Đóng BHXH tự nguyện: Phụ nữ bị thiệt thòi khi nghỉ thai sản

VOV.VN -Đối với BHXH tự nguyện chỉ quy định 2 chế độ dài hạn đó là hưu trí và tử tuất; không có chế độ ngắn hạn là thai sản, ốm đau, tai nạn lao động.

Tại hội thảo “Thúc đẩy an sinh xã hội đối với phụ nữ và trẻ em gái”, do Cơ quan LHQ về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (WN Women) và Viện Khoa học, Lao động và Xã hội (Bộ LĐ-TB-XH) tổ chức ngày 21/4, các đại biểu đều nhấn mạnh tầm quan trọng của an sinh xã hội trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền của phụ nữ.

Các đại biểu tham gia hội thảo

Theo PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương, Viện trưởng Viện Khoa học, Lao động và Xã hội, tổ chức thực hiện tốt hệ thống chính sách về an sinh xã hội có ý nghĩa quan trọng trong đảm bảo ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xây dựng một xã hội hiện đại. Tại Việt Nam, hệ thống chính sách lao động – việc làm và an sinh xã hội đã được hình thành và phát triển từ nhiều thập kỷ, ngày càng nhiều nhóm đối tượng được tham gia và hưởng lợi từ các chính sách này, trong đó có phụ nữ và trẻ em gái.

Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Lan Hương, nhiều chính sách của ta vẫn còn bất cập, khiến phụ nữ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội. Cụ thể, đối với lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), hiện nước ta có khoảng 11 triệu người đóng BHXH, trong đó 98% thuộc khu vực lao động chính thức. Trong khi đó phụ nữ chiếm tới hơn 60% trong khu vực lao động này. Như vậy có thể suy ra là phụ nữ thuộc đối tượng này được đóng BHXH không nhiều vì hiện chưa đến 1% lao động phi chính thức tham gia. Do đó sự tham gia của phụ nữ vào an sinh xã hội đang bị chậm trễ.

PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Hương cho biết: “Bản thân chính sách của chúng ta cũng khiến phụ nữ bị thiệt thòi. Theo thiết kế chính sách của BHXH bắt buộc, phụ nữ được hưởng 5 chế độ, còn đối với BHXH tự nguyện chỉ quy định 2 chế độ dài hạn đó là hưu trí và tử tuất; còn 3 chế độ ngắn hạn rất quan trọng đối với lao động nói chung, phụ nữ nói riêng là thai sản, ốm đau, tai nạn lao động thì họ không được hưởng. Chính vì vậy, đây là rào cản của chính sách đối với phụ nữ”.

Bà Shoko Ishikawa, Trưởng đại diện UN Women tại Việt Nam cũng khẳng định: Mặc dù Việt Nam đã có nhiều thành tựu trong việc xóa bỏ bất bình đẳng giới, tuy nhiên định kiến giới và những thách thức về bình đẳng giới vẫn còn tồn tại. Điều này dẫn tới việc phụ nữ bị hạn chế tham gia vào thị trường lao động. Rất nhiều phụ nữ bị trả công rẻ mạt, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế phi chính thức và thiếu cơ hội được tiếp cận vào hệ thống an sinh xã hội.

Bà Shoko Ishikawa khuyến nghị, các chính sách và chương trình an sinh xã hội cần phải được xem xét các yếu tố về giới. Những nhu cầu, mong muốn, trách nhiệm và khác biệt về vai trò giới phải được xem xét kỹ càng khi xây dựng các chương trình và chính sách về an sinh xã hội./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Điều 60 Luật BHXH: Luật “đóng khung” nên công nhân phản ứng
Điều 60 Luật BHXH: Luật “đóng khung” nên công nhân phản ứng

VOV.VN -Một số công nhân không hiểu, họ thấy không có quyền lựa chọn, cho nên mới phản ứng.

Điều 60 Luật BHXH: Luật “đóng khung” nên công nhân phản ứng

Điều 60 Luật BHXH: Luật “đóng khung” nên công nhân phản ứng

VOV.VN -Một số công nhân không hiểu, họ thấy không có quyền lựa chọn, cho nên mới phản ứng.

1.261 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội
1.261 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

VOV.VN -Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra tại 1.261 doanh nghiệp thì tất cả đều có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội.

1.261 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

1.261 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

VOV.VN -Thanh tra Chính phủ đã kiểm tra tại 1.261 doanh nghiệp thì tất cả đều có hành vi chậm đóng bảo hiểm xã hội.

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật sư phân tích “thiệt, hơn”
Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật sư phân tích “thiệt, hơn”

VOV.VN -Nếu nghĩ sâu xa và đánh giá khách quan thì quy định này chính là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật sư phân tích “thiệt, hơn”

Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật sư phân tích “thiệt, hơn”

VOV.VN -Nếu nghĩ sâu xa và đánh giá khách quan thì quy định này chính là đảm bảo an sinh xã hội cho người dân.

Điều 60 Luật BHXH: Còn tư tưởng “ăn xổi” thì không có an sinh
Điều 60 Luật BHXH: Còn tư tưởng “ăn xổi” thì không có an sinh

VOV.VN -Về lâu dài, việc giữ BHXH lại là hoàn toàn đúng, vì khi về già người lao động không có lương hưu thì họ sẽ xoay sở ra sao?

Điều 60 Luật BHXH: Còn tư tưởng “ăn xổi” thì không có an sinh

Điều 60 Luật BHXH: Còn tư tưởng “ăn xổi” thì không có an sinh

VOV.VN -Về lâu dài, việc giữ BHXH lại là hoàn toàn đúng, vì khi về già người lao động không có lương hưu thì họ sẽ xoay sở ra sao?

Lao động Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tại Thái Lan
Lao động Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tại Thái Lan

VOV.VN -Lao động Việt Nam tại Thái Lan có thể mua bảo hiểm y tế và hưởng các phúc lợi về y tế như người dân sở tại.

Lao động Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tại Thái Lan

Lao động Việt Nam được hưởng chế độ bảo hiểm y tế tại Thái Lan

VOV.VN -Lao động Việt Nam tại Thái Lan có thể mua bảo hiểm y tế và hưởng các phúc lợi về y tế như người dân sở tại.

Sẽ giám sát nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội tại 6 tỉnh
Sẽ giám sát nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội tại 6 tỉnh

Theo đó, 6 tỉnh bị giám sát việc đóng bảo hiểm xã hội gồm: Nam Định, Hà Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Tháp và An Giang.

Sẽ giám sát nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội tại 6 tỉnh

Sẽ giám sát nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội tại 6 tỉnh

Theo đó, 6 tỉnh bị giám sát việc đóng bảo hiểm xã hội gồm: Nam Định, Hà Nam, Khánh Hòa, Phú Yên, Đồng Tháp và An Giang.

Hơn 2.900 thẻ bảo hiểm y tế được trao tặng cho người nghèo
Hơn 2.900 thẻ bảo hiểm y tế được trao tặng cho người nghèo

VOV.VN - Thẻ bảo hiểm y tế được Hanwha Life Việt Nam trao cho người nghèo tại TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng.

Hơn 2.900 thẻ bảo hiểm y tế được trao tặng cho người nghèo

Hơn 2.900 thẻ bảo hiểm y tế được trao tặng cho người nghèo

VOV.VN - Thẻ bảo hiểm y tế được Hanwha Life Việt Nam trao cho người nghèo tại TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng.