Giá nước sạch tại Hà Nội sẽ điều chỉnh tăng từ 1/7 tới đây

VOV.VN - Theo Sở Tài chính Hà Nội, việc tăng giá là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm và chủ trương của nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch.

Sở Tài chính Hà Nội vừa có thông tin về phương án dự kiến tăng giá nước sinh hoạt tại Thủ đô từ ngày 1/7/2023 và từ ngày 1/1/2024. Theo đó, giá nước sạch sẽ được điều chỉnh theo hướng tăng. Cụ thể phương án điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt như sau:

Mức giá nước sạch áp dụng 10 năm nay đã không còn phù hợp

Lý giải về việc tăng giá nước sạch, Sở Tài chính Hà Nội cho biết, giá tiêu thụ nước sạch thực hiện theo Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND và Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội đến thời điểm năm 2023 đã thực hiện được 10 năm, về cơ chế chính sách đã thay đổi, giá các yếu tố đầu vào đã tăng nên giá nước theo quy định tại Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND và số 39/2013/QĐ-UBND đến thời điểm hiện nay đã không còn phù hợp chi phí sản xuất kinh doanh theo quy định của các công ty cấp nước. Việc không điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh giá tiêu thụ nước sạch có thể dẫn tới các tác động tiêu cực như: 

Không đảm bảo nguồn cung cấp nước sạch: Giá nước không điều chỉnh làm cho ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư các nhà máy nước mới; các Dự án cải tạo, nâng công suất các nhà máy nước đang vận hành theo quy hoạch cấp nước. Cụ thể: Đối với các nhà máy nước ngầm (được xây dựng từ lâu, đã hết hoặc gần hết khấu hao): Hiện đang phải giảm dần sản lượng theo quy hoạch. Đối với các nhà máy nước mặt đang vận hành: do được đầu tư theo công nghệ mới, chi phí khấu hao, chi phí tài chính còn cao nên với giá nước không được điều chỉnh thì nhà đầu tư gặp khó khăn trong thanh toán các chi phí khai thác, vận hành; cũng như khó khăn khi đàm phán huy động vốn để mở rộng, nâng công suất. Đối với các nhà máy nước trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư: các nhà tư gặp khó khăn khi huy động vốn để đầu tư.

Không đủ điều kiện nâng cao chất lượng nước sạch: Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 và Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT) thay thế quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT, QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế. Trong đó yêu cầu chất lượng nước sạch cao hơn nhiều so với quy chuẩn (QCVN 02:2009) để đảm bảo sức khỏe cho người dân. Tuy nhiên để xử lý nước đạt QCVN01-1:2018/BYT thì cần phải đầu tư công nghệ xử lý nước mới và cải tạo hệ thống cấp nước cũ. Do vậy, với giá nước chưa được điều chỉnh thì các đơn vị cấp nước không đủ nguồn lực để tái đầu tư, kiểm soát để nâng cao chất lượng nước sạch.

Không thu hút được các nhà đầu tư: Giá nước chậm điều chỉnh là hạn chế đối với việc xã hội hóa thu hút các nguồn vốn từ các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cấp nước, Thành phố đã kêu gọi thu hút được 23 nhà đầu tư tư nhân, triển khai 39 dự án cấp nước gồm cả dự án nguồn nước và mạng lưới. Trong đó có doanh nghiệp không thực hiện Dự án, phần lớn các dự án còn lại đều chậm tiến độ hoàn thành.

Các doanh nghiệp mới triển khai dự án trong giai đoạn này đang chịu nhiều áp lực chi phí vốn, với giá nước hiện hành chỉ đáp ứng được chi phí thiết yếu tối thiểu để vận hành Nhà máy, chưa thu hồi được vốn đầu tư, chưa có lợi nhuận. Nếu giá nước không điều chỉnh kịp thời thì các doanh nghiệp này sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản, do không có nguồn lực tài chính để vận hành Nhà máy, dẫn đến không đảm bảo an ninh cấp nước cho Thành phố.

Không khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm: Nước là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy nhiên nguồn cung cấp nước sạch đang ngày càng giảm đi trong khi nhu cầu sử dụng của con người ngày càng tăng cùng với tốc độ tăng của dân số. Việc bảo vệ và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên nước đang là vấn đề quan trọng và bức xúc không chỉ với Việt Nam, mà có tính chất toàn cầu.

Do vậy, việc xây dựng phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố là cần thiết, phù hợp với quy định của pháp luật, phù hợp với yêu cầu thực tế, khuyến khích sử dụng nước sạch tiết kiệm và chủ trương của nhà nước trong việc quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh nước sạch.

Khuyến khích các đơn vị cấp nước nâng cao chất lượng dịch vụ

Cũng theo Sở Tài chính Hà Nội, mục đích xây dựng phương án giá sạch sinh hoạt trên địa bàn Thành phố nhằm xây dựng phương án giá nước sạch để điều chỉnh giá bán lẻ nước sạch áp dụng chung trên địa bàn Thành phố; trong đó, phương án giá và lộ trình điều chỉnh phải đảm bảo phù hợp, hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, không làm ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Giá nước sạch sinh hoạt sau khi được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt đảm bảo tính minh bạch trong việc sản xuất, lưu thông theo nguyên tắc hài hoà lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân, đảm bảo người dân được sử dụng nguồn nước chất lượng cao.

Giá nước sạch được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí sản xuất hợp lý, hợp lệ trong quá trình khai thác, sản xuất, phân phối, tiêu thụ và có lợi nhuận; phù hợp với chất lượng nước, định mức kinh tế kỹ thuật, quan hệ cung cầu về nước sạch, điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng khu vực; khuyến khích khách hàng sử dụng nước tiết kiệm thực hiện theo đúng quy định tại Điều 2 Thông tư số 44 quy định về nguyên tắc xác định giá nước sạch.

