Dịch tay chân miệng căng thẳng, thuốc điều trị khan hiếm

VOV.VN - Không chỉ phải đối mặt với tình trạng căng thẳng của dịch tay chân miệng khi đã xuất hiện trường hợp tử vong, nhiều ca nặng ở các địa phương phải chuyển về tuyến cuối và nguy cơ dịch chồng dịch, TP.HCM còn phải đối mặt với nguy cơ thiếu thuốc điều trị.

 

Hiện các loại thuốc Immunoglobulin, Pentaglobin (chế phẩm từ huyết tương) và Phenobarbital đang khan hiếm nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn.

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với BS Trương Hữu Khanh, Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TP.HCM.

PV: Tình hình chân tay miệng hiện đang căng thẳng như thế nào, thưa ông?

BS Trương Hữu Khanh: Cách đây khoảng 3-4 tuần Khoa hồi sức không có bệnh tay chân miệng, khoa nhiễm lâu lâu mới có 1 ca. Nhưng khoảng 2 tuần trở lại đây bắt đầu tăng.

Tuần này trong phòng cấp cứu Khoa Nhiễm giường nào cũng nằm đôi hết, tại vì tay chân miệng nằm cấp cứu là thường nặng độ 2-3. Mới chữa một đợt thì tối lại vô một đợt nữa. Hơn nữa khoa Hồi sức có 4 trẻ nặng, nhiều ca nặng hơn hồi xưa nên mới đáng lo.

PV: Vậy đâu là nguyên nhân khiến ca bệnh nặng gia tăng và tăng đột biến?

BS Trương Hữu Khanh: Thật ra không chắc như đột biến lắm đâu, tại vì chủng virus EV71 về nguyên tắc nó có thể gây thành dịch.

Có nghĩa nhiều người bệnh, nhiều vùng bệnh và EV71 có thể gây biến chứng cao so với các tác nhân còn lại.

PV: Vậy bác sĩ có phương án gì cũng như khuyến cáo cho người dân phòng ngừa để giảm tình trạng lây bệnh?

BS Trương Hữu Khanh: Với người dân, cần phải phát hiện sớm. Và không chỉ họ, tất cả bác sĩ các tuyến cũng cần phải “học lại bài” như vậy: làm sao để phát hiện sớm bệnh tay chân miệng, cách theo dõi khi nào cần đến bệnh viện ngay... Tay chân miệng chỉ cần trễ một tiếng, điều trị bệnh, dự hộ điều trị sẽ khác đi.

Cần có vai trò của truyền thông cho người dân trong việc “phải học lại bài”.

Đối với bác sĩ phải huấn luyện lại. Huấn luyện cho bác sĩ tuyến huyện; ở các bệnh viện lớn cần huấn luyện cho những bác sĩ không thuộc ngành truyền nhiễm, ở khu ngoại chẩn. Như vậy mới hy vọng giảm số ca nặng và đặc biệt là số ca tử vong.

PV: Đã có những phương án nào khi thuốc điều trị đang khan hiếm, khi thiếu thì phải xử lý ra sao, thưa bác sĩ?

BS Trương Hữu Khanh: Hiện nay theo kinh nghiệm của tôi nếu không phòng chống tốt có thể dịch kéo đến hết tháng 10, những đứa trẻ chưa có miễn dịch sẽ mắc bệnh. Và nếu không có thuốc kịp, tới tháng 10 chắc chắn sẽ thiếu thuốc. Trong điều trị tay chân miệng hiện nay có hai loại thuốc thiếu hoặc không có.

Thứ nhất: Phenobarbital truyền tĩnh mạch, hiện đã hết và theo thông báo khoảng đầu tháng 7 Việt Nam sản xuất và hy vọng sẽ có.

Nếu không có Phenobarbital thì tốn rất nhiều Gamma Globulin và thậm chí phải thở máy nhiều. Nhưng sẽ không khống chế được cơn giật mình, có thể đi sâu vô thở máy, thậm chí sốc thuốc. Đương nhiên phải thay thế bằng một loại thuốc khác, thuốc uống hiệu quả không nhiều nhưng chích thuốc khác thì có khả năng đe dọa ngưng thở.

Tính toán cố gắng ngừng Gamma Globulin cho những bệnh không quan trọng để tập trung cấp cứu chống dịch. Nếu không có Gamma Globulin, khả năng lọc máu rất nhiều nhưng chỉ có vài máy lọc máu và không thể lọc hoài được. 

PV: Miền Tây đã dịch và miền Trung nếu cũng bùng dịch và tất cả đổ về tuyến cuối thì mình phân luồng bệnh nhân hiện tại như thế nào?

