Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Không để học sinh “sợ” giờ học thể dục

VOV.VN -Phải làm sao để nhắc tới các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường, học sinh không cảm thấy sợ mà mong muốn được tham gia, trở thành đam mê...

Bộ GD-ĐT vừa tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học.

Đổi mới giáo dục thể chất trong trường học là yêu cầu tất yếu

Giáo dục thể chất trong trường học là nội dung quan trọng, góp phần rèn luyện thể lực cho học sinh, từ đó nâng cao tính tự giác, chủ động rèn luyện, giúp các em đảm bảo sức khỏe cho hoạt động học tập và hình thành công dân tương lai phát triển toàn diện cả về đức, trí, thể, mĩ.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ (Ảnh: Bộ GD-ĐT)

Mặc dù vậy, trên thực tế, giáo dục thể chất trong trường học vẫn chưa thực sự được coi trọng đúng mức. Theo thống kê, hiện nay cả nước có gần 80.000 giáo viên thể dục thể thao, trong đó có khoảng 74% giáo viên chuyên trách và 26% giáo viên bán chuyên trách. Đặc biệt ở bậc tiểu học chỉ có 20% số trường có giáo viên chuyên trách.

Chương trình môn học Giáo dục thể chất của các cấp học cấu trúc chưa cân đối, nhiều nội dung còn mang nặng tính kỹ thuật. Hầu hết các trường dạy chương trình cũ ban hành từ năm 2000, ít các hướng dẫn, các kĩ năng thực hành, không có các hoạt động thể thao ngoại khóa.

Một số trường còn xem nhẹ việc thực hiện chương trình môn học Giáo dục thể chất, triển khai chương trình giáo dục thể chất hình thức, kém hiệu quả. Hoạt động thể thao trường học hướng dẫn nội dung còn nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, chưa thu hút được đông đảo lực lượng học sinh tham gia tập luyện thể dục, thể thao. Nguồn lực đầu tư cho công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học chưa đáp ứng yêu cầu.

Giáo dục thể chất vẫn bị "mặc định" là môn phụ

Trước bất cập trên, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh tới vấn đề thay đổi nhận thức về vai trò, ý nghĩa của giáo dục thể chất trong nhà trường và cho rằng, tất cả phải cùng thay đổi nhận thức này, từ Bộ GD-ĐT, Sở, phòng, hiệu trưởng các nhà trường tới các Bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Giáo dục thể chất là thành tố quan trọng trong quá trình đào tạo con người hoàn thiện đức - trí - thể - mỹ. Mặc dù vậy, lâu nay, giáo dục thể chất trong nhà trường vẫn bị "mặc định" là môn phụ. Nhưng để môn phụ trở thành môn chính không phải cứ kêu gọi là được, mà môn học phải thay đổi để trở thành nhu cầu, niềm đam mê, có như thế mới không còn được coi là môn phụ.

“Phải làm sao để nhắc tới các hoạt động thể dục thể thao trong nhà trường, học sinh không cảm thấy sợ, ngại mà mong muốn được tham gia, trở thành đam mê, sở thích của các em, để chính các em thấy được ý nghĩa và tác dụng của các hoạt động giáo dục thể chất”, ông Phùng Xuân Nhạ lưu ý.

Khẳng định tính thiết thực và hiệu quả của giáo dục thể chất, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT đề nghị các địa phương, các cơ sở giáo dục bám sát mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới ban hành. Từ đó, vận dụng các hoạt động giáo dục thể chất một cách linh hoạt, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, vùng miền, phù hợp với thể trạng học sinh, tạo sự hứng khởi cho cả người dạy và người học, tạo ra phong trào thể dục thể thao trường học thực chất, mang lại kết quả thực chất.

Để đảm bảo chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới, ông Phùng Xuân Nhạ lưu ý, các trường đại học sư phạm thể dục thể thao, khoa sư phạm giáo dục thể chất tập trung xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tăng cường kỹ năng cho cả người dạy, người học, kỹ năng xử lý tình huống, mở rộng các chương trình hướng dẫn phong trào, tổ chức các câu lạc bộ; tài liệu giáo trình tránh lý thuyết mà chú trọng tới tính hướng dẫn thực hành, thiết thực và hiệu quả.

Các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT sớm chuẩn bị để sơ kết Đề án tổng thể của Thủ tướng Chính phủ phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025. Qua đó nhìn nhận bức tranh giáo dục thể chất và thể thao trường học hiện tại, công tác phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong triển khai Đề án và có các giải pháp triển khai trong giai đoạn tiếp theo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đây là hậu quả của sức khỏe thể chất kém
Đây là hậu quả của sức khỏe thể chất kém

VOV.VN - Sức khỏe thể chất liên quan trực tiếp đến những thức ăn bạn ăn, nó cung cấp cho cơ thể những dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khoẻ mạnh.

Đây là hậu quả của sức khỏe thể chất kém

Đây là hậu quả của sức khỏe thể chất kém

VOV.VN - Sức khỏe thể chất liên quan trực tiếp đến những thức ăn bạn ăn, nó cung cấp cho cơ thể những dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khoẻ mạnh.

10 hoạt động thể chất tốt nhất cho trẻ em nghiện công nghệ
10 hoạt động thể chất tốt nhất cho trẻ em nghiện công nghệ

VOV.VN - Ngày càng có nhiều trẻ em nghiện công nghệ, khiến các bậc phụ huynh đau đầu và không hề dễ “cai nghiện” cho trẻ.

10 hoạt động thể chất tốt nhất cho trẻ em nghiện công nghệ

10 hoạt động thể chất tốt nhất cho trẻ em nghiện công nghệ

VOV.VN - Ngày càng có nhiều trẻ em nghiện công nghệ, khiến các bậc phụ huynh đau đầu và không hề dễ “cai nghiện” cho trẻ.

Vụ 9 học sinh chết đuối ở Quảng Ngãi: Xem lại cách giáo dục thể chất
Vụ 9 học sinh chết đuối ở Quảng Ngãi: Xem lại cách giáo dục thể chất

VOV.VN -Đa số học sinh từ bậc tiểu học đến đại học đều không biết bơi trong khi thời gian, cơ sở vật chất dành cho môn bơi lội lại hầu như không có.

Vụ 9 học sinh chết đuối ở Quảng Ngãi: Xem lại cách giáo dục thể chất

Vụ 9 học sinh chết đuối ở Quảng Ngãi: Xem lại cách giáo dục thể chất

VOV.VN -Đa số học sinh từ bậc tiểu học đến đại học đều không biết bơi trong khi thời gian, cơ sở vật chất dành cho môn bơi lội lại hầu như không có.

Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần
Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần

VOV.VN - Nghiên cứu cho thấy, 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.

Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần

Gần 60% phụ nữ Việt từng bị bạo lực về thể chất, tinh thần

VOV.VN - Nghiên cứu cho thấy, 58% phụ nữ Việt Nam cho biết đã từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời.