Đồng bào Cơ Tu Quảng Nam trồng rừng gỗ lớn

VOV.VN - Những năm qua, đồng bào Cơ Tu ở vùng cao tỉnh Quảng Nam đầu tư trồng rừng, mang lại hiệu quả kinh tế, giúp bà con nâng cao thu nhập vượt khó làm giàu.

 

Tuy nhiên, bà con chủ yếu trồng rừng keo nguy cơ xói mòn đất môi trường bị xâm hại. Mấy năm gần đây, tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người trồng rừng chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn, vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường. 

Anh A Rất Vu, ở tổ dân phố A Dinh, thị trấn Prao huyện Đông Giang trồng hơn 4 héc ta keo, nhờ áp dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc nên khu rừng keo của anh đã phát triển tốt. Vụ khai thác rừng năm nay, anh A Rất Vu thu về gần 100 triệu đồng. A Rất Vu cho biết, nhờ phát triển trồng rừng, gia đình đã thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Theo anh Vu, trồng keo nguyên liệu cần ít vốn đầu tư và chỉ vất vả trong giai đoạn đầu chăm sóc. Anh A Rất Vu cho biết, hiện gia đình bắt đầu tham gia trồng rừng gỗ lớn.

  “Trước đây gia đình trồng lúa rẫy chỉ đủ ăn qua ngày, qua trồng cây keo cuộc sống cải thiện hơn. Từ khi Nhà nước có chủ trương trồng cây gỗ lớn người dân rất hưởng ứng. Chúng tôi ý định chuyển qua trồng rừng gỗ lớn để phát triển về kinh tế ổn định hơn. Chính quyền địa phương cũng rất quan tâm hỗ trợ bà con cây giống cây gỗ lớn”.

Cũng như anh A Rất Vu, chị A Lăng Thị Trang, dân tộc Cơ Tu ở xã Ka Dăng, huyện Đông Giang trồng hơn 6 héc ta keo. Chị A Lăng Thị Trang cho hay, nhờ phát triển trồng rừng, gia đình đã vươn lên khá giả. Tuy vậy, muốn thu được hiệu quả kinh tế lâu dài, chị đã chuyển qua trồng rừng gỗ lớn trên 2 ha.  

“Chuyển qua trồng cây gỗ lớn để phát triển về kinh tế ổn định hơn. Tuy thời gian quy hoạch lâu hơn so với cây keo nhưng quy ra kinh tế ổn định hơn cây keo. Trồng keo kinh tế ổn hơn so với trồng lúa, ngô, hướng định tương lai để trồng cây gỗ rừng với diện tích quy mô lớn hơn để mình phát triển. Cuộc sống của mình bây giờ khá hơn so với ngày xưa"- chị Trang nói. 

Thời gian qua, UBND huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam chú trọng mở rộng diện tích rừng sản xuất, tiếp cận hướng đầu tư nâng cao chất lượng rừng và chuyển hoá từ rừng gỗ nhỏ sang trồng gỗ lớn. Bình quân mỗi năm, địa phương này bố trí ngân sách từ 1,5 đến 2 tỷ đồng hỗ trợ người dân nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, chủ yếu tập trung trồng rừng gỗ lớn. Huyện Đông Giang đã hỗ trợ người dân trồng hơn 500 ha rừng gỗ lớn với nhiều giống cây chất lượng như dổi xanh, lim xanh, sao đen, ươi, huỳnh đàn…Huyện Đông Giang phấn đấu đến 2025 nâng tổng diện tích trồng rừng gỗ lớn lên 4.500 ha.

Ông Đỗ Hữu Tùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đông Giang cho biết: “Đây là chủ trương đúng đắn của huyện cũng như của tỉnh nhằm khuyến khích cho người dân khoanh nuôi trồng rừng tạo môi trường rừng ngày càng phát triển. Toàn huyện đã vận động cho người dân trồng một năm ít nhất là 300ha trồng rừng gỗ lớn bằng những loại cây như cây gáo vàng, cây mùng, cây sao đen, kể cả cây keo làm sao giữ được về sinh thái môi trường rừng đảm bảo và từ đó phòng chống được việc xói lở, thiên tai bão lũ. Từ đó người dân có thể bảo vệ và quản lý rừng tốt hơn, phát triển kinh tế thôi, xoá đói giảm nghèo. Sau này hiệu quả trồng rừng gỗ lớn cao hơn và đem đến cho người dân thu nhập ổn định lâu dài. Sẽ phát triển nhiều hơn rộng khắp trên địa bàn toàn huyện.”

 Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có hàng trăm hộ đồng bào Cơ Tu tham gia phát triển trồng cây keo và cho thu nhập khá ổn định. Quảng Nam đã ban ban hành nhiều cơ chế khuyến khích người trồng rừng chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn giúp người dân vừa phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường. Được biết, tỉnh Quảng Nam có hơn 769.000 ha rừng và đất quy hoạch phát triển rừng. Hằng năm, số lượng gỗ rừng trồng phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu của tỉnh khoảng 1,45 triệu mét khối, góp phần tạo việc làm, giúp người dân miền núi thoát nghèo bền vững.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trồng cây gây rừng tại đô thị xanh, sinh thái
Trồng cây gây rừng tại đô thị xanh, sinh thái

VOV.VN - Sáng 5/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk, 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển (22/11/1904 - 22/11/2024).

Trồng cây gây rừng tại đô thị xanh, sinh thái

Trồng cây gây rừng tại đô thị xanh, sinh thái

VOV.VN - Sáng 5/6, tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động hướng tới kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk, 120 năm Buôn Ma Thuột hình thành và phát triển (22/11/1904 - 22/11/2024).

Phát động trồng cây, trồng rừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Phát động trồng cây, trồng rừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Hôm nay 16/5, tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tỉnh đoàn Bạc Liêu và UBND huyện Đông Hải phát động trồng cây, trồng rừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Phát động trồng cây, trồng rừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Phát động trồng cây, trồng rừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN - Hôm nay 16/5, tại xã Điền Hải, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Tỉnh đoàn Bạc Liêu và UBND huyện Đông Hải phát động trồng cây, trồng rừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) và thực hiện Đề án trồng một tỷ cây xanh của Thủ tướng Chính phủ.

Hà Nội sẽ trồng rừng xung quanh hồ Trúc Bạch?
Hà Nội sẽ trồng rừng xung quanh hồ Trúc Bạch?

VOV.VN - Quận Ba Đình (Hà Nội) sẽ thực hiện cải tạo Vườn hoa Trúc Bạch bằng cách trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.

Hà Nội sẽ trồng rừng xung quanh hồ Trúc Bạch?

Hà Nội sẽ trồng rừng xung quanh hồ Trúc Bạch?

VOV.VN - Quận Ba Đình (Hà Nội) sẽ thực hiện cải tạo Vườn hoa Trúc Bạch bằng cách trồng thêm nhiều rặng trúc, kết hợp chỉnh trang đô thị, mở rộng không gian đi bộ, phục vụ các hoạt động quảng bá văn hóa, giới thiệu ẩm thực.