BS Trương Hữu Khanh: Gần như toàn bộ miền Tây đều bị và nguyên tắc tay chân sẽ bị lây. Hiện nay thành phố TP.HCM thì có ca nặng, không có ca tử vong. Nhưng nó cũng sẽ nặng lên, bắt đầu có đều đều và tất cả các quận đều tăng vì nhu cầu ăn uống và di chuyển.

PV: Điều đáng lo nhất bây giờ là gì khi dịch bệnh tay chân miệng đang diễn tiến phức tạp ngoài việc khan hiếm thuốc, thưa bác sĩ?

BS Trương Hữu Khanh: Sợ nhất bây giờ là chồng lên sốt xuất huyết, hiện đã vào mùa mưa và mưa nhiều, không diệt muỗi. Sốt xuất huyết nặng, tay chân miệng nặng, phòng cấp cứu hồi sức sẽ quá tải và sợ nhất là điều đó.

Sởi và tay, chân miệng thường tập trung ở một thành thị, vùng nông thôn ít. Tại thành thị, sởi người ta chích ngừa dịch vụ, ở nông thôn có vacxin sởi, sốt xuất huyết vẫn là vấn đề lo nhất.

PV: Vâng. Xin cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dịch tay chân miệng 2023: Nhiều trẻ nhiễm virus EV71, có biến chứng viêm não
Dịch tay chân miệng 2023: Nhiều trẻ nhiễm virus EV71, có biến chứng viêm não

VOV.VN - Cả nước ghi nhận số ca nhiễm nhiễm virus EV71 gây bệnh tây chân miệng ở trẻ nhỏ, tăng từ 5,9% ở khoảng giữa tháng 4/2023 lên 19,2% vào khoảng cuối tháng 5/2023. Đáng lo ngại là sự xuất hiện của virus Enterovirus 71 (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Dịch tay chân miệng 2023: Nhiều trẻ nhiễm virus EV71, có biến chứng viêm não

Dịch tay chân miệng 2023: Nhiều trẻ nhiễm virus EV71, có biến chứng viêm não

VOV.VN - Cả nước ghi nhận số ca nhiễm nhiễm virus EV71 gây bệnh tây chân miệng ở trẻ nhỏ, tăng từ 5,9% ở khoảng giữa tháng 4/2023 lên 19,2% vào khoảng cuối tháng 5/2023. Đáng lo ngại là sự xuất hiện của virus Enterovirus 71 (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

Y tế Cần Thơ tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng
Y tế Cần Thơ tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

VOV.VN - Từ tháng 4 đến nay, số ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng mạnh, nhiều ca nhập viện ở mức độ nặng, phải hội chẩn với tuyến trên hoặc chuyển viện. Tại Cần Thơ, theo ngành chức năng, số ca bệnh tay chân miệng giảm so với cùng kỳ nhưng ca nặng lại tăng hơn kèm theo tình trạng thiếu thuốc chữa trị.

Y tế Cần Thơ tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

Y tế Cần Thơ tháo gỡ tình trạng thiếu thuốc điều trị bệnh tay chân miệng

VOV.VN - Từ tháng 4 đến nay, số ca bệnh tay chân miệng ở trẻ em khu vực ĐBSCL có xu hướng tăng mạnh, nhiều ca nhập viện ở mức độ nặng, phải hội chẩn với tuyến trên hoặc chuyển viện. Tại Cần Thơ, theo ngành chức năng, số ca bệnh tay chân miệng giảm so với cùng kỳ nhưng ca nặng lại tăng hơn kèm theo tình trạng thiếu thuốc chữa trị.

7 ca tử vong vì tay chân miệng, Bộ Y tế họp khẩn các tỉnh thành phía Nam
7 ca tử vong vì tay chân miệng, Bộ Y tế họp khẩn các tỉnh thành phía Nam

VOV.VN -   Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, khu vực phía Nam đã có 7 ca tử vong, trong sáng nay (23/6), tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành khu vực phía Nam.

7 ca tử vong vì tay chân miệng, Bộ Y tế họp khẩn các tỉnh thành phía Nam

7 ca tử vong vì tay chân miệng, Bộ Y tế họp khẩn các tỉnh thành phía Nam

VOV.VN -   Trước tình hình diễn biến phức tạp của bệnh tay chân miệng, khu vực phía Nam đã có 7 ca tử vong, trong sáng nay (23/6), tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đã chủ trì cuộc họp trực tuyến với các tỉnh thành khu vực phía Nam.