Đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá

VOV.VN -Đó là phát biểu của ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao tại buổi tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49...

Chiều 14/8, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết 8 năm thực hiện Nghị quyết số 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của ngành tòa án nhân dân. Đồng chí Trương Hòa Bình, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao chủ trì hội nghị.

8 năm qua, ngành Tòa án đã giải quyết gần 1,9 triệu vụ án các loại, đạt tỷ lệ 96%. Trung bình mỗi năm, Tòa án các cấp đã tổ chức khoảng 5.0000 phiên tòa xét xử lưu động; tỷ lệ các vụ hòa giải thành công chiếm hơn 40%  tổng số vụ việc dân sự đã giải quyết.

Việc xây dựng các các dự thảo luật, pháp lệnh được thực hiện đúng tiến độ, chất lượng xét xử các vụ án tiếp tục được đảm bảo, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán thấp. Việc xét xử các vụ án hình sự cơ bản được đảm bảo đúng người, đúng tội, hạn chế thấp nhất các trường hợp kết án oan người không có tội.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao: “Ngành tòa án nhân dân xác định việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá" Ảnh minh họa (Thanh niên).

Tuy nhiên, việc thực triển khai, thực hiện Nghị quyết 49 của ngành còn tồn tại nhiều hạn chế như: Việc tổ chức quán triệt nội dung Nghị quyết ở một số đơn vị còn hình thức; việc đẩy mạnh tranh tụng tại phiên tòa, đổi mới thủ tục hành chính tư pháp tại tòa chưa thực sự toàn diện. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa nhận thức đầy đủ về công tác tòa án nên chưa có sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện cho Tòa án thực hiện nhiệm vụ cải cách tư pháp.

Ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao cho biết: “Trong thời gian tới, phương hướng trọng tâm công tác cải cách tư pháp trong ngành tòa án nhân dân xác định việc đổi mới thủ tục tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá, để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xét xử, đảm bảo các phán quyết của tòa án phải đủng pháp luật, thực sự mang lại công lý và niềm tin cho xã hội và nhân dân; xây dựng và thực hiện tốt các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém trong hoạt động xét xử của các cấp Tòa án.

Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức tòa án trong sạch, vững mạnh đề cao công tác giáo dục, chính trị, tư tưởng, bản lĩnh nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán, cán bộ công chức ngành tòa án nhân dân. Coi đây là khâu đột phá chiến lược phát triển nguồn nhân lực của ngành, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cải cách tư pháp”.

Kết luận hội nghị, thay mặt Ban chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chánh án Trương Hòa Bình đề nghị, thời gian tới ngành tòa án tiếp tục chủ động tham gia nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị những vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp. Đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu và xây dựng dự án luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi); triển khai thành lập hệ thống tóa án nhân dân theo mô hình tòa án 4 cấp, trong đó xác định tòa án là trung tâm  và hoạt động xét xử là trọng tâm trong cải cách tư pháp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Kết quả 5 năm đưa Nghị quyết 49 vào cuộc sống
Kết quả 5 năm đưa Nghị quyết 49 vào cuộc sống

Công tác tư pháp, xử lý tội phạm đã đạt nhiều kết quả cả về số vụ và chất lượng, hạn chế oan sai

Kết quả 5 năm đưa Nghị quyết 49 vào cuộc sống

Kết quả 5 năm đưa Nghị quyết 49 vào cuộc sống

Công tác tư pháp, xử lý tội phạm đã đạt nhiều kết quả cả về số vụ và chất lượng, hạn chế oan sai

Ông Uông Chu Lưu làm việc với Ninh Thuận về Nghị quyết 49
Ông Uông Chu Lưu làm việc với Ninh Thuận về Nghị quyết 49

Ông Uông Chu Lưu đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 49 tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, ngành, nhân dân trong tỉnh.

Ông Uông Chu Lưu làm việc với Ninh Thuận về Nghị quyết 49

Ông Uông Chu Lưu làm việc với Ninh Thuận về Nghị quyết 49

Ông Uông Chu Lưu đánh giá việc thực hiện Nghị quyết 49 tạo sự chuyển biến trong nhận thức của các cấp, ngành, nhân dân trong tỉnh.