Dạy tiếng Trung, tiếng Nga: Về nhà trẻ nói với ai?

VOV.VN - Nhiều phụ huynh cho rằng với bậc tiểu học chỉ nên tập trung dạy và học tốt tiếng Anh thay vì “làm khó” các con bằng ngoại ngữ mới.

Theo đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020”, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ đưa tiếng Nga, tiếng Trung vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục phổ thông như ngoại ngữ thứ nhất.

Bộ sẽ xây dựng chương trình giáo dục phổ thông tiếng Nga, tiếng Trung hệ 10 năm bắt đầu từ lớp 3 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Dự kiến đề án này sẽ được tiến hành từ năm 2017.

Nhiều phụ huynh cho rằng việc học tiếng Nga và tiếng Trung là quá sức với học sinh tiểu học (Ảnh minh họa).
Trước thông tin này của Bộ, nhiều phụ huynh có con đang theo học bậc Tiểu học cho rằng chỉ nên cho các cháu học chắc tiếng Anh thay vì những ngoại ngữ khác.

Dạy tiếng Nga, Trung là đi ngược xu thế?

Chia sẻ về vấn đề này chị Vân Anh (Hồng Hà, Hoàn Kiếm, Hà Nội) có con đang học lớp 1 phản đối kịch liệt đề án dạy tiếng Trung và tiếng Nga ở bậc tiểu học. Chị Vân Anh cho rằng cả thế giới đang sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chung, việc đưa tiếng Trung và tiếng Nga trở thành ngoại ngữ số 1 là đi ngược lại với xu thế.  Nếu đưa 2 ngôn ngữ trên vào giảng dạy sẽ gây quá tải cho học sinh. Trong khi ở trường vẫn phải học tiếng Nga, hoặc tiếng Trung, nhưng nếu không có tiếng Anh thì sau này không thể làm việc trong thời buổi hội nhập. Vì lo lắng nên gia đình vẫn sẽ phải cho các cháu học thêm tiếng Anh.

Có cùng ý kiến như trên, anh Nguyễn Văn Hưng (ở Trần Khát Chân, Hai Bà Trưng, Hà Nội) đưa ra quan điểm rằng: “Chỉ nên cho các cháu học những thứ tiếng thông dụng, mà tiếng Anh là tốt nhất”. Theo anh Hưng dù Trung Quốc và Nga là 2 nước có dân số đông trên thế giới, số người nói tiếng Nga và tiếng Trung nhiều, nhưng nếu so sánh với lượng người dùng tiếng Anh thì vẫn chưa thấm tháp gì. Do vậy nếu để các cháu “học cho vui” thì được, chứ không nên đưa thành ngoại ngữ chính.

Bản thân anh Hưng cũng đã từng học tiếng Pháp ở bậc học phổ thông, nhưng công việc sau này lại yêu cầu tiếng Anh. Do đó anh Hưng ủng hộ việc chỉ dạy tiếng Anh như ngoại ngữ thứ nhất.

Tiếng Nga, tiếng Trung các con học sao nổi?

Nhiều phụ huynh khác lại tỏ ra lo ngại về độ khó và “lạ” của hai ngôn ngữ này với học sinh bậc tiểu học.

Phụ huynh Trần Thanh Thúy (ở Trần Thánh Tông, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là người từng có nhiều năm học và sử dụng tiếng Trung nhận thấy việc đưa ngoại ngữ này vào giảng dạy cho học sinh tiểu học là quá khó. “Chữ Trung Quốc là chữ tượng hình, trong khi đó tiếng Việt lại là chữ Latinh. Học tiếng Trung cách viết rất khó, bao gồm cả chữ giản thể và phồn thể, đối với học sinh tiểu học là quá sức, chưa thể nhớ hết được”.

Bằng kinh nghiệm của bản thân, chị Thúy cho rằng với học sinh tiểu học chỉ nên dừng lại ở việc học tốt tiếng Việt và sau nữa là tiếng Anh. Nếu có dạy thêm ngoại ngữ thứ 2 thì nên để học sinh tự chọn chứ không nên đưa thành ngoại ngữ bắt buộc và áp dụng từ cấp 2 trở lên.

Có con đang học tiểu học, phụ huynh Nguyễn Diệu Hương tỏ ra lo ngại về tính kém khả thi trong đề án ngoại ngữ của Bộ đưa ra. Từ thực tế việc học của con mình chị nhận thấy việc đưa tiếng Trung và tiếng Nga vào dạy trong chương trình tiểu học là “không tưởng, ở cấp 1 chỉ nên dạy đọc thông viết thạo, những kiến thức đơn giản, chương trình học hiện nay đã rất nặng, cứ bảo chỉ cần học trên lớp về nhà không phải học, nhưng nếu không học thì các con không nhớ bài”. Chỉ riêng học tiếng Anh còn chưa nắm được gì, “chứ đừng nói đến việc học thêm tiếng gì khác”. Bà mