Điểm số không tạo nên giá trị con người: Học sinh cần được trang bị bản lĩnh vượt khó

VOV.VN - Trước áp lực thành tích và nỗi ám ảnh điểm số, điều quan trọng là giúp học sinh có nền tảng tâm lý vững vàng, biết phục hồi sau thất bại. Khi kết quả không như kỳ vọng, cha mẹ và thầy cô nên ứng xử thế nào? Phóng viên Báo Điện tử Tiếng nói Việt Nam đã có cuộc trao đổi với TS. Trần Thành Nam về vấn đề này.

"Học sinh cần được giáo dục để hiểu rằng giá trị của một con người không nằm ở điểm số, mà nằm ở nhân cách, năng lực thực tiễn và tinh thần học tập suốt đời..."- TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐH QGHN), thành viên Hiệp hội tâm lý giáo dục Việt Nam.

Khi điểm số trở thành gánh nặng vô hình với học sinh

PV: Thưa ông, mỗi mùa thi lại đi kèm với những lo lắng và áp lực nặng nề đối với cả học sinh và gia đình. Đáng tiếc là sau khi có kết quả, không ít vụ việc đau lòng đã xảy ra. Theo ông, đâu là nguyên nhân sâu xa của tình trạng này?

TS. Trần Thành Nam: Vâng, đây là một thực trạng kéo dài trong nhiều năm qua. Sau mỗi kỳ thi, lại có những vụ việc rất đáng tiếc xảy ra, cho thấy sự căng thẳng không chỉ đến từ học sinh mà còn cả từ phía phụ huynh và xã hội. Điều đáng nói là thái độ của cộng đồng vẫn chưa thay đổi đáng kể. Việc thi đỗ vào một trường THPT công lập ở các thành phố lớn vẫn bị xem như một điều kiện “bắt buộc”, một ngưỡng “phải vượt qua”.

Dẫu gần đây xã hội đã bắt đầu cởi mở hơn trong việc chấp nhận các con đường học nghề, hay không nhất thiết phải vào đại học, thì học nghề ngay sau cấp II vẫn thường bị coi như một “sự thất bại”, đặc biệt nếu không đỗ trường công. Điều này tạo nên một áp lực ngầm rất lớn, vô hình nhưng nặng nề với cả phụ huynh và học sinh.

PV: Hiện nay, ngoài áp lực học tập, nhiều học sinh còn chịu ảnh hưởng từ môi trường xã hội và mạng xã hội. Ông đánh giá thế nào về những yếu tố này đối với sức khỏe tâm lý của học sinh sau kỳ thi?

TS. Trần Thành Nam: Trong bối cảnh xã hội quay cuồng với áp lực kinh tế, việc tìm được một hướng đi phù hợp cho các em càng trở nên cấp thiết. Một điều nữa là mặc dù Việt Nam đã có nhiều thành tích trong bảo vệ trẻ em và nâng cao chất lượng giáo dục, thì những vấn đề tâm lý học đường vẫn còn. Các bạn trẻ ngày nay – thế hệ Gen Z – dường như có sức chịu đựng kém hơn. Việc dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội khiến các em thiếu kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp và khả năng ứng phó với thất bại.

Chỉ một cú trượt nhỏ cũng có thể bị nhìn nhận như mất thể diện. Văn hóa “phông bạt”, thành tích, và khoe mẽ trên mạng xã hội khiến giá trị cá nhân bị quy chiếu hoàn toàn qua điểm số và thứ hạng. Điều này vô tình đẩy học sinh vào khủng hoảng khi kết quả không như mong đợi.

Cần một nền tảng tâm lý vững vàng để vượt những kỳ thi của cuộc đời

PV: Vậy phụ huynh cần làm gì để đồng hành cùng con trong thời điểm nhạy cảm này?

TS. Trần Thành Nam: Trước hết, cha mẹ cần học cách kiểm soát cảm xúc của chính mình. Khi con không đạt được nguyện vọng, nếu phụ huynh phản ứng bằng sự im lặng lạnh lùng, trách móc, hoặc thất vọng ra mặt, thì sẽ vô tình khoét sâu vào nỗi tổn thương tinh thần của trẻ.

Tiếp theo, phụ huynh cần ngồi lại với con để chia sẻ các phương án. Không đỗ trường công không đồng nghĩa với việc hết đường học. Điều quan trọng là cùng con nhìn lại năng lực thực tế, từ đó chọn ra những hướng đi phù hợp. Hãy để con được nói lên mong muốn thật sự của mình, đừng áp đặt.

Ngay cả khi chưa chọn được phương án “tối ưu”, thì việc chọn một phương án “hợp lý” – phù hợp với điều kiện, năng lực, tâm thế – vẫn là điều cần thiết để giúp con ổn định tâm lý và tránh cảm giác hụt hẫng. Trẻ cần hiểu rằng bất cứ tình huống nào cũng có ít nhất ba đến bốn hướng đi khác nhau, không ai bị đẩy đến ngõ cụt chỉ vì một kỳ thi.

PV: Theo ông, sau khi kỳ thi kết thúc, làm thế nào để học sinh không rơi vào tâm trạng hụt hẫng hay tự ti nếu kết quả không như kỳ vọng?

TS. Trần Thành Nam: Một trong những cách hữu hiệu nhất là giúp các em “bận rộn một cách có ích”. Khi các em được tham gia vào các hoạt động trải nghiệm, học kỹ năng sống, hoặc tìm hiểu những lựa chọn nghề nghiệp cụ thể, thì tâm trí sẽ bớt sa đà vào cảm giác thất bại và lo âu.

Hiện nay, có nhiều mô hình giáo dục tích hợp giữa học văn hóa và học nghề – ví dụ như các trường trung học phổ thông kỹ thuật. Đây là lựa chọn rất đáng cân nhắc trong bối cảnh thị trường lao động đang thay đổi mạnh mẽ.

Thêm vào đó, cần xây dựng lòng tự trọng và giá trị nội tại ở học sinh. Đừng chỉ ca ngợi thành tích, hãy khích lệ trẻ tự hào vì những phẩm chất như: tử tế, chăm chỉ, biết giúp đỡ người khác, biết tự học... Những giá trị này không phụ thuộc vào điểm số, nhưng lại theo các em suốt đời.

PV: Ngoài những yếu tố cá nhân và gia đình, kỳ thi năm nay có gì đặc biệt khiến áp lực gia tăng?

TS. Trần Thành Nam: Một điểm quan trọng là sự thay đổi trong cách thức thi – chuyển từ đánh giá nội dung sang đánh giá năng lực – đã khiến nhiều người cảm thấy bất định. Do chưa quen với thể thức mới, cả học sinh, phụ huynh và giáo viên đều lo lắng, chưa kịp điều chỉnh phương pháp ôn tập hay định hướng học tập dài hạn. Điều này làm cho tâm lý chuẩn bị không đủ vững, dẫn đến sự bất an bao trùm.

Áp lực kỳ thi không còn chỉ đến từ nội dung đề thi, mà còn đến từ sự phản ứng dây chuyền của cả xã hội trước những thay đổi. Điều này vô hình trung đẩy kỳ thi lên thành một “sự kiện xã hội” hơn là một hoạt động đánh giá học tập đơn thuần.

PV: Trong bối cảnh học sinh ngày càng chịu nhiều áp lực từ học tập và thi cử, theo ông, giải pháp căn cơ nhất để hỗ trợ các em là gì?

TS. Trần Thành Nam: Trước hết, tôi cho rằng trách nhiệm của xã hội không phải là xóa bỏ áp lực, bởi áp lực là một phần tất yếu của cuộc sống. Điều quan trọng hơn là phải trang bị cho học sinh một nền tảng tâm lý đủ vững để có thể chịu đựng và vượt qua những áp lực ngày càng lớn.

