát của phóng viên, hiện dọc hai tuyến đê đặc biệt quan trọng này giống như những công trường xây dựng lớn. Các điểm tập kết cát sỏi, than bùn sừng sững như những ngôi nhà cao tầng, luôn náo động bởi tiếng máy xúc, máy cẩu.

Một điểm tập kết cát sỏi tại xã Võng La

Ông Nguyên Huy Thông, sống gần điểm tập kết cát sỏi Vạn Điểm, huyện Thường Tín cho biết, việc hàng trăm xe tải hoạt động ngày đêm không chỉ phá nát thân đê mà còn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống, khiến người dân luôn trong tâm lý bất an. Theo ông Thông: “Đê xuống cấp như thế này chúng tôi rất lo lắng, không biết mùa mưa bão năm nay ra sao. Nếu nước sông Hồng dâng cao thì đê có thể bị vỡ vì nhiều điểm sụt lún quá. Hiện nay chúng tôi đang sống với bụi bặm, ô tô chở cát xỉ suốt ngày đêm. Bức xúc mà không biết làm sao”.

Tình trạng khai thác, tập kết cát sỏi vật liệu xây dựng và sự hoành hành của xe tải hạng nặng đang làm nhiều tuyến đê xung yếu trên địa bàn Hà Nội luôn luôn báo động trước mùa mưa bão.

Xin được nói thêm rằng, thực trạng này không phải vừa diễn ra trong ngày một, ngày hai, mà đã từ nhiều năm trước và các ban, ngành chức năng thành phố Hà Nội biết rõ mười mươi. Vấn đề đặt ra là tình trạng buông lỏng này sẽ còn kéo đến bao giờ?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội chi hơn 45.000 tỷ đồng quy hoạch hệ thống đê điều
Hà Nội chi hơn 45.000 tỷ đồng quy hoạch hệ thống đê điều

VOV.VN -Từ nguồn vốn đầu tư tương đối lớn này, Hà Nội có thể kiên cố hóa được nhiều tuyến đê vốn được xây dựng từ hàng chục năm trước.

Hà Nội chi hơn 45.000 tỷ đồng quy hoạch hệ thống đê điều

Hà Nội chi hơn 45.000 tỷ đồng quy hoạch hệ thống đê điều

VOV.VN -Từ nguồn vốn đầu tư tương đối lớn này, Hà Nội có thể kiên cố hóa được nhiều tuyến đê vốn được xây dựng từ hàng chục năm trước.

Hà Nội: Hơn 2.400 tỷ đồng xây dựng, tu bổ đê điều
Hà Nội: Hơn 2.400 tỷ đồng xây dựng, tu bổ đê điều

VOV.VN -Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, định hướng của thành phố là xây dựng thêm lớp đê mới ở cấp độ chống lũ, đảm bảo an toàn cho dân cư

Hà Nội: Hơn 2.400 tỷ đồng xây dựng, tu bổ đê điều

Hà Nội: Hơn 2.400 tỷ đồng xây dựng, tu bổ đê điều

VOV.VN -Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho biết, định hướng của thành phố là xây dựng thêm lớp đê mới ở cấp độ chống lũ, đảm bảo an toàn cho dân cư

Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều
Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều

VOV.VN - Chi cục đê điều đề nghị cơ quan báo chí vào cuộc cùng đi thực địa, xây dựng phóng sự, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vụ vi phạm

Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều

Hà Nội: Nhức nhối xe quá tải xâm hại đê điều

VOV.VN - Chi cục đê điều đề nghị cơ quan báo chí vào cuộc cùng đi thực địa, xây dựng phóng sự, giúp cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý những vụ vi phạm

Hà Nội xử lý hơn 40 trường hợp vi phạm Luật đê điều
Hà Nội xử lý hơn 40 trường hợp vi phạm Luật đê điều

Các vụ vi phạm chủ yếu là các lỗi về trung chuyển, tập kết nguyên vật liệu xây dựng, vi phạm xây dựng công trình…

Hà Nội xử lý hơn 40 trường hợp vi phạm Luật đê điều

Hà Nội xử lý hơn 40 trường hợp vi phạm Luật đê điều

Các vụ vi phạm chủ yếu là các lỗi về trung chuyển, tập kết nguyên vật liệu xây dựng, vi phạm xây dựng công trình…

Đất đê điều được vác ra xây chợ
Đất đê điều được vác ra xây chợ

Cơ quan chức năng còn phát hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Yên Phong, có một số hạng mục nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều

Đất đê điều được vác ra xây chợ

Đất đê điều được vác ra xây chợ

Cơ quan chức năng còn phát hiện quy hoạch xây dựng nông thôn mới của xã Yên Phong, có một số hạng mục nằm trong phạm vi bảo vệ đê điều