Già làng, người có uy tín góp phần giữ bình yên buôn làng ở Gia Lai

VOV.VN - Những già làng, người có uy tín ở Gia Lai luôn là tấm gương sáng, tiên phong cho sự thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Họ đã góp phần chung tay cùng chính quyền và nhân dân làm thay đổi diện mạo thôn làng, giữ vững an ninh trật tự ở cơ sở.

Xã H’ra, huyện Mang Yang từng là điểm nóng vì bị đạo Hà Mòn xâm nhập. Nhiều người không chịu làm ăn mà bỏ lên núi cầu nguyện, nghe lời kẻ xấu chống lại chính quyền. Chứng kiến những hệ lụy do đạo Hà Mòn gây ra, ông Y Thành (sinh năm 1958) dân tộc Ba Na, người có uy tín của thôn Kdung 2, xã H’ra đã phối hợp với các cấp chính quyền vận động, tuyên truyền người dân tránh đi lầm đường lạc lối. Đây là một việc làm góp phần triển khai hiệu quả mục tiêu "Xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán và người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Biểu dương, tôn vinh, ghi nhận công lao, sự đóng góp của các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế" (Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030).

“15 năm trước, đạo Hà Mòn xâm nhập đã làm đảo lộn cuộc sống của nhiều gia đình, vợ chồng ly tán, con cái không được đến trường. Trước tình hình đó, tôi đã phối hợp với các cấp chính quyền địa phương tuyên truyền cho người dân hiểu để bài trừ. Mình nói bà con là cái này là lợi dụng bà con, giải thích nhiều lần thì họ mới tỉnh, bây giờ thì mọi người đều biết và cảnh giác rồi”, ông Y Thành nói.

Còn ở làng Mook Đen 2, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, già làng Rơ Châm Tích, người Jơ Rai (sinh năm 1956) là một trong những tấm gương tiêu biểu trong việc phối hợp với các đơn vị chức năng để tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ đường biên, cột mốc. Ia Dom là xã biên giới đặc biệt khó khăn, trình độ dân trí của người dân còn thấp, đặc biệt là bà con người đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức về pháp luật của bà con còn hạn chế. Lợi dụng điều này, các thế lực phản động thường xuyên lôi kéo, kích động người dân vượt biên trái phép, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Chính vì vậy, với già Jơ Châm Tích, việc tuyên truyền các chính sách về pháp luật cho bà con vùng biên là hết sức cần thiết: “Về an ninh ở đây rất an toàn, về công tác biên phòng thực tế là tôi lên trên đồn công tác cùng với đồn. khi lên là tuần tra canh gác cột mốc trên biên giới, năm nào cũng đi, để tuyên truyền cho bà con không được xâm nhập qua bên kia, làm rẫy làm nương đất bên mình. Nhất là lớp trẻ về vấn đề tảo hôn tôi cũng tuyên truyền nhiều vì chủ trương của Đảng và Nhà nước là cấm mà, lớp trẻ tảo hôn là không được”.

Bà Lê Thị Khánh Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom cho biết, trên địa bàn xã có 4 già làng. Các già làng luôn đi đầu trong các phong trào ở địa phương, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội tại địa bàn dân cư.

“Đối với xã thì các già làng, trưởng bản, người có uy tín tại địa phương phát huy tốt vai trò trách nhiệm. Từ dòng họ, gia đình, nêu gương trong thực hiện việc cưới, tang, thực hiện nếp sống văn minh, tuyên truyền về vấn đề tảo hôn, vận động học sinh đến trường, mua bảo hiểm cho bà con thì từ đó họ nghe và làm theo”, bà Hòa cho biết.

Tỉnh Gia Lai có 44 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 46%. Hiện nay tỉnh Gia Lai có hơn 900 già làng, người có uy tín. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của các cấp, chính quyền trên địa bàn tỉnh, vai trò người có uy tín, già làng, trưởng thôn... ngày càng được nâng cao. Nhờ vậy, bộ mặt thôn, làng đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống người dân được nâng cao, các hoạt động văn hóa, xã hội ngày càng phát triển, tình hình an ninh trật tự luôn được đảm bảo.

Ông Hồ Văn Niên, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Gia Lai đánh giá: “Vai trò của người uy tín giúp cho đời sống của nhân dân ở các thôn làng cũng như tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở các địa bàn thôn làng được giữ vững và phát huy. Giữ được bản sắc văn hóa của từng đồng bào dân tộc thiểu số, cho nên cấp ủy chính quyền địa phương của huyện và của tỉnh chúng tôi rất trân trọng đối với vai trò của già làng và là người có uy tín”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở  Đắk Nông
Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông

VOV.VN - Thực hiện nội dung "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín" (Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030), sáng 14/12, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án về xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào DTTS và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến.

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở  Đắk Nông

Tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Nông

VOV.VN - Thực hiện nội dung "Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến, phát huy vai trò của người có uy tín" (Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030), sáng 14/12, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện đề án về xây dựng lực lượng cốt cán trong vùng đồng bào DTTS và biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến.

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn
Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

VOV.VN - Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, cộng đồng người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện tốt nội dung "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 2, Dự án 9) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

Người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế giảm tình trạng tảo hôn

VOV.VN - Trình độ dân trí ngày càng nâng lên, cộng đồng người dân tộc thiểu số ở A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện tốt nội dung "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 2, Dự án 9) trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Bà con dân tộc thiểu số xã Thượng Quảng học nghề may công nghiệp
Bà con dân tộc thiểu số xã Thượng Quảng học nghề may công nghiệp

VOV.VN - Triển khai "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 3, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN), TTGD nghề nghiệp huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa bế giảng lớp may công nghiệp và lớp kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh lợn, gà năm 2023 cho bà con dân tộc thiểu số xã Thượng Quảng.

Bà con dân tộc thiểu số xã Thượng Quảng học nghề may công nghiệp

Bà con dân tộc thiểu số xã Thượng Quảng học nghề may công nghiệp

VOV.VN - Triển khai "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng dân tộc thiểu số và miền núi" (Tiểu dự án 3, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia DTTS&MN), TTGD nghề nghiệp huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên Huế vừa bế giảng lớp may công nghiệp và lớp kỹ thuật chăn nuôi, phòng trị bệnh lợn, gà năm 2023 cho bà con dân tộc thiểu số xã Thượng Quảng.