Gia đình người lao động đi làm việc tại Ả-rập Xê-út kêu cứu

VOV.VN - Chị Nguyen Thị Thuy được trả lương rất thấp và không được gọi điện về nhà 1 tháng/lần theo như hợp đồng

Báo điện tử VOV nhận được đơn kêu cứu của anh Phạm Văn Trường, ở thôn An Thái, thị trấn Phú Thái, Huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.

Trong đơn, anh Trường cho biết: Tháng 9/2012, vợ anh ký hợp đồng với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng giao thông (Tranconsin) để đi xuất khẩu lao động tại Ả-rập Xê-út.

Hợp đồng quy định rõ một số khoản như: người lao động với tư cách là người giúp việc gia đình được nhận mức lương hàng tháng là 1.100 riyals (khoảng 6 triệu VNĐ) và nhận lương vào cuối tháng; người lao động được nghỉ ít nhất 8 tiếng/ngày và được nghỉ phép 15 ngày; chủ lao động phải hỗ trợ người lao động trong việc gửi hoặc nhận thư từ phía gia đình và gửi tiền lương về cho gia đình, cho phép người lao động gọi về nhà mỗi tháng 1 lần; chủ lao động hay bất kỳ thành viên nào trong gia đình chủ sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử phạt theo pháp luật nước sở tại nếu có hành động gây thương tích về thể xác và tinh thần cho người lao động …

Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Thuy đi làm việc đã được hơn 10 tháng nay nhưng gia đình mới chỉ nhận được chưa đủ 3 tháng lương (14 triệu đồng); trong khi theo hợp đồng thì gia đình phải nhận 60 triệu đồng. Theo quy định, người lao động được phép liên hệ về gia đình thường xuyên nhưng chị Thuy chỉ được gọi điện về nhà 3 lần, cuộc gọi gần nhất cách đây 4 tháng.

Phía gia đình đã nhiều lần gọi đến số điện thoại của chủ lao động nơi chị Thuy làm việc nhưng không thể liên lạc được.

Điều khiến gia đình lo lắng hơn là trong lần điện thoại về nhà gần đây nhất, chị Thuy cho biết bị chủ lao động bắt làm việc thâu đêm suốt sáng, cả ngày chỉ được nghỉ khoảng 3-4 tiếng.

Là người khuyết tật, bị mất một bên cánh tay phải, nên anh Trường đã nhiều lần phải nhờ em trai của chị Thuy là anh Nguyễn Văn Thao lên Hà Nội làm việc với Công ty Tranconsin, nhưng cũng không có kết quả.

Sau rất nhiều nỗ lực, ngày 22/7, gia đình đã có buổi làm việc với Công ty Tranconsin. Tại cuộc làm việc này, ông Phạm Đức An, Giám đốc Công ty Tranconsin cam kết rằng Công ty sẽ cử cán bộ sang Ả-rập Xê-út để giải quyết dứt điểm, tiến hành đưa lao động về nước trong tháng 8 và không quá ngày 30/9/2013. Đại diện Công ty Tranconsin cũng cho biết sẽ chịu trách nhiệm về sức khỏe và tính mạng của chị Thuy trong thời gian ở Ả-rập Xê-út.

Gia đình anh Trường đang mong mỏi từng ngày chờ Công ty Tracosin làm đúng cam kết, đúng thời hạn để đưa được người thân là chị Nguyễn Thị Thuy trở về./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Xử phạt 2 doanh nghiệp xuất khẩu lao động
Xử phạt 2 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

2 doanh nghiệp bị phạt do tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở Macau (Trung Quốc) và Malaysia mà không đăng  ký…

Xử phạt 2 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Xử phạt 2 doanh nghiệp xuất khẩu lao động

2 doanh nghiệp bị phạt do tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở Macau (Trung Quốc) và Malaysia mà không đăng  ký…

"Chạy" xuất khẩu lao động: người lao động bị lừa
"Chạy" xuất khẩu lao động: người lao động bị lừa

Đòi lại tiền không trả, gọi điện không nghe, đến nhà không mở cửa- người lao động bó tay trước đường dây lừa đảo XKLĐ  

"Chạy" xuất khẩu lao động: người lao động bị lừa

"Chạy" xuất khẩu lao động: người lao động bị lừa

Đòi lại tiền không trả, gọi điện không nghe, đến nhà không mở cửa- người lao động bó tay trước đường dây lừa đảo XKLĐ  

Cảnh giác với “cò mồi” xuất khẩu lao động
Cảnh giác với “cò mồi” xuất khẩu lao động

Không có bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp XKLĐ nào có thể “tác động” đưa người lao động đi Hàn Quốc làm việc.

Cảnh giác với “cò mồi” xuất khẩu lao động

Cảnh giác với “cò mồi” xuất khẩu lao động

Không có bất cứ cá nhân hay doanh nghiệp XKLĐ nào có thể “tác động” đưa người lao động đi Hàn Quốc làm việc.