Xây dựng phương án giá nước sạch làm cơ sở ban hành biểu giá nước áp dụng thống nhất cho toàn Thành phố, gồm khu vực các quận nội thành, khu vực thị trấn, thị tứ các huyện và khu vực các xã thuộc các huyện.

Có chính sách hỗ trợ người dân thuộc đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo và người dân ở khu vực có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn cần được tiếp cận và sử dụng nước sạch.

Khuyến khích các đơn vị sản xuất, phân phối nước sạch nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm chi phí, giảm thất thoát, thất thu nước sạch, đáp ứng nhu cầu khách hàng; thu hút đầu tư vào hoạt động sản xuất, phân phối nước sạch.

Việc điều chỉnh tăng giá nước sạch lần này, theo Sở Tài chính Hà Nội cũng nhằm đảm bảo việc khai thác hợp lý, hiệu quả nguồn nước ngầm, an ninh nguồn nước và ngăn ngừa tình trạng sụt lún mặt đất; Đảm bảo cung ứng đầy đủ, liên tục và bảo đảm chất lượng nguồn nước sạch phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân; Nâng cao ý thức tiết kiệm nước, bảo vệ môi trường; Đảm bảo các hộ dân ở các vùng nông thôn cũng được cung cấp nước sạch và đảm bảo mặt bằng giá giữa khu vực thành thị và nông thôn; Mức tăng theo lộ trình, cơ bản không tác động nhiều thu nhập của người dân, đối tượng sử dụng nước sạch sinh hoạt.

Theo Sở Tài chính Hà Nội, khi áp dụng mức giá nước sạch mới, đối với hộ gia đình theo nhu cầu tiêu dùng nước thực tế tại Hà Nội ở khu vực nội thành một (10-16 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm: 15.000 - 26.000 đồng/tháng; ở khu vực nông thôn (6-8 m3/hộ/tháng) thì số tiền phải chi thêm 10.000 - 13.000 đồng/tháng.

Nếu tính tiền nước trong tổng thu nhập và chi tiêu của một hộ gia đình tại khu vực thành thị trong một tháng chiếm 0,72% (Theo kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2022 do Tổng Cục Thống kê công bố: Số nhân khẩu bình quân một hộ khu vực thành thị là 3,5 người, khu vực nông thôn là 3,7 người. Mức thu nhập bình quân của người lao động 9 tháng năm 2022 là 6,6 triệu đồng/người, một gia đình là 22,4 triệu đồng/hộ).

Do vậy, với phương án điều chỉnh giá nước mới cơ bản không tác động nhiều đến đời sống và thu nhập của người dân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giá nước sinh hoạt ở Hà Nội dự kiến tăng cao nhất lên 27.000 đồng/m3
Giá nước sinh hoạt ở Hà Nội dự kiến tăng cao nhất lên 27.000 đồng/m3

Theo đề xuất của Sở Tài chính Hà Nội, mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30 m3/hộ/tháng.

Giá nước sinh hoạt ở Hà Nội dự kiến tăng cao nhất lên 27.000 đồng/m3

Giá nước sinh hoạt ở Hà Nội dự kiến tăng cao nhất lên 27.000 đồng/m3

Theo đề xuất của Sở Tài chính Hà Nội, mức giá cao nhất với nước sinh hoạt trong năm 2024 sẽ là 27.000 đồng/m3 nếu sử dụng trên 30 m3/hộ/tháng.

Sống giữa phố vẫn “khát” nước sạch ở Lạng Sơn
Sống giữa phố vẫn “khát” nước sạch ở Lạng Sơn

VOV.VN - Nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn) phải mua nước sạch với giá cao hơn nhiều lần so với giá quy định của UBND tỉnh Lạng Sơn. Sống giữa phố, nhưng vẫn “khát” nước sạch, đó là nghịch lý đang xảy ra tại Lạng Sơn.

Sống giữa phố vẫn “khát” nước sạch ở Lạng Sơn

Sống giữa phố vẫn “khát” nước sạch ở Lạng Sơn

VOV.VN - Nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố Lạng Sơn và tại huyện Cao Lộc (tỉnh Lạng Sơn) phải mua nước sạch với giá cao hơn nhiều lần so với giá quy định của UBND tỉnh Lạng Sơn. Sống giữa phố, nhưng vẫn “khát” nước sạch, đó là nghịch lý đang xảy ra tại Lạng Sơn.

Còn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn
Còn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn

VOV.VN - Hiện nay còn 22% hộ gia đình nông thôn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Còn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn

Còn 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn

VOV.VN - Hiện nay còn 22% hộ gia đình nông thôn chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh, 31 triệu người dân nông thôn chưa được sử dụng nước sạch đạt chuẩn. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.

Những đối tượng nào ở Hà Nội được giảm tiền nước sạch trong 4 tháng?
Những đối tượng nào ở Hà Nội được giảm tiền nước sạch trong 4 tháng?

VOV.VN - Các hộ dân sử dụng nước sạch sinh hoạt được thành phố hỗ trợ 15% trên tổng hóa đơn tiền nước sạch các tháng 9,10,11,12.

Những đối tượng nào ở Hà Nội được giảm tiền nước sạch trong 4 tháng?

Những đối tượng nào ở Hà Nội được giảm tiền nước sạch trong 4 tháng?

VOV.VN - Các hộ dân sử dụng nước sạch sinh hoạt được thành phố hỗ trợ 15% trên tổng hóa đơn tiền nước sạch các tháng 9,10,11,12.