Già làng A Lăng Đàn luôn nêu gương, đi đầu trong phong trào phát triển KT-XH

VOV.VN - Năm nay đã 80 tuổi, già làng A Lăng Đàn ở thôn A Rớt, xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam vẫn luôn nêu gương, đi đầu trong các phong trào và có nhiều đóng góp cho sự phát triển tại cộng đồng và địa phương.

Những việc làm thiết thực của già A Lăng Đàn được chính quyền đánh giá cao, bà con dân làng kính trọng, noi gương góp phần triển khai hiệu quả mục tiêu "Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế" (Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Sau khi kết thúc nhiệm kỳ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam, năm 2016, ông A Lăng Đàn trở về thôn A Rớt, xã A Nông sống cùng gia đình. Sống mẫu mực, trách nhiệm với cộng đồng, ông Đàn được bà con tin yêu bầu làm già làng thôn A Rớt.

Thôn A Rớt có 83 hộ đồng bào Cơ Tu, cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào nương rẫy, nên hầu hết đều khó khăn. Là già làng và cũng là đảng viên lâu năm, ông A Lăng Đàn luôn trăn trở tìm cách giúp bà con vượt qua đói, nghèo. Muốn bà con tin tưởng, làm theo, ông đã tiên phong vận động gia đình, người thân đẩy mạnh tăng gia, sản xuất để nâng cao thu nhập.

Ông A Lăng Đàn cho biết, khi có chủ trương của huyện Tây Giang về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, ông đã nắm bắt cơ hội, triển khai xây dựng mô hình kinh tế vườn, ao, chuồng và trồng rừng (VACR). Nhờ chăm chỉ làm ăn, đời sống gia đình ông Đàn ngày càng ổn định, có của ăn, của để. Hiện, gia ông Đàn đang sở hữu đàn gia súc hàng chục con gồm trâu, bò, dê, heo; hơn 2 héc ta rừng keo và quế; 3 ao cá …

Ông A Lăng Đàn khoe, mô hình VACR của gia đình ông cho thu nhập bình quân mỗi năm hơn hơn 200 triệu đồng. Mới đây, ông còn đầu tư trồng hơn 500 gốc cam sành để tăng thu nhập cho gia đình: “Với vai trò là già làng, tôi còn sống thì vẫn phải có trách nhiệm bà con, phải học hỏi những người giỏi, biết cách làm giàu và cố gắng hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo khó. Tôi mong muốn đời sống bà con ngày càng tốt hơn. Để nói người dân nghe theo thì bản thân mình phải làm trước. Làm được rồi thì phải phấn đấu hơn nữa rồi nói gì bà con cũng đều nghe theo hết”.

Không chỉ làm giàu cho bản thân và gia đình, già A Lăng Đàn còn thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế. Chị Bhơ Nướch Thị Ly, ở thôn A Rớt, xã A Nông, huyện Tây Giang cho biết, nhờ sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của già Đàn, gia đình chị đã thay đổi được nếp nghĩ, cách làm mang lại hiệu quả cao: “Nhờ sự chỉ bảo của ông mà kinh tế gia đình tôi tốt lên nhiều. Tất cả bà con ở đây đều học hỏi làm theo mô hình kinh tế của gia đình ông A Lăng Đàn. Thanh niên trong làng cũng rất kính trọng và nghe lời ông đi tìm việc làm ở các khu công nghiệp dưới thành phố lớn chứu không còn ăn chơi, lêu lỏng như trước đây”. 

Nhắc đến già A Lăng Đàn, mọi người không chỉ thán phục tài làm kinh tế của ông mà còn hết sức kính trọng ông bởi những đóng góp của ông cho cộng đồng. Gia đình ông tiên phong hiến gần 7 héc ta đất đang trồng quế để xã A Nông làm đường giao thông. Noi theo ông, bà con thôn A Rớt cùng nhau hiến đất, di dời vườn tược, vật kiến trúc để mở đường, xây dựng các công trình dân sinh. Ngoài ra, ông còn thường xuyên tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ các tập tục, quan niệm xưa cũ, lạc hậu như: tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, ma chay, cưới hỏi linh đình...

Ông A Lăng Láy, Phó Chủ tịch xã A Nông, huyện Tây Giang cho biết, những kết quả mà địa phương đạt được có sự đóng góp rất lớn của những già làng, người có uy tín trong cộng đồng, trong đó, có ông A Lăng Đàn: “Già làng A Lăng Đàn có vai trò hết sức quan trọng đối với chính quyền xã A Nông. Thời gian qua, già làng A Lăng Đàn đã hỗ trợ cho xã rất nhiều cho việc tuyên truyền, vận động nhân dân trên địa bàn xã chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Gia đình ông Đàn còn là gia đình rất hiếu học và được tỉnh, Trung ương tuyên dương Gia đình Văn hoá”.

