Doanh nghiệp có lãi trốn đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý hình sự?

VOV.VN - Trước việc doanh nghiệp nợ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, có ý kiến đề nghị xử lý hình sự và tăng mức xử phạt.

Sáng 1/8, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức hội nghị đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội.

 

Đối thoại chính sách trong sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội- Ảnh Phương Thoa.

Tại hội nghị, các đại biểu khẳng định: việc sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội lần này hướng đến 2 mục tiêu: đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, đặc biệt là bảo hiểm xã hội tự nguyện, tăng thời gian làm việc, giảm số lượng người hưởng trợ cấp một lần và thực hiện nguyên tắc đóng- hưởng để đảm bảo cân bằng quỹ bảo hiểm xã hội thông qua việc điều chỉnh công thức tính lương hưu, mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội; mục tiêu thứ hai là đổi mới hoạt động của tổ chức bảo hiểm xã hội.

Theo bà Nguyễn Nguyệt Nga, chuyên viên cao cấp Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, hệ thống hưu trí ở Việt Nam hiện còn nhiều tồn tại như: việc thu tiền đóng bảo hiểm chưa hiệu quả; tỷ lệ tuân thủ chỉ đạt 60-65% ở khu vực chính thức; các chế tài chưa đủ mạnh; tỷ lệ lãi đầu tư quỹ hưu trí chưa đạt hiệu quả, thấp hơn tăng trưởng trung bình của GDP và tỉ lệ lạm phát...

Ngoài ra, người lao động Việt Nam về hưu khi còn rất trẻ so với thế giới, kể cả so với các nước đang phát triển. Bà Nguyễn Nguyệt Nga nêu ý kiến: “Tăng tuổi nghỉ hưu sẽ chỉ là một trong các giải pháp để giải quyết vấn đề về thâm hụt quỹ thôi. Trong Luật này đã đưa về lộ trình tăng tuổi nghỉ hưu đề xuất hiện nay đã phù hợp với thông lệ quốc tế, nhưng mức độ khiêm tốn và lộ trình cũng chậm. Vì vậy, định hướng để đổi mới chính sách cần tăng tính bền vững của chế độ hưu trí hiện tại, cải cách hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội của Việt Nam và mở rộng độ bao phủ”.

Theo ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, hiện nay tình trạng doanh nghiệp nợ, chậm đóng bảo hiểm xã hội đang diễn ra phổ biến, 50% doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm xã hội và số tiền nợ bảo hiểm đến 30/4/2014 là hơn 12.400 tỷ đồng, làm ảnh hưởng đến nguồn thu quỹ và quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. 

Về vấn đề này, bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: Dự thảo luật Bảo hiểm xã hội lần này sẽ tăng cường việc kiểm tra, xử phạt với các doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

“Lần này chúng ta cũng tăng thẩm quyền cho tổ chức bảo hiểm xã hội, hoặc nếu hệ thống pháp luật đang có thì chúng ta có thể tăng thẩm quyền cho các biên bản thẩm tra hiện có, hòa chung công tác thanh tra kiểm tra hiện có của các cơ quan quản lý nhà nước ở mức độ hợp lý hơn. Chúng ta sẽ đưa ra những xử lý và chế tài mạnh mẽ hơn như tội chiếm dụng, trốn đóng của các doanh nghiệp làm ăn có lãi, có điều kiện mà vẫn trốn đóng thành tội hình sự và tăng mức xử phạt”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hội thảo tham vấn về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Hội thảo tham vấn về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

VOV.VN -Theo các đại biểu, cần có lộ trình thực hiện mở rộng đối tượng BHXH với chỉ tiêu từng năm

Hội thảo tham vấn về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Hội thảo tham vấn về Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

VOV.VN -Theo các đại biểu, cần có lộ trình thực hiện mở rộng đối tượng BHXH với chỉ tiêu từng năm

Nhiều vướng mắc nảy sinh sau 2 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội
Nhiều vướng mắc nảy sinh sau 2 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội

Số người tham gia tăng, hệ thống văn bản hướng dẫn đã được ban hành đầy đủ, rõ ràng… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong thực hiện, như tình trạng nợ đọng và chậm đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp còn phổ biến

Nhiều vướng mắc nảy sinh sau 2 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội

Nhiều vướng mắc nảy sinh sau 2 năm thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội

Số người tham gia tăng, hệ thống văn bản hướng dẫn đã được ban hành đầy đủ, rõ ràng… Tuy nhiên, vẫn còn nhiều bất cập trong thực hiện, như tình trạng nợ đọng và chậm đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp còn phổ biến