Gia Lai: Hàng nghìn ha cây trồng chết khô do hạn hán

VOV.VN -Tây Nguyên đã bước vào cao điểm mùa khô, hạn hán đang diễn ra khốc liệt tại nhiều nơi.

Chính quyền và ngành chức năng các địa phương cùng nông dân trong khu vực dù đã chủ động ứng phó, triển khai nhiều biện pháp chống hạn nhưng tình trạng thiếu nước ngày càng gia tăng. 

Lúa chết khô gần một nửa

Cánh đồng lúa nước Ia Sah của bà con dân tộc Jarai ở làng Mơ Rông Yố 2, xã Ia Ka, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai đang trong cơn đại hạn. Ra thăm ruộng dưới cái nắng gay gắt, bà Rơ Châm Đủ cho biết, cánh đồng này rộng 30ha chưa khi nào bị hạn nhưng năm nay lúa đã chết khô gần một nửa.

Được dự báo mùa khô sẽ rất khốc liệt, nên ngay từ đầu vụ đông xuân 2015-2016, UBND tỉnh Gia Lai đã chỉ đạo các ngành chức năng vận động người dân không canh tác ở những nơi thường bị thiếu nước, chủ động triển khai các biện pháp chống hạn. Tuy nhiên, ở một số nơi, dù chưa bao giờ bị hạn thì năm nay cũng thiếu nước tưới.

Nhiều cánh đồng lúa nước ở Gia Lai đã bị nứt nẻ

Ông Phan Văn Thiên, Phó Chủ tịch UBND xã Ia Ka, huyện Chư Păh cho biết, địa phương có 170ha lúa nước. Để chủ động phòng hạn, bà con chỉ gieo cấy 100ha ở những vùng thuận lợi về nguồn nước, nhưng đến nay đã có hơn 10ha lúa mất trắng, hàng chục ha khác đang thiếu nước trầm trọng.

Vụ đông xuân này, toàn tỉnh Gia Lai gieo trồng khoảng 64.000ha cây trồng các loại. Tuy nhiên, gần 6 tháng qua tại địa phương lượng mưa không đáng kể, nhiều sông suối, hồ thủy lợi đã khô cạn. Hiện đã có khoảng 900ha lúa nước bị mất trắng, hơn 7.500ha cây trồng khác bị ảnh hưởng. Trong đó, nhiều diện tích cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê bị thiếu nước, sẽ bị ảnh hưởng về lâu dài.

Tại thủ phủ hồ tiêu Chư Sê, Chư Pưh, nhiều gia đình đã đầu tư hàng trăm triệu đồng để đào giếng, khoan giếng nhưng không hiệu quả. Ước tính, đã có khoảng 1.000ha hồ tiêu ở hai huyện Chư Sê và Chư Pưh bị hạn, 20% trong số đó đã bị chết.

Ông Đặng Thanh Long ở thôn Thủy Phú, xã Ia Blứh, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai cho biết: “Thời tiết, nắng hạn rất khắc nghiệt. Do đó, mùa tiêu của nhân dân địa bàn xã Ia Blưh nói chung mất mùa đến 90%. Trong thời gian này, giếng đào đã khô, giếng khoan thì chỉ được một số. Tổng giá trị khoan một cái giếng thì mất từ 100-150triệu đồng/cái mà chưa biết tưới được bao lâu”.

Cùng với lúa nước, cà phê, hồ tiêu, cây mía ở Gia Lai cũng đã bị ảnh hưởng lớn do hạn hán gây ra. Bình quân, mỗi ha mía giảm năng suất tới 10 tấn và hàm lượng đường trong mía cũng giảm từ 15 đến 20% so với các năm trước.

Tiết kiệm nước vì mùa khô còn kéo dài

Trước tình hình đó, chính quyền địa phương đã chỉ đạo các ngành chức năng cùng nông dân nỗ lực triển khai các biện pháp chống hạn như nạo vét kênh mương, điều tiết nước hợp lý. Đặc biệt là đối với các vùng trồng cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu càng cần phải tiết kiệm nước vì mùa khô còn kéo dài.

Ngành chức năng khuyến cáo cần phải sử dụng nước tiết kiệm

Ông Nguyễn Văn Lương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi, thủy sản tỉnh Gia Lai, nói: “Trước diễn biến thời tiết, ảnh hưởng của El Nino kéo dài từ 2015 tới 2016 và hiện nay không có mưa, cho nên ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Các hộ sử dụng nước tưới cho cây công nghiệp thì không nên tưới quá thừa nước. Trong điều kiện sản xuất hiện nay thì giữ cây trồng cho sang năm, nên tưới ở mức độ nhất định để giữ ẩm, không nên tưới quá ẩm, lãng phí nước”.

Theo Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên, phải đến trung tuần tháng 6, ở khu vực Tây Nguyên mới có mưa trở lại. Mùa khô năm nay sẽ kéo dài và khốc liệt nhất trong vòng 60 năm qua. Chắc chắn, mức độ thiệt hại do hạn hán gây ra ở tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung sẽ rất lớn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?
Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Hiện mới bước vào đầu mùa khô năm 2016 nhưng tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã diễn biến cực kỳ phức tạp.

Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?

Hạn hán, xâm nhập mặn khốc liệt ở ĐBSCL: Đâu là nguyên nhân?

VOV.VN -Hiện mới bước vào đầu mùa khô năm 2016 nhưng tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã diễn biến cực kỳ phức tạp.

Nam Trung Bộ đối mặt với hạn hán khốc liệt chưa từng có
Nam Trung Bộ đối mặt với hạn hán khốc liệt chưa từng có

VOV.VN - Để chủ chủ động chống hạn cấp bách và lâu dài, các tỉnh Nam Trung Bộ đang lên kế hoạch bảo vệ cây trồng, dự trữ nước…

Nam Trung Bộ đối mặt với hạn hán khốc liệt chưa từng có

Nam Trung Bộ đối mặt với hạn hán khốc liệt chưa từng có

VOV.VN - Để chủ chủ động chống hạn cấp bách và lâu dài, các tỉnh Nam Trung Bộ đang lên kế hoạch bảo vệ cây trồng, dự trữ nước…

Bình Thuận thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do hạn hán
Bình Thuận thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do hạn hán

VOV.VN -Hiện tỉnh Bình Thuận có trên 40.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước ngày càng khan hiếm, trong khi nắng nóng tiếp tục kéo dài.

Bình Thuận thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do hạn hán

Bình Thuận thiếu nước sinh hoạt trầm trọng do hạn hán

VOV.VN -Hiện tỉnh Bình Thuận có trên 40.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Nguồn nước ngày càng khan hiếm, trong khi nắng nóng tiếp tục kéo dài.

Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai
Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

VOV.VN - Vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn

Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

Hạn, mặn tấn công ĐBSCL: Xem hạn hán, xâm nhập mặn là thiên tai

VOV.VN - Vấn đề đặt ra nếu không có những giải pháp căn cơ thì khả năng hạn, mặn sẽ xảy ra thường xuyên hơn và gay gắt hơn

Tây Nguyên đối mặt hạn hán khốc liệt
Tây Nguyên đối mặt hạn hán khốc liệt

VOV.VN -  Các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào cao điểm của mùa khô và hạn hán đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.

Tây Nguyên đối mặt hạn hán khốc liệt

Tây Nguyên đối mặt hạn hán khốc liệt

VOV.VN -  Các tỉnh Tây Nguyên đang bước vào cao điểm của mùa khô và hạn hán đang diễn biến phức tạp ở nhiều nơi.