Dịch sốt xuất huyết diễn biến phức tạp ở Kiên Giang

VOV.VN - Hiện nay, dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Kiên Giang đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng và lan rộng ở nhiều địa phương trong toàn tỉnh. Ngành y tế tỉnh đang tập trung tuyên truyền người dân nâng cao ý thức phòng, chống dịch bệnh.

 

Theo Trung tâm y tế Phú Quốc, tính từ đầu năm đến ngày 24/7 vừa qua, thành phố Phú Quốc ghi nhận 542 trường hợp mắc bệnh SXH, trong đó, SXH nhẹ và có dấu hiệu cảnh báo là 529 trường hợp, số ca nặng là 13 trường hợp, tăng 8,1 lần so với cùng kỳ năm ngoái, địa phương có số ca mắc cao là phường An Thới 309 trường hợp và phường Dương Đông 83 trường hợp. 

Bệnh nhân Nguyễn Thị Nga ở ấp Suối Lớn, xã Dương Tơ, TP Phú Quốc bị mắc SXH đang điều trị tại Trung tâm y tế Phú Quốc cho biết: “Ở nhà em bị sốt nặng, em đi taxi lên đây vô nhập viện. Bác sỹ chẩn đoán bị mắc SXH, vô nước biển, chích thuốc, bữa nay hết run rồi, khoẻ nhiều rồi nhưng trong người còn mệt”. 

Anh Nguyễn Văn Hiền ở phường An Thới có con bị SXH thì chia sẻ: “Biểu hiện đầu tiên của bé là nóng sốt 39 - 41 độ, mặt mày nóng hổi, mắt đỏ. Tôi sợ nên ra ngoài mua thuốc cho bé uống, uống rồi mà tối vẫn còn nóng sốt, sáng 5h tôi chở lên bệnh viện. Các bác sĩ chẩn đoán bé bị SXH và cho nhập viện, giờ bé ăn uống được, khoẻ hơn, tôi rất mừng”. 

Số ca mắc bệnh SXH trên địa bàn thành phố Phú Quốc đang tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái, diễn biến bệnh cũng phức tạp và khó lường, các ngành chức năng đang nỗ lực để khống chế. 

Theo các bác sĩ trực tiếp điều trị, các trường hợp mắc bệnh SXH, trước khi đưa đến cơ sở y tế điều trị, bệnh nhân đều có triệu chứng sốt từ 2 - 3 ngày trước đó. Do thói quen nên nhiều gia đình không đưa con em mình đến ngay các cơ sở y tế điều trị, mà thường tự mua thuốc để uống, khi bệnh trở nặng thì mới chuyển đến nhập viện, từ đó khiến cho công tác thăm khám điều trị cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn, nhất là đối với các trường hợp bệnh nặng. Vì vậy, Trung tâm y tế TP khuyến cáo, khi trẻ hoặc người lớn mắc bệnh, cần đến khám tại các cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, không tự ý điều trị tại nhà. 

Bác sĩ  Trần Văn Thành, Trưởng khoa nội tổng hợp, Trung tâm y tế Phú Quốc cho rằng: “Từ ngày đầu khi bị sốt nên đến cơ sở y tế để được khám bệnh chứ không nên dùng thuốc nam hoặc nghe người này người kia dùng thuốc không đúng. Từ ngày thứ ba trở đi, nếu điều kiện cho phép thì nên nhập viện để để nhân viên y tế theo dõi sát về mặt xét nghiệm và lâm sàng để tránh rủi ro không may cho người bệnh”.

Toàn tỉnh Kiên Giang hiện có hơn 1.800 ca mắc, tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm trước, có 97 trường hợp nặng và chưa có trường hợp nào tử vong. Các địa phương có số ca mắc cao là Phú Quốc, Rạch Giá, Châu Thành, Giồng Riềng và Hòn Đất.

Theo ông Hà Văn Phúc, Giám đốc Sở Y tế Kiên Giang, điều đáng quan ngại nhất hiện nay là dung dịch cao phân tử để điều trị bệnh SXH cả nước không có. Tới thời điểm này Bộ Y tế chưa cấp được mã cho các công ty nhập thuốc, chính vì vậy các cơ sở y tế gặp rất nhiều khó khăn trong điều trị bệnh cho bệnh nhân.

“Trước tình tình hình cao phân tử không có như thế thì rất nguy hiểm cho việc điều trị các ca nặng. Chính vì vậy mà năm nay số lượng mắc tuy không lớn lắm nhưng tử vong rất cao. Tôi đề nghị các cấp chỉ đạo hệ thống chính trị vào cuộc để phòng chống dịch SXH. Chúng tôi đã tham mưu về công tác phòng, chống dịch, về vấn đề điều trị chúng tôi cũng đã triển khai cho các cơ sở y tế”, ông Hà Văn Phúc cho hay. 

Hiện nay, thời tiết nắng mưa thất thường là điều kiện thuận lợi cho bệnh SXH bùng phát. Để phòng bệnh, người dân không nên lơ là chủ quan, cần thực hiện các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy, loại bỏ các vật liệu phế thải, không để cho lăng quăng và muỗi phát triển. Công tác phòng chống bệnh SXH đang là vấn đề cấp thiết, bên cạnh sự kiểm soát của các cơ quan y tế, thì cần có sự chung tay góp sức của cộng đồng, mỗi người cần chủ động phòng, chống bệnh, làm tốt công tác vệ sinh môi trường, hạn chế bệnh SXH tăng cao./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng tại Đà Nẵng tăng nhanh
Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng tại Đà Nẵng tăng nhanh

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đang xuất hiện nhiều ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện nay, tại Bệnh viện Đà Nẵng lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện ngày càng tăng, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng phải can thiệp điều trị hồi sức tích cực.

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng tại Đà Nẵng tăng nhanh

Bệnh nhân sốt xuất huyết nặng tại Đà Nẵng tăng nhanh

VOV.VN - Thành phố Đà Nẵng đang xuất hiện nhiều ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện nay, tại Bệnh viện Đà Nẵng lượng bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện ngày càng tăng, trong đó có nhiều bệnh nhân nặng phải can thiệp điều trị hồi sức tích cực.

Nhiều ca tử vong do sốt xuất huyết, nhưng số liệu của Bộ Y tế vẫn không thay đổi
Nhiều ca tử vong do sốt xuất huyết, nhưng số liệu của Bộ Y tế vẫn không thay đổi

VOV.VN - Những ngày gần đây, nhiều tỉnh thành phố liên tiếp thông tin cho báo chí về những trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nhưng số liệu của Bộ Y tế về số ca tử vong do dịch bệnh này vẫn không thay đổi, ít nhất là trong 1 tuần qua.

Nhiều ca tử vong do sốt xuất huyết, nhưng số liệu của Bộ Y tế vẫn không thay đổi

Nhiều ca tử vong do sốt xuất huyết, nhưng số liệu của Bộ Y tế vẫn không thay đổi

VOV.VN - Những ngày gần đây, nhiều tỉnh thành phố liên tiếp thông tin cho báo chí về những trường hợp tử vong do sốt xuất huyết nhưng số liệu của Bộ Y tế về số ca tử vong do dịch bệnh này vẫn không thay đổi, ít nhất là trong 1 tuần qua.

Bình Phước có 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết
Bình Phước có 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

VOV.VN - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước thông tin, địa phương này đã có 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh.

Bình Phước có 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

Bình Phước có 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết

VOV.VN - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước thông tin, địa phương này đã có 5 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu người dân không chủ quan, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh.