Giảm căng thẳng cho người lao động

VOV.VN - Người lao động nhiều nơi đang phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn và căng thẳng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến năng xuất lao động, hiệu quả công việc chưa cao.

Trước thực trạng này, ngày 26/4 tới, Ban chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương sẽ phát động Tháng hành động an toàn, vệ sinh lao động năm 2023 (diễn ra từ ngày 1/5 đến 31/5) với chủ đề “Tăng cường xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc”.

Phóng viên phỏng vấn ông Hà Tất Thắng, Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.

PV: Thưa ông, ông có thể nói rõ hơn về chủ đề của Tháng hành động an toàn vệ sinh lao động năm nay?

Ông Hà Tất Thắng: Chủ đề năm nay là tăng cường các biện pháp xây dựng các quy trình, biện pháp làm việc an toàn, cải thiện điều kiện làm việc và giảm căng thẳng cho người lao động. Đây là những việc mà chúng tôi cho rằng rất phù hợp trong tình hình hiện nay.

Quy định pháp luật về an toàn vệ sinh lao động hiện nay khá đầy đủ, nhưng quy định dù có đầy đủ cũng chỉ là những cái chung nhất, cơ bản nhất để áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và ở cả Việt Nam. Cho nên doanh nghiệp phải xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn, phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình, cụ thể hơn phù hợp với công việc ngành nghề của người lao động là hết sức cần thiết. Chỉ khi có quy trình, biện pháp làm việc an toàn và người lao động tuân thủ kết quả mới giữ được an toàn lao động.

Còn cải thiện điều kiện làm việc, trong thời gian qua đã được cải thiện nhiều, nhưng tiếp tục phải cải thiện để người lao động được làm việc trong điều kiện an toàn và an toàn rồi nhưng môi trường lao động phải tốt, kể cả những yếu tố vi khí hậu cũng phải tốt. 

Về giảm căng thẳng cho người lao động, hiện nay người lao động bị rất nhiều áp lực. Căng thẳng về thời giờ làm việc tăng, cường độ làm việc tăng là do tổ chức sản xuất lao động không hợp lý. Người lao động phải làm đêm  hay tăng ca nhiều.Người lao đông có con nhỏ nhưng yêu cầu họ làm việc trong giờ không chăm sóc con nhỏ được, không đưa đón con được…thì lao động cũng bị áp lực, căng thẳng. Hay tổ chức sản xuất trong quản lý đôi khi cũng tác động rất lớn. Phương pháp quản lý của người quản lý, của người sử dụng lao động mà không tốt, cũng gây áp lực căng thẳng cho người lao động.

Cho nên, chúng tôi khuyến khích phải giảm căng thẳng. Và sau đại dịch Covid-19, rất nhiều người mắc bệnh bị hậu Covid-19 nên ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm trí nhớ… thế thì rõ ràng ở đây đòi hỏi sự hồi phục hoặc lao động, để làm được thì công tác tổ chức sản xuất làm sao phải đảm bảo giảm được.

Giảm ở đây, ngoài biện pháp quản lý tổ chức, người sử dụng lao động, công đoàn phải có biện pháp hỗ trợ ngoại khóa hay để làm sao giảm được căng thẳng, giúp cho người lao động làm việc với tinh thần sảng khoái hơn, vừa tập trung giữ được sức lao động và năng suất cao hơn. Chủ đề năm nay hướng tới, tất cả vì sức khỏe, vì tinh thần và vì điều kiện làm việc của người lao động được an toàn hơn

PV: Để đạt được những điều như ông vừa, đâu là hoạt động chính sẽ được tập trung triển khai, thưa ông?

Ông Hà Tất Thắng: Hoạt động chính tập trung, một là: Trong doanh nghiệp phải xây dựng các biện pháp làm việc an toàn. Việc này chỉ có doanh nghiệp làm thôi. Các cơ quan phòng, ban chuyên môn phải xây dựng để ban hành những quy trình làm việc an toàn, huấn luyện, tập huấn cho người lao động biết rằng làm như thế mới an toàn. Còn làm khác đi, không đảm bảo quy trình, không an toàn thì gây ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Ở đây trách nhiệm của người sử dụng lao động rất lớn.

Cải thiện điều kiện làm việc, có rất nhiều việc. Ví dụ người lao động được làm việc trong điều kiện nhiệt độ lý tưởng, nhiệt độ không cao quá 32 độ về mùa hè hay mùa đông  không lạnh quá và có hệ thống thông gió tốt, chiếu sáng đảm bảo mát mẻ sạch sẽ thì năng suất cao. Hai là điều kiện tương tác với máy móc, thiết bị của người lao động phải phù hợp, với tư thế phù hợp với thể trạng người Việt Nam, thì đấy cũng là cải thiện.

Còn giảm căng thẳng thì không làm tăng ca, tăng giờ quá quy định. Bố trí sản xuất phù hợp, để giúp cho người lao động, nhất là phụ nữ nuôi con nhỏ có điều kiện để chăm sóc gia đình. Có như vậy họ mới tập trung làm việc được.

Vấn đề tổ chức các hoạt động ngoại khóa của công đoàn, của các tổ chức đoàn thể để giúp cho họ hồi phục sức khỏe, tạo tinh thần sảng khoái làm việc tốt hơn. Có rất nhiều các giải pháp, có thể là giảm căng thẳng lên làm việc. Trong đó, thì đòi hỏi cả về phía các cơ quan quản lý nhà nước ban hành các quy định văn bản pháp luật để bảo vệ người lao động. Các cơ quan thực thi ở địa phương thanh tra, kiểm tra. Doanh nghiệp phải lấy người lao động làm trung tâm và xác định người lao động là tài sản quý nhất mình phải bảo vệ và khai thác, sử dụng một cách hợp lý, không phải khai thác nhanh để người lao động suy kiệt. Còn người lao động cũng phải có tiếng nói. Công đoàn có tiếng nói để bảo vệ, rồi đề xuất với người sử dụng lao động để có điều chỉnh cho hợp lý. Tôi cho rằng, phải đồng bộ cả cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan quản lý địa phương, chủ doanh nghiệp và người lao động cùng tham gia vào quá trình này.

 PV: Thưa ông, trong bối cảnh khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp đều phải đối mặt với bài toán kinh tế, làm thế nào để có thể ổn định và duy trì sản xuất kinh doanh, liệu có xảy ra tình trạng công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động bị lơ là hay không. Và ngoài các hoạt động của Tháng an toàn vệ sinh lao động ra, hoạt động nào cần tưng cường để nâng cao trách nhiệm của người sử dụng lao động?

Ông Hà Tất Thắng: Việc lơ là an toàn vệ sinh lao động vẫn xảy ra thường xuyên. Nếu cơ quan quản lý nhà nước không tăng cường thanh tra, kiểm tra, không tăng cường xử phạt và thậm chí những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chết người phải khởi tố, điều tra và phải truy tố, phải làm chặt chẽ mới giảm được.

Cũng phải tăng cường tuyên truyền để nâng cao ý thức của người sử dụng lao động. Và ý thức của người lao động cũng phải tuân thủ, phải tự mình thấy rằng làm an toàn là bảo vệ cho chính mình trước, phải tuân thủ và thực hiện nghiêm thì mới có thể thực hiện được.

Giải pháp phải đồng bộ từ pháp luật, từ cơ quan quản lý nhà nước, Trung ương, địa phương đến việc tự đầu tư, quan tâm của người sử dụng lao động và ý thức của người lao động. Các cơ quan báo chí tăng cường tuyên truyền, biểu dương người làm công việc tốt, phê phán những cái không tốt. Cơ quan pháp luật thì xử lý, xử phạt, thậm chí truy cứu, truy tố trách nhiệm công khai ra, thì người ta sẽ sợ, sẽ có sự chuyển biến tích cực. Việc đó, tôi cho rằng phải đồng bộ và phải có sự đầu tư thỏa đáng mới có thể đạt được kết quả tốt trong đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động./.

 PV: Vâng, xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước
Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước

VOV.VN - Đi xuất khẩu lao động về nước, có trong tay số tiền lớn, nhưng nhiều người lao động lại tiếp tục loay hoay với bài toán tìm việc làm ổn định trong nước. Việc tạo ra việc làm bền vững bằng cách kết hợp giữa doanh nghiệp và trường nghề đem lại cơ hội vừa học vừa làm được cho là giải pháp hữu hiệu, tạo việc làm bền vững cho người lao động.

Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước

Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước

VOV.VN - Đi xuất khẩu lao động về nước, có trong tay số tiền lớn, nhưng nhiều người lao động lại tiếp tục loay hoay với bài toán tìm việc làm ổn định trong nước. Việc tạo ra việc làm bền vững bằng cách kết hợp giữa doanh nghiệp và trường nghề đem lại cơ hội vừa học vừa làm được cho là giải pháp hữu hiệu, tạo việc làm bền vững cho người lao động.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết trong năm 2023, các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ, có chuyên môn cao.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết trong năm 2023, các doanh nghiệp phải có bài toán giữ chân người lao động, thu hút nguồn nhân lực trẻ, có chuyên môn cao.

Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?
Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?

VOV.VN - Ảnh hưởng từ biến động chung của kinh tế thế giới, các khách hàng chính của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề dẫn đến việc không có đơn hàng sản xuất, doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới để duy trì việc làm cho người lao động.

Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?

Giải bài toán lao động mất việc dịp cuối năm thế nào?

VOV.VN - Ảnh hưởng từ biến động chung của kinh tế thế giới, các khách hàng chính của doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề dẫn đến việc không có đơn hàng sản xuất, doanh nghiệp trong nước đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm đơn hàng mới để duy trì việc làm cho người lao động.