Huyện biên giới Tây Giang, tỉnh Quảng Nam có 70 già làng, người có uy tín. Đây là lực lượng quan trọng tại 10 xã trong huyện. Họ là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đến với người dân. Khi thực hiện Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, họ chính là những người nêu gương, đi tuyên truyền, vận động người dân hiến đất, góp công sức cùng địa phương hoàn thành các mục tiêu. Họ cũng là người nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của bà con để tạo sự đoàn kết trong cộng đồng… 

Ông Bhling Mia, Bí thư Huyện uỷ Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cho biết: ghi nhận những đóng góp của ông A Lăng Đàn cho cộng đồng và địa phương, Đảng, Nhà nước, tỉnh Quảng Nam và huyện Tây Giang đã tặng ông nhiều Huân, Huy chương, Bằng Khen, Giấy khen. Ông là tấm gương sáng cho con cháu học tập, noi theo, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn: “Vai trò của các già làng, người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Tây Giang, trong đó, có ông A Lăng Đàn rất quan trọng. Hằng năm, địa phương tổ chức gặp gỡ để trao đổi, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của đội ngũ này. Từ đó phát huy vai trò của họ hơn nữa trong phát triển kinh tế- xã hội, giảm nghèo bền vững, là đội ngũ truyền dạy văn hoá truyền thống”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn
Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn

VOV.VN - Ngày đi làm nương, tối đi học xóa mù chữ đang trở thành "nền nếp" hàng ngày của nhiều bà con vùng cao biên giới tại Lạng Sơn, đã và đang thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn

Hiệu quả lớp học xóa mù chữ tại Lạng Sơn

VOV.VN - Ngày đi làm nương, tối đi học xóa mù chữ đang trở thành "nền nếp" hàng ngày của nhiều bà con vùng cao biên giới tại Lạng Sơn, đã và đang thực hiện mục tiêu phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (Dự án 5) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản để xóa mù chữ cho đồng bào DTTS
Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản để xóa mù chữ cho đồng bào DTTS

VOV.VN - Tỷ lệ huy động người học xoá mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Vẫn còn có địa phương còn người mù chữ, nhiều người chưa đạt chuẩn xoá mù chữ nhưng không huy động hoặc huy động được rất ít người ra học xoá mù chữ.

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản để xóa mù chữ cho đồng bào DTTS

Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản để xóa mù chữ cho đồng bào DTTS

VOV.VN - Tỷ lệ huy động người học xoá mù chữ ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp. Vẫn còn có địa phương còn người mù chữ, nhiều người chưa đạt chuẩn xoá mù chữ nhưng không huy động hoặc huy động được rất ít người ra học xoá mù chữ.

Những người thầy thầm lặng "thắp chữ" cho bon làng
Những người thầy thầm lặng "thắp chữ" cho bon làng

VOV.VN - Do điều kiện khó khăn, nhiều bà con ở các bon làng vùng sâu, vùng xa tỉnh Đắk Nông vẫn chưa biết chữ hoặc quên mặt chữ. Vượt qua tự ti và dành thời gian đi học để biết chữ là điều không dễ dàng với những người đã lớn tuổi.

Những người thầy thầm lặng "thắp chữ" cho bon làng

Những người thầy thầm lặng "thắp chữ" cho bon làng

VOV.VN - Do điều kiện khó khăn, nhiều bà con ở các bon làng vùng sâu, vùng xa tỉnh Đắk Nông vẫn chưa biết chữ hoặc quên mặt chữ. Vượt qua tự ti và dành thời gian đi học để biết chữ là điều không dễ dàng với những người đã lớn tuổi.

Tình làng nghĩa xóm trong mưa lũ ở Thừa Thiên Huế
Tình làng nghĩa xóm trong mưa lũ ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Mưa đặc biệt lớn kéo dài tại tỉnh Thừa Thiên Huế khiến nhiều nhà cửa của người dân nơi đay chìm trong nước lũ. Nhiều công trình đê kè bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống của người dân. Hiện nước lũ đang rút chậm, hàng ngàn hộ dân ở vùng trũng bị cô lập trong mưa lũ, gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt... Bà con hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống

Tình làng nghĩa xóm trong mưa lũ ở Thừa Thiên Huế

Tình làng nghĩa xóm trong mưa lũ ở Thừa Thiên Huế

VOV.VN - Mưa đặc biệt lớn kéo dài tại tỉnh Thừa Thiên Huế khiến nhiều nhà cửa của người dân nơi đay chìm trong nước lũ. Nhiều công trình đê kè bị sạt lở nghiêm trọng, ảnh hưởng đời sống của người dân. Hiện nước lũ đang rút chậm, hàng ngàn hộ dân ở vùng trũng bị cô lập trong mưa lũ, gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt... Bà con hỗ trợ nhau vượt qua khó khăn ổn định cuộc sống