Giải pháp không nên chỉ dừng ở việc thay đổi cấu trúc kỳ thi hay làm đề dễ hơn. Mà cần xuất phát từ gốc rễ: xây dựng năng lực thích nghi, khả năng phục hồi sau thất bại và lòng tự tin vào bản thân. Học sinh cần được giáo dục để hiểu rằng giá trị của một con người không nằm ở điểm số, mà nằm ở nhân cách, năng lực thực tiễn và tinh thần học tập suốt đời.

z6742654925711_66c9a40c77efabb4833948b86e0f9d29.jpg

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Đổi mới cần đồng bộ và có lộ trình

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 đánh dấu bước ngoặt lớn trong tiến trình đổi mới giáo dục vì đây năm đầu tiên đề thi được thiết kế theo định hướng đánh giá năng lực. Tuy nhiên, kỳ thi cũng đặt ra những yêu cầu cấp thiết về sự đồng bộ giữa đổi mới thi cử và điều kiện dạy - học.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Điểm chuẩn lớp 10 thấp: Hệ lụy từ phân luồng nửa vời và áp lực “phải thi vào THPT"
Điểm chuẩn lớp 10 thấp: Hệ lụy từ phân luồng nửa vời và áp lực “phải thi vào THPT"

VOV.VN - Điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập tại nhiều tỉnh, thành năm 2025 giảm sâu chưa từng thấy. Có nơi, chỉ cần 3 điểm thí sinh cũng đủ đỗ. Thực trạng này không chỉ khiến dư luận bất ngờ mà còn dấy lên lo ngại về chất lượng giáo dục phổ thông và chính sách phân luồng đang lộ rõ nhiều bất cập.

Điểm chuẩn lớp 10 thấp: Hệ lụy từ phân luồng nửa vời và áp lực “phải thi vào THPT"

Điểm chuẩn lớp 10 thấp: Hệ lụy từ phân luồng nửa vời và áp lực “phải thi vào THPT"

VOV.VN - Điểm chuẩn vào lớp 10 trường công lập tại nhiều tỉnh, thành năm 2025 giảm sâu chưa từng thấy. Có nơi, chỉ cần 3 điểm thí sinh cũng đủ đỗ. Thực trạng này không chỉ khiến dư luận bất ngờ mà còn dấy lên lo ngại về chất lượng giáo dục phổ thông và chính sách phân luồng đang lộ rõ nhiều bất cập.

Điểm chuẩn đại học có thể giảm, sắp xếp nguyện vọng ra sao cho chắc suất?
Điểm chuẩn đại học có thể giảm, sắp xếp nguyện vọng ra sao cho chắc suất?

VOV.VN - Với đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được đánh giá có độ khó cao hơn, đặc biệt ở môn Toán và Tiếng Anh, nhiều trường đại học dự báo điểm chuẩn năm 2025 sẽ giảm so với năm trước. Các chuyên gia khuyến nghị, thí sinh cần chiến lược thông minh trong sắp xếp nguyện vọng để tối ưu cơ hội trúng tuyển.

Điểm chuẩn đại học có thể giảm, sắp xếp nguyện vọng ra sao cho chắc suất?

Điểm chuẩn đại học có thể giảm, sắp xếp nguyện vọng ra sao cho chắc suất?

VOV.VN - Với đề thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) được đánh giá có độ khó cao hơn, đặc biệt ở môn Toán và Tiếng Anh, nhiều trường đại học dự báo điểm chuẩn năm 2025 sẽ giảm so với năm trước. Các chuyên gia khuyến nghị, thí sinh cần chiến lược thông minh trong sắp xếp nguyện vọng để tối ưu cơ hội trúng tuyển.

Sốc toàn tập: Lý do điểm chuẩn lớp 10 ở Nghệ An thấp chưa từng có
Sốc toàn tập: Lý do điểm chuẩn lớp 10 ở Nghệ An thấp chưa từng có

Nhiều trường học ở Nghệ An năm nay có điểm chuẩn lớp 10 thấp chưa từng có. Một trong những nguyên nhân là do số học sinh trên toàn tỉnh giảm gần 5.000 em.

Sốc toàn tập: Lý do điểm chuẩn lớp 10 ở Nghệ An thấp chưa từng có

Sốc toàn tập: Lý do điểm chuẩn lớp 10 ở Nghệ An thấp chưa từng có

Nhiều trường học ở Nghệ An năm nay có điểm chuẩn lớp 10 thấp chưa từng có. Một trong những nguyên nhân là do số học sinh trên toàn tỉnh giảm gần 5.000 em.