Đồng bào Tây Nguyên luôn làm theo Di chúc của Bác

VOV.VN - Nhân dân các dân tộc Tây Nguyên ngày càng phát huy tinh thần đoàn kết, vượt qua đói nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Những ngày này, đồng bào ta ở nước ngoài cũng như nhân dân cả nước, từ miền ngược đến miền xuôi đều hướng về ngày lễ trọng đại của đất nước - kỷ niệm 69 năm Quốc khánh (2/9). Đây cũng là dịp để chúng ta tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu sau 45 năm Người về cõi vĩnh hằng, đồng thời ôn lại những việc đã làm sau 45 thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người. Với tinh thần đó, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên lại thêm một lần cảm thấy Bác rất gần. 

Múa hát bên Tượng đài Bác Hồ tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (Ảnh: Công Bắc)

Đã trở thành thông lệ, cứ đến dịp Quốc khánh (2/9) hay sinh nhật Bác Hồ hoặc các ngày lễ lớn của đất nước, Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Gia Lai – Kon Tum lại tấp nập hơn, vì  có đông đồng bào Tây Nguyên về thăm.

Tại đây, cùng với tư liệu, hiện vật, hình ảnh do Trung ương cung cấp, đồng bào Tây Nguyên còn tự nguyện hiến tặng nhiều hiện vật quý, bày tỏ tình cảm trân trọng với Bác Hồ kính yêu. Trong đó, có một hiện vật đặc biệt, đó là bản Di chúc viết tay của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được một người dân ở Gia Lai khắc gỗ, hiến tặng.

Đến thăm Bảo tàng dịp này, ông Đinh Văn Ấp (dân tộc Hrê, 85 tuổi) ở thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cho biết: Ông rất vinh dự đã được gặp Bác Hồ khi còn là học sinh trường Sư phạm Miền núi ở thủ đô Hà Nội. Những lời dặn dò ân cần của Bác đã tiếp thêm sức mạnh cho ông phấn đấu học tập và trở thành thầy thuốc chữa bệnh cho nhân dân. Ông Đinh Văn Ấp luôn nhớ lời dặn dò của Bác, cố gắng đem hết kiến thức học được để phục vụ đồng bào; thực hiện đúng lời dạy "Lương y như từ mẫu" - khám bệnh, châm cứu cho bà con mà không lấy tiền.

Cùng với Bảo tàng Hồ Chí Minh – chi nhánh Gia Lai – Kon Tum, cuối năm 2012, đồng bào Tây Nguyên lại tưng bừng mở hội khánh thành Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên đặt tại Quảng trường Đại Đoàn Kết, trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

Công trình quy mô hoành tráng này thêm một lần nữa thể hiện sự quan tâm của Ðảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung và cũng là tấm lòng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên đối với Ðảng, với Bác Hồ.

Tinh thần đại đoàn kết trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được thể hiện tại đây, với 54 cột đá ba-zan, kết chặt thành hình tròn như bó đũa, tượng trưng cho 54 dân tộc Việt Nam luôn gắn bó keo sơn. Cạnh đó là bức thư Bác Hồ gửi Ðại hội các dân tộc thiểu số ở miền Nam tổ chức tại Pleiku năm 1946.

Những công trình văn hóa đặc biệt như thế này đã trở thành nơi hội tụ của đồng bào Tây Nguyên. Mỗi lần đến thăm, đồng bào lại có dịp trò chuyện, ôn lại những kỷ niệm được gặp Bác Hồ hay bày tỏ cảm xúc qua những câu chuyện kể về Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Đặc biệt là những lời căn dặn của Bác trong bản Di chúc khi nói về nhân dân lao động, có đoạn: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ,… Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hǎng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng”.

Bà M'lop luôn làm theo lời Bác dặn dò

Thực hiện di nguyện đó, nhân dân các dân tộc Tây Nguyên ngày càng phát huy tinh thần đoàn kết, cần cù lao động, nỗ lực phấn đấu vượt qua đói nghèo, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Điển hình như bà M’lop (dân tộc Ba Na) ở xã Glar, huyện Đăk Đoa, Gia Lai. Bà đã thành lập Hợp tác xã dệt thổ cẩm, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 300 xã viên, với mức thu nhập bình quân hàng tháng hơn 2 triệu đồng. Bà M’lop tâm sự, việc làm của mình cũng là chủ trương của Đảng, Nhà nước và học tập, làm theo Di chúc Bác Hồ.

Bà Phạm Thị Kim Dung, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Gia Lai cho biết, tuy Bác Hồ chưa có dịp vào thăm Tây Nguyên, nhưng tình cảm của Bác thì luôn gần gũi với đồng bào. Từ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm hết sức gian khổ, ác liệt, Bác Hồ đã luôn quan tâm đến đồng bào Tây Nguyên.

Đến thời kỳ đổi mới, xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước cũng luôn ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế - xã hội cho vùng Tây Nguyên theo như Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết rằng “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và vǎn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”. Vì vậy, ơn Bác Hồ mãi mãi trong lòng dân Tây Nguyên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bản di chúc của Nelson Mandela được công bố ngày hôm nay
Bản di chúc của Nelson Mandela được công bố ngày hôm nay

VOV.VN - Các điểm chính của bản di chúc chắc chắn sẽ được công bố.

Bản di chúc của Nelson Mandela được công bố ngày hôm nay

Bản di chúc của Nelson Mandela được công bố ngày hôm nay

VOV.VN - Các điểm chính của bản di chúc chắc chắn sẽ được công bố.

Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN -VOV, VTV, cơ quan báo chí của ngành và địa phương tổ chức các chương trình tọa đàm, giao lưu nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Người.

Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

VOV.VN -VOV, VTV, cơ quan báo chí của ngành và địa phương tổ chức các chương trình tọa đàm, giao lưu nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Người.

Di chúc của Bác Hồ tiếp sức mạnh cho toàn dân tộc đi lên
Di chúc của Bác Hồ tiếp sức mạnh cho toàn dân tộc đi lên

VOV.VN - Sáng 27/8, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. 

Di chúc của Bác Hồ tiếp sức mạnh cho toàn dân tộc đi lên

Di chúc của Bác Hồ tiếp sức mạnh cho toàn dân tộc đi lên

VOV.VN - Sáng 27/8, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo Khoa học với chủ đề: “45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. 

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa những lời lẽ bất tử
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa những lời lẽ bất tử

VOV.VN - Đây là nhận định của ông Evgeni Kobelev, một nhà nghiên cứu Việt Nam và nhiều năm học tập, công tác tại Việt Nam.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa những lời lẽ bất tử

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh hàm chứa những lời lẽ bất tử

VOV.VN - Đây là nhận định của ông Evgeni Kobelev, một nhà nghiên cứu Việt Nam và nhiều năm học tập, công tác tại Việt Nam.

Di chúc của Bác có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc
Di chúc của Bác có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc

VOV.VN -Những lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc vô cùng giản dị mà thiêng liêng...

Di chúc của Bác có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc

Di chúc của Bác có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc

VOV.VN -Những lời căn dặn và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản Di chúc vô cùng giản dị mà thiêng liêng...

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị vĩnh hằng
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị vĩnh hằng

VOV.VN -Di chúc của Bác là chúc thư, lời dặn của Bác để lại cho đất nước chúng ta, cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là đối với Đảng, đối với nhân dân.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị vĩnh hằng

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị vĩnh hằng

VOV.VN -Di chúc của Bác là chúc thư, lời dặn của Bác để lại cho đất nước chúng ta, cho các thế hệ mai sau, đặc biệt là đối với Đảng, đối với nhân dân.