Gần 40% người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế

(VOV) -Nếu người dân không có bảo hiểm y tế vào viện khám và điều trị thì chắc chắn chi phí khám chữa bệnh sẽ rất lớn.

 Tình hình điều chỉnh giá viện phí, chính sách bảo hiểm thất nghiệp là nội dung chính cuộc họp báo do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam tổ chức chiều 11/9 tại Hà Nội.

Tại cuộc họp báo, ông Vũ Xuân Bằng, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách, Bảo hiểm Y tế cho rằng: Nhiều cơ sở khám chữa bệnh sử dụng máy móc thiết bị được trang bị từ nguồn vốn xã hội hóa quá mức so với tình trạng bệnh lý, kê sai số lượng, đơn giá thuốc. Việc xây dựng và thẩm định giá dịch vụ y tế theo Thông tư 04 ở nhiều địa phương còn cao, chưa phù hợp với điều kiện của các cơ sở khám chữa bệnh và tình hình kinh tế-xã hội địa phương.

Ông Vũ Xuân Bằng cho biết, việc điều chỉnh giá viện phí vừa qua đã giúp người dân hưởng nhiều lợi ích về dịch vụ khám, chất lượng khám, góp phần hạn chế tình trạng nằm ghép. Đặc biệt, việc tăng giá dịch vụ y tế góp phần thúc đẩy lộ trình tiến tới bảo hiểm y tế tòan dân. Tuy nhiên, với những người chưa có bảo hiểm y tế thì việc tăng giá viện phí sẽ thực sự là gánh nặng.

Ông Vũ Xuân Bằng nói: “Chúng ta còn gần 40% người dân chưa tham gia bảo hiểm y tế. Khi tăng viện phí, chúng ta ước tính rằng có những giá viện phí tăng hơn trước 30%. Nếu người dân không có bảo hiểm y tế vào viện khám và điều trị thì chắc chắn chi phí khám chữa bệnh sẽ rất lớn. Tôi cho rằng, đây có thể là yếu tố ảnh hưởng tích cực nên người dân sẽ phải mua bảo hiểm y tế để điều trị cho bản thân khi ốm đau”.

Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cũng cho biết, tình trạng chậm đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội còn phổ biến ở các địa phương. Việc lạm dụng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế vẫn xảy ra như: người lao động cùng một thời gian vừa hưởng lương, vừa hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trong thời gian tới, Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ đề nghị với Quốc hội sửa đổi bổ sung chính sách bảo hiểm thất nghiệp như: mức trợ cấp thất nghiệp hàng tháng, thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và việc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Đồng thời phối hợp thanh tra, kiểm tra, quản lý lao động, kiểm sóat quy trình thủ tục thực hiện chính sách với người lao động và đơn vị sử dụng lao động nhằm phát hiện kịp thời tình trạng lạm dụng quỹ, xử lý kịp thời đối tượng chậm đóng, không đóng bảo hiểm xã hội theo đúng quy định./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phạt nặng DN không đóng Bảo hiểm y tế cho người lao động
Phạt nặng DN không đóng Bảo hiểm y tế cho người lao động

Các doanh nghiệp có thể bị phạt tới 40 triệu đồng nếu cố tình chây ì không đóng Bảo hiểm y tế

Phạt nặng DN không đóng Bảo hiểm y tế cho người lao động

Phạt nặng DN không đóng Bảo hiểm y tế cho người lao động

Các doanh nghiệp có thể bị phạt tới 40 triệu đồng nếu cố tình chây ì không đóng Bảo hiểm y tế

Những chiêu “rút ruột” quỹ bảo hiểm y tế
Những chiêu “rút ruột” quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ BHY luôn trong tình trạng bị bội chi, nhưng ít ai biết rằng, chúng đang bị lạm dụng một cách trắng trợn với những chiêu thức vô cùng tinh vi…

Những chiêu “rút ruột” quỹ bảo hiểm y tế

Những chiêu “rút ruột” quỹ bảo hiểm y tế

Quỹ BHY luôn trong tình trạng bị bội chi, nhưng ít ai biết rằng, chúng đang bị lạm dụng một cách trắng trợn với những chiêu thức vô cùng tinh vi…

Gần 90% hộ cận nghèo chưa tham gia bảo hiểm y tế
Gần 90% hộ cận nghèo chưa tham gia bảo hiểm y tế

Do nhiều địa phương không lập được danh sách hộ cận nghèo mà chỉ tập trung bình xét và lập danh sách hộ nghèo.

Gần 90% hộ cận nghèo chưa tham gia bảo hiểm y tế

Gần 90% hộ cận nghèo chưa tham gia bảo hiểm y tế

Do nhiều địa phương không lập được danh sách hộ cận nghèo mà chỉ tập trung bình xét và lập danh sách hộ nghèo.

Mở rộng cấp bảo hiểm y tế với thân nhân người có công
Mở rộng cấp bảo hiểm y tế với thân nhân người có công

Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.

Mở rộng cấp bảo hiểm y tế với thân nhân người có công

Mở rộng cấp bảo hiểm y tế với thân nhân người có công

Theo Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công, người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày.