Đời sống bấp bênh của hàng chục nghìn nữ công nhân thật đáng lo ngại

VOV.VN -DN chỉ sử dụng lao động trong 10 năm đầu rồi sa thải. Những lao động nữ này không thể tìm được việc làm ở DN khác vì đã lớn tuổi.

Sau loạt bài “Khoảng tối ở khu công nghiệp”, đăng tải trên VOV.VN, nói về cuộc sống của những nữ công nhân trong các KCN, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng. Ông Tùng cho rằng: “Các phóng viên, xã hội, các nhà quản lý cần có cách nhìn tích cực hơn để thấy những đóng góp của họ cho phát triển kinh tế và sẻ chia những khó khăn, thông cảm với chị em tìm cách chung tay giúp họ vượt qua, chứ chỉ chê trách không thì rất tội cho họ”.

"Thực sự đời sống công nhân lao động cần được quan tâm nhiều hơn" - ông Đặng Ngọc Tùng

PV: Khi nhìn thấy vấn đề như vậy thì Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có hướng giải quyết như thế nào, thưa ông?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Ban Nữ công Tổng Liên đoàn TLĐVN đã có rất nhiều chỉ đạo với công đoàn các cấp về vấn đề lao động nữ, về công tác nữ công, vệ sinh phụ nữ, hôn nhân trước gia đình… Chúng tôi có hệ thống Ban nữ công phụ trách việc này nhưng chưa thể sát sao tất cả mọi nơi, mọi ngóc ngách như mong muốn, chúng tôi vẫn còn hạn chế nhất định.

Chúng tôi đã đi thực tế nhiều KCN ở nhiều nơi của đất nước và thấy bức xúc nhiều việc. Tôi không phủ nhận nội dung các bài viết này nhưng nghĩ rằng không phải sự thật nào đưa lên báo chí đều tốt cả mà nên cần đưa ra ở đâu để có lợi chung cho xã hội và tốt cho chị em hơn, tôi nghĩ rằng vừa đưa ra ở góc độ đó, vừa đứng ở sự cảm thông với chị em hơn để thấy rằng, có nhiều việc chính quyền phải ra tay giải quyết.

Thực tế hiện nay, KCN chỉ lo một vấn đề là sản xuất, còn chưa quan tâm đúng - đủ đến qui hoạch nhà ở, đời sống công nhân, nhà trẻ, mẫu giáo đến đời sống văn hóa tinh thần, thực trạng của lao động nam – nữ… như thế nào.

Các giải pháp đã được đưa ra nhưng chưa triệt để. Hơn nữa, không phải tất cả các cấp chính quyền nhìn thấy hết vấn đề, sự việc như vậy và quan tâm giải quyết. Thực sự đời sống công nhân lao động cần được quan tâm nhiều hơn. Đó là nguồn nhân lực rất quý cho xã hội chứ không nên chỉ tập trung vào nguồn vốn tư bản. Chúng ta đang chú trọng quá nhiều vào nguồn vốn,it quan tâm đến nguồn nhân lực, nhưng thực tế đòi hỏi chúng ta phải quan tâm toàn diện đến đời sống công nhân, lao động.

PV: Ông nhìn thấy tương lai nào cho các lao động nữ ở các KCN hiện nay, thưa ông?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Các cháu nữ công nhân hiện nay đa số ở nông thôn ra thành phố tìm việc làm, chủ yếu là lao động chân tay, nghề chuyên sâu chưa có. Các DN tuyển vào, huấn luyện một thời gian ngắn để làm việc trong các dây chuyền lắp ráp điện, điện tử, dệt may, da giày… Có một điều là những chị em này không phải sẽ được làm công nhân suốt cuộc đời. Các DN chỉ sử dụng trong giai đoạn sức lao động của công nhân tốt nhất. Đến ngoài 30 tuổi là DN đã bắt đầu thải loại họ rồi. Các DN lại tính toán rất kỹ, chỉ ký hợp đồng lao động ngắn hạn và nhiều lần như vậy để dễ sa thải.

Trong khoảng từ 10 đến 15 năm làm việc ở nhà máy, suốt ngày quần quật mấy chị em với nhau, họ không có điều kiện tiếp xúc, ít tiếp cận được với những người bạn khác giới nên không thể lập gia đình được. Khi trở về thì đã lớn tuổi rồi, cho nên nhiều người muốn có đứa con về nuôi… tương lai của họ thật chênh vênh.

Bây giờ, cán bộ công chức làm việc 40 giờ/tuần, trong khi công nhân làm việc ở DN là 48 giờ. Đã thế rồi, DN yêu cầu phải tăng ca, tăng giờ liên tục 300 giờ làm thêm/năm, giới chủ còn yêu cầu 600 giờ. Quanh năm, ngày tháng, nếu các cháu ở ngay trong nhà máy thì không nói làm gì, còn những người ở nhà trọ thì phải mất thời gian đi lại nữa, chưa nói kẹt xe… thì chả còn mấy thời gian để nghỉ ngơi, hưởng thụ đời sống văn hóa. Trong khi đó, lương thì thấp nên các cháu phải xin làm thêm giờ để có thêm đồng tiền đủ trang trải cuộc sống. Giới chủ lại dựa vào đây để nói rằng công nhân tự nguyện xin tăng ca… Tương lai các cháu thật bấp bênh.

PV: Vậy có gì để đảm bảo cho cuộc sống của họ sau khi không được các nhà máy này tuyển dụng nữa, cụ thể là chế độ bảo hiểm xã hội, thưa ông?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Khi sửa Bộ Luật Lao động, tổ chức công đoàn có ý kiến là lần đầu thử việc, lần 2 hợp đồng thời hạn 3 năm và lần 3 phải là hợp đồng không kỳ hạn nhưng không được chấp nhận. Chúng tôi chứng minh rằng, DN chỉ sử dụng lao động trong 10-15 năm đầu còn sau đó là thải ra ngoài (công nhân dùng từ là thay máu). Nếu thải ra ngoài thì những lao động nữ này không thể tìm được việc làm ở DN khác vì đã lớn tuổi. Cuối cùng họ phải về quê làm ruộng hay buôn bán. Thế thì họ cần một khoản tiền đóng BHXH lĩnh một lần để về quê có vốn làm ăn, phục vụ cuộc sống. Nhưng có ý kiến cho rằng, làm như vậy không ổn nên không cho họ nhận tiền mà để họ xin công việc khác hay để đến tuổi nghỉ hưu mới được lĩnh tiền. Trong khi đó, theo nguyện vọng công nhân thì hầu như 100% công nhân khi bị ra khỏi dây chuyền sản xuất chỉ mong nhận được khoản tiền đã đóng bảo hiểm xã hội bao năm đấy để về quê có tiền tự sản xuất…

Luật BHXH đang sửa đổi lại không theo hướng này mà bắt nữ phải 55 tuổi mới được nhận tiền. Về lý thuyết thì rất hay nhưng không đúng với thực tế và nguyện vọng người lao động.

PV: Khi chúng tôi đến một số KCN, lãnh đạo một số Ban quản lý nói rằng, nhiều DN FDI đã trả lương cho công nhân cao hơn mức lương tối thiểu?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Đúng là tất cả các DN đều trả lương cho người lao động trên lương tối thiểu qui định (vì lương tối thiểu còn thấp hơn mức sống tối thiểu từ 30-35%). Nếu trả theo đúng lương tối thiểu thì không công nhân nào làm việc cho họ. Tuy nhiên, phải thấy rõ rằng, họ trả cao hơn dưới dạng: Hợp đồng ghi trên mức lương tối thiểu một chút, nhưng trả lương cao hơn dưới dạng phụ cấp (để đóng BHXH ít) ví dụ ở vùng 4 là 1,9 triệu thì không ai làm, mà trả ở mức 3-4 triệu đồng/tháng, nhưng hợp động ghi 2 triệu số tiền cao hơn này họ ghi là phụ cấp chuyên cần 800.000 đồng. Ai làm đủ 26 ngày thì mới được nhận số tiền này, làm không đủ thì bị trừ. Thứ hai, là phụ cấp tiền xe 500.000 đồng nữa. Thứ 3 là phụ cấp tiền nhà 500.000 đồng hoặc đặt ra các loại phụ cấp khác. Có loại phụ cấp này cộng lại thì được thêm 1,8 triệu đồng. Nhưng tại sao DN lại cứ trả theo cách này? Để họ trốn tiền nộp bảo hiểm cho công nhân. Tổng Liên đoàn Lao động kiên quyết phản đối việc này, vì bản chất các loại tiền này là lương. Trên thế giới có ai làm cách này đâu. Suốt đời công nhân đóng tiền BHXH trên tiền lương tối thiểu rồi khi về nghỉ hưu thì mức hưởng thấp, không thể sống nổi. Cho nên, công đoàn cứ kiến nghị nhưng “mấy ông” nói là trong giai đoạn này khó khăn kinh tế doanh nghiệp đang khó nên cứ tạm thế này, nhưng làm theo cách này thì công nhân thiệt thòi.và mức lương tối thiểu cứ mãi xa rời với mức sống tối thiểu, và thiệt thòi cứ đổ dồn trên đầu người lao động.

PV: Nhưng theo cảm nhận của ông, công nhân có nhận thức được rằng họ đang phải sống kham khổ?

Ông Đặng Ngọc Tùng: Các cháu ở nông thôn làm ruộng thì ít có đồng ra, đồng vào. Đi làm khổ thế nhưng còn có đồng tiền, thậm chí còn dành dụm gửi tiền về cho cha mẹ. Các cháu rất tiết kiệm, dè sẻn.

Xót xa nữa, có những cháu yêu nhau, xây dựng gia đình, có con nhưng  không đủ tiền nuôi con phải gửi con về quê cho ông bà nuôi. Ở thành phố, có đứa con thì cả nhà cùng vun đắp cho con, còn các cháu phải cắn răng xa con, đưa con về quê nhờ ông bà chăm sóc.

Trong khi đó, các KCN hầu như không có nhà trẻ. Bây giờ kêu nhiều cũng đã bắt đầu làm nhưng chưa nhiều lắm. Cũng có DN có tấm lòng nhưng không phải tất cả. Nhưng đa số họ vì lợi nhuận là trên hết.

DN thì luôn nói nhân lực là nguồn vốn quý nhất nên lúc nào cũng phải chăm sóc tốt nhất. Thế nhưng, khi công đoàn đề nghị tăng bữa trưa từ 15.000 đồng lên 25.000 đồng thì các ông chủ bảo khó khăn quá để nghiên cứu xem xét thêm.

Xuống dưới nhà máy, thấy các cháu công nhân ốm yếu, vàng vọt mà xót xa. Chưa nói, thế hệ trẻ như thế thì sau này sinh con cái thế nào, chất lượng giống nòi sẽ ra sao?

PV: Xin cảm ơn ông!/.

Công nhân thiếu nhiều nhất là đời sống tinh thần. Họ làm tối mắt, không biết đến báo chí hoặc nơi nào có khu vui chơi giải trí, chiếu phim, ca nhạc. Họ cho rằng, đi ngang qua đường nhìn thấy ca nhạc, họ rẽ vào xem đó là đời sống tinh thần.

Có những khu công nhân thuê nhà ở Bình Dương, khi tôi vào thăm thì trong phòng họ có tờ báo Nhân dân xuất bản năm 1990, họ đóng lại, ép lại và treo lên, coi đó là đời sống văn hóa. Cả bài dài như thế mà họ đọc thuộc bởi ngày nào họ cũng chỉ đọc 1 trang báo đó.

Tình trạng công nhân cùng làm một DN hoặc cùng làm một KCN, vợ chồng hàng tuần không nhìn thấy mặt nhau đã xảy ra rất nhiều vì việc làm ca - kip. Nhiều khi còn bị xích mích vì vợ chồng hiểu lầm nhau. Họ không có lúc nào trao đổi thông tin vắn với nhau chứ đừng nói đến tình cảm.

DN kéo dài thời gian làm việc của công nhân khiến họ không có thời gian để nghĩ cho mình, khiến họ lãng quyên cả ý chí, tình cảm…

Chúng ta phải nghĩ đến thời hậu các KCN, công nhân ở độ tuổi 36-40, họ sẽ làm gì? Họ về quê cầm cái cuốc cũng lóng ngóng. Đó là hậu quả bi ai nhất của nền công nghiệp Việt Nam.

PGS. TS Vũ Quang Thọ - Viện trưởng Viện Công nhân-Công đoàn

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hầu hết công nhân từ Libya sang Ai Cập đã lên đường về Việt Nam
Hầu hết công nhân từ Libya sang Ai Cập đã lên đường về Việt Nam

VOV.VN - Theo kế hoạch, lúc 23h35 đêm nay (14/8), 5 công nhân cuối cùng trong tổng số 682 lao động của Vinamex được sơ tán khỏi Libya đợt này.

Hầu hết công nhân từ Libya sang Ai Cập đã lên đường về Việt Nam

Hầu hết công nhân từ Libya sang Ai Cập đã lên đường về Việt Nam

VOV.VN - Theo kế hoạch, lúc 23h35 đêm nay (14/8), 5 công nhân cuối cùng trong tổng số 682 lao động của Vinamex được sơ tán khỏi Libya đợt này.

Hà Nội: Hỗ trợ học bổng cho hơn 100 con công nhân viên chức lao động
Hà Nội: Hỗ trợ học bổng cho hơn 100 con công nhân viên chức lao động

VOV.VN -103 con công nhân viên chức lao động vượt khó học giỏi được hỗ trợ học bổng, mỗi em 1 triệu đồng.

Hà Nội: Hỗ trợ học bổng cho hơn 100 con công nhân viên chức lao động

Hà Nội: Hỗ trợ học bổng cho hơn 100 con công nhân viên chức lao động

VOV.VN -103 con công nhân viên chức lao động vượt khó học giỏi được hỗ trợ học bổng, mỗi em 1 triệu đồng.

Rơi xuống núi đá, một công nhân tử vong
Rơi xuống núi đá, một công nhân tử vong

VOV.VN - Trong lúc leo lên mỏ đá Lèn Bàng, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình để khoan đá, một công nhân chẳng may trượt chân rơi xuống núi đá tử vong tại chỗ.

Rơi xuống núi đá, một công nhân tử vong

Rơi xuống núi đá, một công nhân tử vong

VOV.VN - Trong lúc leo lên mỏ đá Lèn Bàng, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình để khoan đá, một công nhân chẳng may trượt chân rơi xuống núi đá tử vong tại chỗ.

3 công nhân chết trong hồ xử lý nước thải mủ cao su
3 công nhân chết trong hồ xử lý nước thải mủ cao su

VOV.VN -Một số người hoảng hốt phát hiện 3 người của công ty chế biến mủ cao su chết trong hồ xử lý nước thải của nhà máy.

3 công nhân chết trong hồ xử lý nước thải mủ cao su

3 công nhân chết trong hồ xử lý nước thải mủ cao su

VOV.VN -Một số người hoảng hốt phát hiện 3 người của công ty chế biến mủ cao su chết trong hồ xử lý nước thải của nhà máy.

Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?
Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?

VOV.VN - Muốn làm tăng ca để có nhiều tiền nhưng nếu cứ đi làm thì không có thời gian tìm hiểu, xây dựng gia đình.

Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?

Hàng chục nghìn nữ công nhân đối diện nguy cơ ế chồng?

VOV.VN - Muốn làm tăng ca để có nhiều tiền nhưng nếu cứ đi làm thì không có thời gian tìm hiểu, xây dựng gia đình.

Công ty may người Việt ở Nga đem lại cuộc sống tốt đẹp cho công nhân
Công ty may người Việt ở Nga đem lại cuộc sống tốt đẹp cho công nhân

VOV.VN - Có không ít xưởng may của người Việt ở Nga đã đảm bảo cho công nhân của mình những điều kiện tốt nhất và được chính quyền sở tại đánh giá cao.

Công ty may người Việt ở Nga đem lại cuộc sống tốt đẹp cho công nhân

Công ty may người Việt ở Nga đem lại cuộc sống tốt đẹp cho công nhân

VOV.VN - Có không ít xưởng may của người Việt ở Nga đã đảm bảo cho công nhân của mình những điều kiện tốt nhất và được chính quyền sở tại đánh giá cao.