Đường Lê Văn Lương là điển hình của quy hoạch bất cập

VOV.VN - Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Duy Hưng chỉ ra, gần đây dư luận đặc biệt quan tâm đến quy hoạch TP Hà Nội, đường Lê Văn Lương là điển hình của việc quy hoạch bất cập, không đồng bộ hạ tầng dẫn đến tình trạng mưa to là ngập lụt, tắc đường.

Chiều 19/7, tại tỉnh Bắc Ninh, Ban Chỉ đạo Tổng kết Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 14-9-2005 của Bộ Chính trị khóa IX về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và Tỉnh Ủy Bắc Ninh tổ chức Hội thảo Phát triển công nghiệp và đô thị vùng ĐBSH.

Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Duy Hưng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo 54, cho biết vùng ĐBSH là 1 trong 6 vùng kinh tế - xã hội của cả nước; là địa bàn đặc biệt có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của cả nước; có vị trí thuận lợi, hội tụ nhiều lợi thế về phát triển kinh tế - xã hội, là trung tâm hàng đầu về khoa học công nghệ, nhân lực...

Sau gần 17 năm thực hiện Nghị quyết 54 và 11 năm thực hiện Kết luận 13 của Bộ Chính trị, phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, quốc phòng, an ninh và quan hệ quốc tế; vai trò là 1 trong 2 đầu tàu kinh tế của cả nước được phát huy.

Cũng theo ông Hưng, bên cạnh những kết quả đạt được về vấn đề phát triển, vùng ĐBSH vẫn còn nhiều hạn chế và phát sinh nhiều vấn đề mới, nhất là bất cập trong việc quy hoạch, quản lý quy hoạch.

"Gần đây, dư luận nhắc đến nhiều về quy hoạch TP Hà Nội, đường Lê Văn Lương là điển hình của việc quy hoạch bất cập. Quy hoạch bất cập, không đồng bộ hạ tầng dẫn đến tình trạng mưa to là ngập lụt, tắc đường…"- ông Nguyễn Duy Hưng dẫn chứng.

Theo ông Nguyễn Duy Hưng, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, tác động ngày càng lớn cần phải đánh giá lại những gì đã làm được, chưa làm được sau 17 năm qua ở vùng ĐBSH trong lĩnh vực công nghiệp và đô thị. Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương cũng cho rằng cần thay đổi nhận thức, tư duy về vấn đề liên kết vùng. Ông Hưng nhắc lại câu nói của Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi trong một hội thảo về liên kết vùng phía Nam "thể chế vùng của chúng ta như một câu lạc bộ".

Chính vì vậy, Ban Chỉ đạo rất muốn nghe những ý kiến của các nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học để có những phương án tối ưu về liên kết vùng, liên kết nội vùng, tạo động lực cho phát triển công nghiệp, phát triển kinh tế xã hội vùng ĐBSH. Từ đó có những tổng kết, báo cáo, đánh giá để trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới thay thế Nghị quyết 54, đặt ra những vấn đề chiến lược, dài hạn trong thời gian sắp tới.

Trong tham luận gửi đến Hội thảo, bên cạnh những kết quả đạt được, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng cũng thẳng thắn chỉ ra những bất cập trong vấn đề phát triển hạ tầng vùng ĐBSH. Theo Bộ Xây dựng, hệ thống hạ tầng đô thị của vùng còn thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo sự kết nối giữa đô thị và vùng, nhất là về hạ tầng khung, tình trạng ngập úng vẫn còn, đặc biệt tại các đô thị lớn. Tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông tại các đô thị lớn như Hà Nội chậm được giải quyết. Hạ tầng cấp thoát nước còn nhiều bất cập, chưa có giải pháp hữu hiệu.

“Từ thực tế này, lãnh đạo Bộ Xây dựng cho rằng cần đổi mới, nâng cao chất lượng quy hoạch, Quy hoạch vùng ĐBSH, quy hoạch vùng Thủ đô, quy hoạch tỉnh để tái cấu trúc hệ thống đô thị phù hợp với xu thế phát triển liên kết lãnh thổ, hành lang kinh tế, mạng lưới hạ tầng trong khu vực giữa ĐBSH và các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia và Thái Lan, Singapore và khối Châu Á - Thái Bình Dương”- Thứ trưởng Bộ Xây Dựng Lê Quang Hùng thông tin.

Phát biểu tại Hội thảo, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam, cho rằng trong quá trình đô thị hóa, công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị trong vùng vẫn còn nhiều hạn chế; mối liên kết vùng còn yếu. Kết cấu, chất lượng hạ tầng đô thị còn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, chưa thích ứng với biến đổi khí hậu, ứng phó với thiên tai, dịch bệnh.

Theo ông Trần Ngọc Chính, phát triển đô thị xanh văn minh phải có bản sắc, phải có quy hoạch bài bản và thực hiện nghiêm quy hoạch. Quy hoạch phải trên cơ sở mật độ dân cư và sự phát triển đồng bộ của hạ tầng, quản lý phát triển đô thị.

"Cứ làm xong quy hoạch nhưng nhà đầu tư vào thì lại thay đổi, điều chỉnh. Như đường Lê Văn Lương (Hà Nội) nhà cứ chồng lên chỉ có lợi cho nhà đầu tư, còn người dân thì khổ. Con đường đang thành điểm nóng và Chính phủ cũng nhìn thấy điều này. Hay Khu đô thị Linh Đàm (Hà Nội) diện tích chỉ 3 héc-ta nhưng làm 21 nhà 40 tầng, chỉ 3 cái nhà như thế dân số bằng 1 cái phường. Tôi nghĩ vấn đề quản lý quy hoạch địa phương rất quan trọng"- ông Chính cho biết.

KTS Trần Ngọc Chính cho biết TP Hà Nội có 5 đô thị vệ tinh, có Khu Công nghệ cao Hòa Lạc với mục tiêu di chuyển học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng… lên đây nhưng mười mấy năm không di chuyển được các trường, các cơ quan, nhà máy ra khỏi nội đô.

Ngoài ra, KTS Trần Ngọc Chính cho rằng cần thúc đẩy quá trình đô thị hóa nhanh và bền vững theo hướng tăng trưởng xanh. Lấy việc phát triển kinh tế đô thị làm động lực phát triển kinh tế, xã hội của cả nước, các vùng địa phương. Đồng thời, tái cấu trúc và tổ chức không gian, xây dựng hệ thống đô thị thống nhất, hiệu quả, toàn diện, năng động, có sức cạnh tranh cao, tăng cường liên kết vùng và kết nối đô thị - nông thôn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội nói gì về Kết luận thanh tra tuyến đường Lê Văn Lương?
Hà Nội nói gì về Kết luận thanh tra tuyến đường Lê Văn Lương?

VOV.VN - Liên quan đến tuyến đường Lê Văn Lương, với thực trạng điều chỉnh quy hoạch, nhồi nhét cao ốc, quá tải hạ tầng, dồn nén dân số, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng một số nội dung của Kết luận Thanh tra Bộ Xây dựng chưa thỏa đáng.

Hà Nội nói gì về Kết luận thanh tra tuyến đường Lê Văn Lương?

Hà Nội nói gì về Kết luận thanh tra tuyến đường Lê Văn Lương?

VOV.VN - Liên quan đến tuyến đường Lê Văn Lương, với thực trạng điều chỉnh quy hoạch, nhồi nhét cao ốc, quá tải hạ tầng, dồn nén dân số, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội cho rằng một số nội dung của Kết luận Thanh tra Bộ Xây dựng chưa thỏa đáng.

Hà Nội có vội khi cấm xe máy đường Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi?
Hà Nội có vội khi cấm xe máy đường Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng Hà Nội không nên vội vã trong việc cấm các xe máy trên tuyến đường huyết mạch như Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi...

Hà Nội có vội khi cấm xe máy đường Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi?

Hà Nội có vội khi cấm xe máy đường Lê Văn Lương-Nguyễn Trãi?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia giao thông cho rằng Hà Nội không nên vội vã trong việc cấm các xe máy trên tuyến đường huyết mạch như Lê Văn Lương và Nguyễn Trãi...

Hà Nội sẽ cấm xe máy trên đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi?
Hà Nội sẽ cấm xe máy trên đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi?

VOV.VN - Dự kiến hai tuyến phố Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi của TP Hà Nội sẽ thực hiện cấm xe máy theo lộ trình cấm xe máy vào nội đô trong thời gian tới.

Hà Nội sẽ cấm xe máy trên đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi?

Hà Nội sẽ cấm xe máy trên đường Lê Văn Lương, Nguyễn Trãi?

VOV.VN - Dự kiến hai tuyến phố Lê Văn Lương hoặc Nguyễn Trãi của TP Hà Nội sẽ thực hiện cấm xe máy theo lộ trình cấm xe máy vào nội đô trong thời gian tới.