Dư luận lên tiếng vụ hơn 300 lao động Trung Quốc làm việc tại Đà Nẵng

VOV.VN - Mấy ngày gần đây, dư luận không đồng tình với việc chính quyền cho phép nhà thầu Sichuan Huashi sử dụng lao động Trung Quốc ở Đà Nẵng

Mấy ngày gần đây, dư luận không đồng tình với việc chính quyền thành phố Đà Nẵng cho phép nhà thầu là Công ty TNHH Sichuan Huashi Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài trên cơ sở điều chuyển nội bộ từ công ty mẹ tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc sang làm việc tại Đà Nẵng. 

Nhiều người bức xúc hơn khi chủ đầu tư và nhà thầu Trung Quốc viện cớ đẩy nhanh tiến độ xây dựng khách sạn kịp phục vụ Hội nghị APEC 2017 để đưa 300 “lao động kỹ thuật” sang làm việc. 

Lý do này khiến người dân Đà Nẵng thêm bất bình bởi thành phố này không khan hiếm khách sạn đến nỗi phải đốc thúc nhà thầu Trung Quốc đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình.

 

Khách sạn JW Marriott thuộc Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores .

Sự việc bắt đầu vào cuối tháng 9/2015, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores có Công văn trình Chủ tịch UBND TP  Đà Nẵng xin sử dụng một số lao động Trung Quốc phục vụ thi công giai đoạn 2 khách sạn JW Marriott trên đường Võ Nguyên Giáp, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Ngày 29/10/2015, UBND TP Đà Nẵng có văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài của nhà thầu là Công ty TNHH Sichuan Huashi Việt Nam. Theo đó, nhà thầu được phép sử dụng lao động là người nước ngoài được điều chuyển từ công ty mẹ sang, với số lượng 300 lao động kỹ thuật. UBND TP Đà Nẵng giao Công an thành phố phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo dõi quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Đà Nẵng.

Ông Nguyễn Văn An, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP Đà Nẵng cho biết, sau khi có văn bản chấp thuận của UBND TP Đà Nẵng đơn vị sẽ làm thủ tục cấp phép. Nhưng để cho chắc chắn, Sở cũng đã rà soát hồ sơ kỹ lưỡng trước khi cấp phép.

Phóng viên Đài TNVN đặt câu hỏi, làm sao để xác định đó là những lao động kỹ thuật được chuyển từ công ty mẹ sang? Ông Nguyễn Văn An giải thích: “Hồ sơ phải thể hiện rõ, bằng cấp bên kia, kinh nghiệm làm việc bên kia phải qua Lãnh sự quán dịch ra hết và có xác minh của Đại sự quán Việt Nam. Còn đối với đơn vị này chuyển từ công ty mẹ sang thì đương nhiên ngoài kia sẽ hỗ trợ về mặt danh sách, lao động của công ty mẹ vào đây thì mới xác định được đó là lao động của công ty mẹ”.

Ông Nguyễn Công Tiến, Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ TP Đà Nẵng cho rằng, trường hợp của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Silver Shores xin chuyển lao động sang làm việc tại Việt Nam phải được Bộ Ngoại giao đồng ý. Bộ cử người vào tận công trình để kiểm tra xem xét, nếu thấy đủ điều kiện thì mới cho lưu trú. 

Về việc thành phố Đà Nẵng chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động người nước ngoài của nhà thầu - Công ty TNHH Sichuan Huashi Việt Nam, ông Tiến cho biết: “Sở Ngoại vụ không tham gia tham mưu với UBND về quyết định đó. Chúng tôi không có trách nhiệm. Việc họ tham gia vào tổ chức các cuộc họp của Hội nghị APEC hiện nay vẫn chưa có quyết định khách sạn nào tổ chức sự kiện này. Cho nên không phải khách sạn Marriott mà tất cả các khách sạn đều như nhau”.

Việc UBND TP Đà nẵng cho phép lao động Trung Quốc vào làm việc tại địa phương với số lượng lớn đang có nhiều ý kiến khác nhau. Lãnh đạo thành phố khẳng định, địa phương không thiếu nhân lực để thi công những công trình lớn. Điển hình như các khách sạn tầm cỡ InterContinental, Novotel, Nhà ga Quốc tế sân bay Đà Nẵng đều do kỹ sư, công nhân trong nước thực hiện. Mới đây thôi, cũng tại công trường khách sạn Marriott, TP Đà Nẵng đã ra quyết định xử phạt đối với 64 người Trung Quốc lao động chui và yêu cầu xuất cảnh khỏi Việt Nam. Phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn là nơi có nhiều người Trung Quốc đến làm ăn, sinh sống gây mất an ninh trật tự.

Ông Lê Tấn Nghĩa, Chủ tịch UBND phường Khuê Mỹ bày tỏ lo lắng khi nghe thông tin sắp tới thành phố cho thêm 300 lao động là người Trung Quốc qua làm việc: “Đối với địa bàn khu dân cư ở đây người Trung Quốc thuê ở cũng nhiều. Người ta ra dân thuê ở gần 100 người, rải rác ở khoảng 10 hộ và một khách sạn gần 50 người. Về công tác quản lý nhân khâu, hộ khẩu đối với địa phương thực tế cũng khó khăn “./.  

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Không có chuyện tuyển 10.000 lao động Trung Quốc làm việc ở Việt Nam
Không có chuyện tuyển 10.000 lao động Trung Quốc làm việc ở Việt Nam

VOV.VN -Nhu cầu 10.000 lao động là số kế hoạch dự kiến đề nghị xin tuyển của 29 nhà thầu theo tiến độ xây lắp công trình.

Không có chuyện tuyển 10.000 lao động Trung Quốc làm việc ở Việt Nam

Không có chuyện tuyển 10.000 lao động Trung Quốc làm việc ở Việt Nam

VOV.VN -Nhu cầu 10.000 lao động là số kế hoạch dự kiến đề nghị xin tuyển của 29 nhà thầu theo tiến độ xây lắp công trình.

Gần 3.000 lao động Trung Quốc sắp vào Vũng Áng
Gần 3.000 lao động Trung Quốc sắp vào Vũng Áng

Những lao động này sẽ đảm nhiệm các vị trí cán bộ quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên, giám sát công trường…

Gần 3.000 lao động Trung Quốc sắp vào Vũng Áng

Gần 3.000 lao động Trung Quốc sắp vào Vũng Áng

Những lao động này sẽ đảm nhiệm các vị trí cán bộ quản lý, chuyên gia, kỹ thuật viên, giám sát công trường…

Họp HĐND Bình Thuận: “Nóng” vấn đề quản lý lao động Trung Quốc
Họp HĐND Bình Thuận: “Nóng” vấn đề quản lý lao động Trung Quốc

VOV.VN -Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận cho biết, đến ngày 30/6 còn 694 lao động Trung Quốc, trong đó chỉ có 298 lao động có giấy phép.

Họp HĐND Bình Thuận: “Nóng” vấn đề quản lý lao động Trung Quốc

Họp HĐND Bình Thuận: “Nóng” vấn đề quản lý lao động Trung Quốc

VOV.VN -Sở Lao động -Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Thuận cho biết, đến ngày 30/6 còn 694 lao động Trung Quốc, trong đó chỉ có 298 lao động có giấy phép.