Đổi thay trên bản làng người Lự ở Lai Châu

VOV.VN - Vượt qua điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn của một dân tộc rất ít người, nhờ dự án "Đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn", Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, người Lự ở Bản Hon, huyện Tam Đường (Lai Châu) từng bước vươn lên trong cuộc sống.

Cách đây 5 năm, gia đình ông Vàng Văn Phát, ở bản Thẳm, xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là một trong những hộ nghèo nhất bản. Cuộc sống của 5 nhân khẩu trong gia đình chỉ trông chờ vào ít ruộng nương trồng cấy một vụ và phụ thuộc vào sức khỏe của hai vợ chồng trong những chuyến đi rừng. Thế nhưng, nhờ có chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chính sách hỗ trợ làm du lịch cộng đồng của chính quyền địa phương, gia đình đã tiếp cận để thoát nghèo và trở thành hộ khá giả ở bản.

Ông Vàng Văn Phát tâm sự, cuộc sống của bà con trong bản trước kia gắn liền với nhiều cái “không” như không đường, không điện, nước sinh hoạt… và nhiều hủ tục lạc hậu. Nhờ chính quyền vận động, bà con đã học cách trồng lúa nước, tích cực áp dụng khoa học, kỹ thuật để thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng. Giờ đây bà con còn làm du lịch, nên cuộc sống đã bớt vất vả hơn: "Trước kia đường xá rất là bẩn, nhà tranh vách nứa rất khó khăn, so với ngày trước thì bây giờ cũng tạm ổn. Về kinh tế trước kia làm nhiều nhưng sản phẩm ít, bây giờ làm ít mình chăm sóc được nên sản lượng cao hơn, nhàn hơn và thu nhập cũng cao so với trước. Bà con chuyển sang làm du lịch bây giờ cuộc sống rất tốt, phấn khởi và rất là tuyệt vời cho bà con. Con cháu bây giờ được học hành đầy đủ, nói chung là con cháu nào cũng không bỏ học nữa".

Bản Thẳm, xã Bản Hon là nơi sinh sống của hơn 40 hộ, gần 200 nhân khẩu đồng bào Lự. Khoảng 5 năm trở về trước, 100% các hộ dân thuộc diện đói nghèo. Ông Lò Văn Ón, Bí thư Chi bộ bản Thẳm chia sẻ: "Trong bản có 100% hộ gia đình người Lự tham gia các hoạt động văn hóa của dân tộc, gắn với du lịch cộng đồng. Các đồng chí trong ban ngành ở bản, đặc biệt nhất là các đồng chí đảng viên trong chi bộ đi đầu tuyên truyền để cho các hộ dân làm du lịch. Từ khi có khách du lịch về bản, cuộc sống của bà con cũng ổn định hơn. Đón khách du lịch xong rồi có hàng hóa để buôn bán nhỏ lẻ, nên sự phát triển nó cũng ổn định hơn".

Xã Bản Hon, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu có 8 bản, gần 600 hộ, hơn 2.800 nhân khẩu, trong đó đồng bào Lự chiếm hơn 90%. Để bà con dân tộc Lự có cuộc sống tốt hơn, những năm qua cấp ủy, chính quyền địa phương đã vận động bà con mở rộng diện tích lúa nước, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Đến nay, toàn xã có gần 550ha diện tích lúa, gần 500ha cây trồng các loại như: chè, mắc ca, thảo quả, cây ăn quả và đàn gia súc hơn 1.500 con.

Ông Lò Văn Giọt, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Hon, huyện Tam Đường cho biết: Định hướng của xã những năm qua là phát triển nông nghiệp hàng hóa gắn với phát triển du lịch bền vững. Đến nay xã có 4 bản người Lự làm du lịch, với hơn 20 hộ kinh doanh homestay. Để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa của du khách, xã đã phục dựng, bảo tồn nhiều nghi lễ, nghề thủ công truyền thống tại các bản làng. Nhờ đó, nhiều hộ không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên làm giàu, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống còn hơn 25% năm 2023.

