Điện Biên đẩy mạnh phát triển vùng trồng cây dược liệu

VOV.VN - Với điều kiện tự nhiên thuận lợi và những tiềm năng, lợi thế sẵn có, nhiều địa phương ở Điện Biên đang đẩy mạnh mô hình trồng cây dược liệu. Đã có những tín hiệu tích cực từ thực tế, qua đó góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hướng đến thoát nghèo cho người dân.

Ở độ cao hơn 1.200m so với mực nước biển, thung lũng Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên có khí hậu mát mẻ, phù hợp để trồng các loại sâm và cây dược liệu. Tận dụng lợi thế đó, Hợp tác xã 7/5 đã trồng thử nghiệm hơn 2ha cây dược liệu, trong đó tập trung vào nghiên cứu về cây sâm.

Ông Phạm Công Thành, Chủ nhiệm Hợp tác xã cho biết: Những cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu, Đẳng Sâm, Cát Sâm dù mới đưa vào nhân giống chưa lâu nhưng đã phát triển khá tốt. Kết quả bước đầu này cho thấy, vùng đất Thèn Pả có điều kiện phù hợp để phát triển cây dược liệu. Từ đó mở ra tín hiệu tích cực từ một giống cây trồng mới có thể nhân rộng thành vùng nguyên liệu; góp phần vào việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân địa phương.

"Hợp tác xã đang nghiên cứu, đưa vào các nhóm dược liệu liên quan đến cây sâm như các dòng sâm: Sâm Lai Châu, Cát Sâm, Đẳng Sâm, các dòng cây Đương Quy, Thất Diệp, thậm chí là có thử nghiệm cả Sâm Hàn. Bước đầu tiên là sẽ trồng thử nghiệm, sau khi thử nghiệm thành công thì sẽ phát triển ra diện rộng", ông Thành cho biết.

Với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng tương đồng với thung lũng Thèn Pả thì xã Tênh Phông (huyện Tuần Giáo) cũng đang trở thành địa điểm lý tưởng để một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân tiến hành trồng và phát triển diện tích trồng cây dược liệu.

Ông Lò Văn Cương, Bí thư Huyện ủy Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên cho biết: Hiện nay một số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đã trồng khoảng 60.000 cây Sâm Ngọc Linh, Sâm Lai Châu từ 1 - 5 năm tuổi, với tổng diện tích trên 2ha. Giống sâm này sinh trưởng, phát triển tốt đã khẳng định sự phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng khu vực.

Huyện Tuần Giáo đang tạo điều kiện thuận lợi nhất để thu hút doanh nghiệp và người dân tham gia sản xuất, nhân rộng các vùng chuyên canh dược liệu. Đồng thời, khuyến khích và hỗ trợ cho các đơn vị, nhân dân mở rộng diện tích cây dược liệu; tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi để đầu tư vùng trồng dược liệu, ứng dụng công nghệ vào quy trình canh tác nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

"Huyện Tuần Giáo sẽ tiếp tục khuyến khích người dân và các hợp tác xã để trồng dược liệu quý dưới tán rừng, làm sao đưa sản phẩm này thành thế mạnh của huyện. Hiện tại xã Tênh Phông là một trong những vùng có khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp với các loại cây dược liệu quý. Đây sẽ là thế mạnh, là sản phẩm của huyện, vì vậy huyện sẽ tạo điều kiện hết sức cho các đơn vị phát triển. Ngoài ra thực hiện theo Quyết định 1719 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 cũng đã có chương trình này, vì vậy hoàn toàn có thể thực hiện được", ông Chương cho biết thêm.

Trong tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 nhấn mạnh đến mục tiêu đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý nhằm hình thành hệ thống chuỗi giá trị phát triển dược liệu quý; hình thành ý thức nuôi trồng dược liệu theo chuỗi giá trị và bảo tồn nguồn gien dược liệu đảm bảo các quy trình và tiêu chuẩn quản lý chất lượng; kết hợp bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Đây là cơ sở để Lai Châu đẩy mạnh mô hình trồng cây dược liệu mở ra hướng mới thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Bà Chu Thị Thanh Xuân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên cho biết: Với khoảng 70% diện tích đất tự nhiên là đất nông, lâm nghiệp và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, tỉnh Điện Biên có điều kiện thuận lợi để phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp, trong đó có các loại cây dược liệu.

Thời gian qua, một số huyện như: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Nhé và Nậm Pồ đã tận dụng các lợi thế, điều kiện tự nhiên để phát triển thành vùng trồng cây dược liệu. Đến nay, diện tích trồng cây dược liệu trên địa bàn toàn tỉnh ước đạt 1.250 ha; với các loại cây như: Sa Nhân, Sơn Tra, Tam Thất và các loại Sâm...

"Diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh hiện nay vẫn đang rất lớn trên 409.000ha do đó có nhiều điều kiện để phát triển cây lâm sản ngoài gỗ trong đó có cây sâm. Hiện nay cũng đang phát triển rất tốt do đó các mô hình cần được nhân rộng để phát triển trong thời gian tiếp theo", bà Xuân nói.

Hiện tỉnh Điện Biên đã xây dựng phương án phát triển vùng trồng dược liệu quý trên địa bàn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, sẽ phát triển vùng trồng cây dược liệu quý có quy mô, diện tích vùng dược liệu khoảng gần 4.000ha. Với mục tiêu bảo tồn, phát huy giá trị của cây dược liệu, từng bước tạo chuyển biến về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại thu nhập ổn định cho người dân địa phương từ canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới
Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới

VOV.VN - Theo Kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu, tập trung ở các xã Quảng Nhâm, A Roàng, Hồng Bắc. Mô hình gắn liền với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững (dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới

Hiệu quả bước đầu dự án trồng cây dược liệu ở vùng đất A Lưới

VOV.VN - Theo Kế hoạch phát triển dược liệu giai đoạn 2021-2025, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế quy hoạch 360ha vùng trồng dược liệu, tập trung ở các xã Quảng Nhâm, A Roàng, Hồng Bắc. Mô hình gắn liền với phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững (dự án 3) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số
Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ 29/11 đến 1/12, tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông), Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

Xây dựng phát triển dược liệu vùng dân tộc thiểu số

VOV.VN - Từ 29/11 đến 1/12, tại huyện Đắk Glong (Đắk Nông), Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương phối hợp với Cục Quản lý y, dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Hội thảo tập huấn chia sẻ kinh nghiệm truyền thông nâng cao xây dựng phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, vùng trồng dược liệu quý, thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Nam Dược có vùng trồng dược liệu chuẩn, nâng tầm thương hiệu quốc gia
Nam Dược có vùng trồng dược liệu chuẩn, nâng tầm thương hiệu quốc gia

VOV.VN - Ngày nay, sự quan tâm đến dược liệu sạch đã trở nên cấp thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh. Nam Dược hiện là một trong những công ty dược có diện tích vùng trồng đạt chuẩn quốc tế lớn trong nước.

Nam Dược có vùng trồng dược liệu chuẩn, nâng tầm thương hiệu quốc gia

Nam Dược có vùng trồng dược liệu chuẩn, nâng tầm thương hiệu quốc gia

VOV.VN - Ngày nay, sự quan tâm đến dược liệu sạch đã trở nên cấp thiết bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh. Nam Dược hiện là một trong những công ty dược có diện tích vùng trồng đạt chuẩn quốc tế lớn trong nước.