Đổi mới công ty nông, lâm nghiệp tại Đắk Lắk chưa đạt yêu cầu

VOV.VN - Đắk Lắk là tỉnh có nhiều công ty nông lâm nghiệp nhất cả nước nhưng việc sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động các công ty còn nhiều bất cập. Tình trạng tranh chấp, khiếu kiện, xung đột về đất đai diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những điểm nóng an ninh trật tự.

Ngày 14/5, Tỉnh uỷ Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 30 năm 2014 của Bộ Chính trị. Theo báo cáo, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk có 46 công ty nông lâm nghiệp. Trong đó, tỉnh quản lý 25 công ty (10 công ty nông nghiệp, 15 công ty lâm nghiệp) thuộc trường hợp sắp xếp, đổi mới theo các Nghị quyết của Trung ương. Sau khi thực hiện phương án sắp xếp, đổi mới, Đắk Lắk hiện còn 23 công ty, quản lý, sử dụng gần 220.000ha đất.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, có 6 công ty đã cổ phần hoá, 1 công ty chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên và 3 công ty giải thể. Về lâm nghiệp, có 6 công ty nhà nước giữ 100% vốn điều lệ, 8 công ty chuyển sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, 1 công ty chuyển thành ban quản lý rừng phòng hộ.

Tỉnh uỷ Đắk Lắk nhận định, sau sắp xếp, đổi mới, các công ty nông nghiệp đều hoạt động kém hiệu quả, đời sống cán bộ, công nhân viên và người nhận khoán không được cải thiện, lãng phí đất đai. Phần lớn các công ty lâm nghiệp chưa có sự chuyển biến về cơ chế quản lý, phương thức hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong khi đó, tình trạng tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến đất đai, hợp đồng khoán tại các công ty diễn biến phức tạp. Thiếu tướng Lê Vinh Quy, Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk nêu thực tế: “Từ năm 2014 đến nay đã xảy ra 34 vụ tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến 24 công ty nông nghiệp. Trong đó có 8 vụ đang có diễn biến phức tạp. Bên cạnh đó, tình trạng phá rừng, xâm canh, lấn chiếm đất đai trái phép diễn ra trên nhiều địa bàn, diện tích bị lấn chiếm lớn với hơn 23.000ha. Tiềm ẩn yếu tố phức tạp về an ninh trật tự”.

Hội nghị đã nêu ra hàng loạt nguyên nhân dẫn đến việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp tại Đắk Lắk kém hiệu quả. Theo đó, một số chính sách, quy định còn bất cập, thiếu sót, làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người nhận khoán. Hệ thống cơ sở dữ liệu về đất đai, về rừng chưa hoàn thiện, chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Các công ty nông lâm nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ đất và rừng được giao. Một số công ty tự ý thoả thuận cho các tổ chức, cá nhân thuê lại đất khi chưa có chủ trương của tỉnh. Việc rà soát quỹ đất để chuyển giao về cho địa phương quản lý thực hiện chưa phù hợp dẫn đến khiếu nại kéo dài.

Trong khi đó, tại một số công ty thực hiện cổ phần hoá, việc xác định và đưa giá trị tài sản là vườn cây của người nhận khoán vào giá trị doanh nghiệp và xử lý việc mua cổ phần của người nhận khoán chưa được xem xét theo quy định pháp luật. Việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa đáp ứng được yêu cầu. Phương án khoán giữa mô hình cũ- công ty nhà nước và mô hình mới- công ty cổ phần hoá có sự khác biệt, gây ra những phản ứng tiêu cực.

Ông Nguyễn Đình Trung, Bí thư Tỉnh uỷ Đắk Lắk cho rằng, đã đến lúc tỉnh phải thẳng thắn nhìn nhận về thực trạng các công ty nông lâm nghiệp để có những giải pháp và những kiến nghị xác đáng gửi đến Bộ Chính trị, Chính phủ, Quốc hội. Theo đó, Đắk Lắk thừa nhận, việc sắp xếp, đổi mới các công ty nông lâm nghiệp thời gian qua chưa đạt được các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 30 năm 2014 của Bộ Chính trị.

“Thực trạng hiện nay có nhiều công ty được Nhà nước giao đất nhưng không sử dụng hoặc sử dụng lãng phí, nhưng họ không tự nguyện trả lại thì mình không thu hồi được, không giao để lập các dự án để kêu gọi đầu tư hoặc giao cho doanh nghiệp khác được. Luật Đất đai thu hồi đất không có trường hợp này. Thực tế đặt ra như thế thì phải kiến nghị với Quốc hội là trong những trường này phải cho phép thu hồi đất" - ông Nguyễn Đình Trung nói.

Trong thời gian chờ cấp thẩm quyền tổng kết Nghị quyết 30, xây dựng Nghị quyết mới, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục quán triệt, vận động, tuyên truyền thực hiện các nội dung sắp xếp, đổi mới công ty nông lâm nghiệp. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của tỉnh sẽ vào cuộc chỉ đạo thanh kiểm tra những diện tích đất đai nông lâm trường giao về cho địa phương có đúng đối tượng, có sai phạm hay không.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Buông lỏng quản lý, hàng trăm ha đất của Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc bị lấn chiếm
Buông lỏng quản lý, hàng trăm ha đất của Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc bị lấn chiếm

VOV.VN - UBND tỉnh Bắc Giang chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch UBND huyện Yên Thế và công chức Địa chính - Xây dựng tại các xã liên quan qua các thời kỳ, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý để 732 trường hợp hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất của Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc.

Buông lỏng quản lý, hàng trăm ha đất của Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc bị lấn chiếm

Buông lỏng quản lý, hàng trăm ha đất của Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc bị lấn chiếm

VOV.VN - UBND tỉnh Bắc Giang chỉ rõ trách nhiệm chính thuộc về Chủ tịch UBND huyện Yên Thế và công chức Địa chính - Xây dựng tại các xã liên quan qua các thời kỳ, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong quản lý để 732 trường hợp hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất của Công ty Lâm nghiệp Đông Bắc.

Một công ty lâm nghiệp tại Bình Định để người dân lấn, chiếm hơn 9ha đất rừng
Một công ty lâm nghiệp tại Bình Định để người dân lấn, chiếm hơn 9ha đất rừng

VOV.VN - Trong thời gian được giao được quản lý, bảo vệ rừng, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn, đóng tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định để người dân lấn, chiếm trái phép hơn 9 héc ta đất rừng.

Một công ty lâm nghiệp tại Bình Định để người dân lấn, chiếm hơn 9ha đất rừng

Một công ty lâm nghiệp tại Bình Định để người dân lấn, chiếm hơn 9ha đất rừng

VOV.VN - Trong thời gian được giao được quản lý, bảo vệ rừng, Công ty TNHH Lâm nghiệp Sông Kôn, đóng tại huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định để người dân lấn, chiếm trái phép hơn 9 héc ta đất rừng.

Nỗi đau của nhà đầu tư sau cổ phần hóa các công ty nông lâm nghiệp nhà nước
Nỗi đau của nhà đầu tư sau cổ phần hóa các công ty nông lâm nghiệp nhà nước

VOV.VN - Tại Tây Nguyên, các công ty nông lâm nghiệp nhà nước đang quản lý một diện tích đất rất lớn, lên đến gần 1,2 triệu ha. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Thế nhưng, trái với nguồn lực và sự kỳ vọng, các công ty nông lâm nghiệp ở đây lại hoạt động kém hiệu quả.

Nỗi đau của nhà đầu tư sau cổ phần hóa các công ty nông lâm nghiệp nhà nước

Nỗi đau của nhà đầu tư sau cổ phần hóa các công ty nông lâm nghiệp nhà nước

VOV.VN - Tại Tây Nguyên, các công ty nông lâm nghiệp nhà nước đang quản lý một diện tích đất rất lớn, lên đến gần 1,2 triệu ha. Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế ở Tây Nguyên. Thế nhưng, trái với nguồn lực và sự kỳ vọng, các công ty nông lâm nghiệp ở đây lại hoạt động kém hiệu quả.