"Hiện tại đối với dân tộc Lự cơ bản những phong tục, tập quán lạc hậu đã được bà con bỏ dần. Còn chúng tôi duy trì những phong tục, tập quán, những nét văn hóa riêng, như bà con vẫn ăn mặc theo lối riêng của dân tộc. Định hướng phát triển của xã thời gian tới là tuyên truyền bà con nhân dân phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung và tạo ra những sản phẩm tốt, đảm bào có thương hiệu. Để khi mà giao thông thuận lợi trong đi lại thì việc giao thương hàng hóa, cũng như là việc làm dịch vụ, rồi đi lại của bà con nhân dân được thuận lợi hơn".

Tuyến đường giao thông nối cao tốc Nội Bài – Lào Cai từ Lai Châu chạy qua hầu hết các bản làng người Lự tại xã Bản Hon, huyện Tam Đường đang dần hình thành. Màu xanh mát mắt của những triền đồi cây trồng mới, xen lẫn là bản làng màu ngói mới, những con đường bê tông trài dài sạch sẽ… đang mở ra cuộc sống no ấm cho vùng đồng bào Lự. Bản làng nơi đây đang từng ngày “thay ra đổi thịt”, với cuộc sống ngày càng đủ đầy hơn.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chương trình mục tiêu quốc gia thay đổi diện mạo nhiều buôn làng ở Lâm Đồng
Chương trình mục tiêu quốc gia thay đổi diện mạo nhiều buôn làng ở Lâm Đồng

VOV.VN - Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước về mọi mặt từ các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với ý thức tự lực vươn lên, đổi thay cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đời sống  người dân tại các bản làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng phát triển đi lên từng ngày.

Chương trình mục tiêu quốc gia thay đổi diện mạo nhiều buôn làng ở Lâm Đồng

Chương trình mục tiêu quốc gia thay đổi diện mạo nhiều buôn làng ở Lâm Đồng

VOV.VN - Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước về mọi mặt từ các chương trình mục tiêu quốc gia, cùng với ý thức tự lực vươn lên, đổi thay cách nghĩ, cách làm, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, đời sống  người dân tại các bản làng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm Đồng phát triển đi lên từng ngày.

Đổi thay ở làng Chăm Xuân Hưng
Đổi thay ở làng Chăm Xuân Hưng

VOV.VN - Đồng bào Chăm ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai sống tập trung ở ấp 4 với gần 3000 nhân khẩu, 100% đồng bào theo đạo Islam (Hồi giáo).

Đổi thay ở làng Chăm Xuân Hưng

Đổi thay ở làng Chăm Xuân Hưng

VOV.VN - Đồng bào Chăm ở xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai sống tập trung ở ấp 4 với gần 3000 nhân khẩu, 100% đồng bào theo đạo Islam (Hồi giáo).

Làng Chăm lớn nhất Đồng Nai đổi thay nhờ chính sách hỗ trợ đặc biệt
Làng Chăm lớn nhất Đồng Nai đổi thay nhờ chính sách hỗ trợ đặc biệt

VOV.VN -Từ một vùng kinh tế khó khăn với những phong tục truyền thống có phần lạc hậu, làng Chăm ở tỉnh Đồng Nai đang đổi thay từng ngày nhờ hỗ trợ đặc biệt.

Làng Chăm lớn nhất Đồng Nai đổi thay nhờ chính sách hỗ trợ đặc biệt

Làng Chăm lớn nhất Đồng Nai đổi thay nhờ chính sách hỗ trợ đặc biệt

VOV.VN -Từ một vùng kinh tế khó khăn với những phong tục truyền thống có phần lạc hậu, làng Chăm ở tỉnh Đồng Nai đang đổi thay từng ngày nhờ hỗ trợ đặc biệt.