Bộ GD-ĐT đề xuất chính sách đặc thù hỗ trợ giáo viên mầm non ngoài công lập

VOV.VN - Bộ GD-ĐT kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Báo cáo tại phiên giải trình về vấn đề dạy học trong bối cảnh dịch Covid-19 do Ủy ban văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức hôm nay (25/2), Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, đầu năm học 2020-2021 và năm học 2021-2022, Bộ GD-ĐT đã ban hành nhiều văn bản, hướng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó với dịch Covid-19. Trong đó xác định rõ mục tiêu hoàn thành chương trình theo kế hoạch năm học, thực hiện dạy học theo mức độ cần đạt của chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học, theo đó dạy những nội dung cốt lõi của chương trình kết hợp với việc tổ chức ôn tập, củng cố kiến thức cơ bản đã học cho các nhóm đối tượng học sinh một cách linh hoạt, phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh tại địa phương.

Thực hiện các hình thức kiểm tra đánh giá linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, phản ánh đúng chất lượng dạy học để có phương án dạy học bổ sung khi học sinh quay trở lại trường học, không kiểm tra, đánh giá định kì đối với những nội dung hướng dẫn học sinh tự đọc, tự học, tự làm, tự thực hiện, không yêu cầu; những nội dung yêu cầu học sinh thực hành, thí nghiệm.

Tuy nhiên, trong thời gian phải chuyển sang dạy và học trực tuyến dưới tác động của dịch bệnh, chất lượng học tập của học sinh bị ảnh hưởng nhất định. Điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức dạy học trực tuyến khác nhau giữa các địa phương, các gia đình học sinh, việc thiếu thiết bị gây ra nhiều khó khăn trong quá trình triển khai dạy và học. 

Nền nếp học tập của một bộ phận học sinh bị ảnh hưởng, chưa chủ động tự giác học tập. Chất lượng học tập theo hình thức học trực tuyến bị hạn chế, không đảm bảo tính bình đẳng do điều kiện về cơ sở vật chất của địa phương không đồng bộ. Cha mẹ học sinh còn lo lắng về sự an toàn của trẻ, về chất lượng dạy học, sức khỏe của học sinh khi học trực tuyến.

Đặc biệt, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng cho biết, thời gian học trực tuyến, lương và chế độ chính sách của giáo viên hợp đồng bị ảnh hưởng rất lớn. Trong đó, thu nhập của giáo viên dạy hợp đồng theo buổi, theo tiết trong các cơ sở giáo dục công lập bị ảnh hưởng lớn, không được hưởng lương khi các trường tạm nghỉ học. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ giáo viên ngoài công lập khi phải nghỉ dạy, không có lương dẫn đến nhiều lo lắng. Kinh tế xã hội bị tác động, nhiều cơ sở giáo dục không thu đủ được học phí của người học, các nguồn thu từ dịch vụ hỗ trợ giảm. Trong khi đó nhiều khoản chi của cơ sở không thay đổi.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cũng kiến nghị Chính phủ cần có những chính sách hỗ trợ đặc thù đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đầu tư kinh phí và nhân lực y tế cơ sở cho các trường học trên địa bàn để đảm bảo công tác phòng, chống dịch khi tổ chức các hoạt động giáo dục trực tiếp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến
Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

VOV.VN - Sau 1 tuần tạm dừng việc học sinh đến trường để phòng chống dịch bệnh và rét đậm, rét hại, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh quyết định tiếp tục cho trẻ em mầm non nghỉ học, cấp tiểu học chuyển sang trực tuyến.

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

Quảng Ninh tiếp tục cho trẻ mầm non nghỉ học, tiểu học học trực tuyến

VOV.VN - Sau 1 tuần tạm dừng việc học sinh đến trường để phòng chống dịch bệnh và rét đậm, rét hại, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Ninh quyết định tiếp tục cho trẻ em mầm non nghỉ học, cấp tiểu học chuyển sang trực tuyến.

Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"
Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"

VOV.VN - "Chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm p (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm p ở cuối âm tiết. Lập luận này thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu “pờ” và phụ âm cuối “pờ”".

Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"

Thầy Đào Quốc Vịnh: "Tác giả SGK Tiếng Việt đang không phân biệt được âm pờ và chữ p"

VOV.VN - "Chủ biên cho rằng, trong Tiếng Việt âm p (pờ) có thể xuất hiện ở đầu hoặc cuối âm tiết, sách của họ đã dạy âm p ở cuối âm tiết. Lập luận này thực sự làm tôi ngỡ ngàng vì lỗ hổng trong kiến thức về ngôn ngữ học. Họ đã không phân biệt được phụ âm đầu “pờ” và phụ âm cuối “pờ”".

Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế
Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế

VOV.VN - Mặc dù các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như dồn dịch trường, lớp, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên... nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không thể khắc phục, nhất là khi các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên lại vừa phải thực hiện tinh giản biên chế

Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế

Khó giải bài toán thiếu giáo viên nhưng vẫn phải tinh giản biên chế

VOV.VN - Mặc dù các địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như dồn dịch trường, lớp, bố trí, sắp xếp, điều chuyển giáo viên... nhưng tình trạng thiếu giáo viên vẫn không thể khắc phục, nhất là khi các địa phương vừa phải giải quyết bài toán thiếu giáo viên lại vừa phải thực hiện tinh giản biên chế

Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác
Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, cần ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh khi lựa chọn SGK mới. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cần có chỉ đạo sâu sắc hơn nữa để địa phương sớm triển khai tổ chức lựa chọn những điểm hay, mạnh của các bộ SGK.

Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác

Chọn SGK mới: Có nơi còn máy móc, giáo viên chọn sách này, cấp trên quyết sách khác

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, cần ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh khi lựa chọn SGK mới. Bên cạnh đó, Bộ GD-ĐT cũng cần có chỉ đạo sâu sắc hơn nữa để địa phương sớm triển khai tổ chức lựa chọn những điểm hay, mạnh của các bộ SGK.

Hiệu trưởng phản ánh SGK lớp 1 bỏ chữ "P", Tổng Chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng
Hiệu trưởng phản ánh SGK lớp 1 bỏ chữ "P", Tổng Chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng

VOV.VN - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Hiệu trưởng phản ánh SGK lớp 1 bỏ chữ "P", Tổng Chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng

Hiệu trưởng phản ánh SGK lớp 1 bỏ chữ "P", Tổng Chủ biên SGK Tiếng Việt lớp 1 lên tiếng

VOV.VN - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng, Tổng chủ biên kiêm Chủ biên SGK Tiếng Việt 1, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống khẳng định, bảng chữ cái trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối có đầy đủ 29 chữ cái theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.