Giải pháp kiểm soát ô nhiễm nước tại Việt Nam

VOV.VN - ĐBQH Võ Tuấn Nhân: nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam



Hưởng ứng Nghị quyết của IPU-132 và mở ra một diễn đàn thảo luận sâu sắc hơn về quản trị nước, đẩy lùi ô nhiễm nước tại Việt Nam, ngày 8/5, tại thành phố Hà Nội, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Bộ Tài nguyên và Môi trường, và Liên minh Nước sạch tổ chức Hội thảo “Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước”.

Tại đây, các vị đại biểu Quốc hội, các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia của các bộ, ngành cùng nghe 7 bài tham luận của các chuyên gia về vấn đề pháp luật, về tài nguyên nước và cùng nhau trao đổi về những bất cập trong chính sách và hệ thống văn bản hiện hành liên quan tới vấn đề kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm nước. Qua đó đề xuất giải pháp hành động để dừng và đảo ngược xu thế ô nhiễm nước đang ngày càng trầm trọng ở nước ta hiện nay. Trong đó cần xem xét đề xuất kiến nghị Quốc hội khóa XIV thực hiện giám sát tối cao về môi trường nước và đưa vào chương trình xây dựng pháp luật của Quốc hội một Luật riêng về Kiểm soát ô nhiễm nước với tính thực thi cao như nhiều nước trên thế giới đã ban hành nhằm góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho phát triển bền vững của Việt Nam trong thế kỷ 21.

Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Võ Tuấn Nhân
phát biểu ý kiến
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Võ Tuấn Nhân chia sẻ, nước là nguồn tài nguyên quý giá và có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển bền vững của nhân loại. Dưới áp lực của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nguy cơ cạn kiệt nguồn nước, ô nhiễm nguồn nước ngày càng trầm trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Nguy cơ này sẽ trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp và gay gắt. Chất lượng nguồn nước đang có nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát do tác động của các hoạt động phát triển; sự mâu thuẫn trong khai thác, chia sẻ tài nguyên nước giữa các ngành, các lĩnh vực kinh tế; từ công tác quản lý Nhà nước và đặc biệt là chính sách, pháp luật chưa được hoàn thiện, thiếu nhiều quy định và các chế tài trong việc kiểm soát chất lượng nguồn nước. Chính vì vậy việc bảo vệ và quản trị tốt nguồn nước đã được coi là vấn đề ưu tiên trong mục tiêu phát triển đất nước. Trong đó, chính sách, pháp luật về kiểm soát nguồn nước phải được ưu tiên hàng đầu.

Việt Nam có khoảng 3.450 con sông có chiều dài trên 10km với tổng lượng nước mặt khoảng 830-840 tỷ m3/năm. Có khoảng 2.900 hồ chứa thủy điện, thủy lợi tương đối lớn với tổng dung tích chứa trên 65 tỷ m3. Tuy nhiên, thiếu nước và ô nhiễm nước đã trở thành nguy cơ ngày càng rõ trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học ngày càng giảm khiến cho nguồn sinh thủy đang giảm cả về số lượng và chất lượng. Tình trạng ô nhiễm nước không những ảnh hưởng tới nền kinh tế của nước ta mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người dân. Theo báo cáo thống kê của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên và Môi trường, trung bình mỗi năm có tới 9.000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm nước, có tới 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà một nguyên nhân quan trọng là do sử dụng nước bị ô nhiễm.

Bà Nguyễn Ngọc Lý - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Cộng đồng (CECR) - Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam nhìn nhận, từ góc độ kinh tế, nước là nguồn nguyên liệu, là môi trường cho sản xuất, khai thác và dịch vụ… Nước sạch là điều kiện cần và tiên quyết và có thể coi là nguồn tài sản cho sự phát triển kinh tế. Giữ gìn nguồn nước sạch là phát triển bền vững là hai khái niệm không thể tách rời. Để đất nước phát triển bền vững, đảm bảo đầu tư phát triển kinh tế, đảm bảo được sức khỏe của nòi giống, một trong những việc hiện nay phải làm quyết liệt trước tiên là kiểm soát, ngăn ngừa và chặn đứng các nguồn gây ô nhiễm nước, đặc biệt là vào nguồn nước mặt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng nước sạch
Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng nước sạch

VOV.VN -Kết quả kiểm tra chất lượng nước năm 2014, nước cấp chưa đạt tiêu chuẩn Clo dư, pH, độ đục, amoni, nitrit, pecmanganat, asen, E.coli,coliform.

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng nước sạch

Hà Nội sẽ xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng nước sạch

VOV.VN -Kết quả kiểm tra chất lượng nước năm 2014, nước cấp chưa đạt tiêu chuẩn Clo dư, pH, độ đục, amoni, nitrit, pecmanganat, asen, E.coli,coliform.

Quân khu 5 đưa nước sạch về cho người dân Ninh Thuận
Quân khu 5 đưa nước sạch về cho người dân Ninh Thuận

VOV.VN - Lần đầu tiên sau 7 tháng sống trong cảnh khô hạn khan, người dân nơi đây được hứng những thùng nước sạch miễn phí từ Bộ Tư lệnh Quân khu 5.

Quân khu 5 đưa nước sạch về cho người dân Ninh Thuận

Quân khu 5 đưa nước sạch về cho người dân Ninh Thuận

VOV.VN - Lần đầu tiên sau 7 tháng sống trong cảnh khô hạn khan, người dân nơi đây được hứng những thùng nước sạch miễn phí từ Bộ Tư lệnh Quân khu 5.

 Trung ương Đoàn hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch năm 2015
Trung ương Đoàn hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch năm 2015

VOV.VN - Thời gian qua, Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền và tham gia bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường…

 Trung ương Đoàn hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch năm 2015

Trung ương Đoàn hưởng ứng Tuần lễ quốc gia nước sạch năm 2015

VOV.VN - Thời gian qua, Trung ương Đoàn đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền và tham gia bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường…

Hà Nội: Nhiều khu vực sẽ thiếu nước sạch mùa nắng nóng 2015
Hà Nội: Nhiều khu vực sẽ thiếu nước sạch mùa nắng nóng 2015

VOV.VN -Dự báo nhu cầu nước sạch của người dân các quận nôi thành tăng khoảng từ 5-7% so với năm 2014, tương ứng 40.000- 60.000 m3 ngày/đêm.

Hà Nội: Nhiều khu vực sẽ thiếu nước sạch mùa nắng nóng 2015

Hà Nội: Nhiều khu vực sẽ thiếu nước sạch mùa nắng nóng 2015

VOV.VN -Dự báo nhu cầu nước sạch của người dân các quận nôi thành tăng khoảng từ 5-7% so với năm 2014, tương ứng 40.000- 60.000 m3 ngày/đêm.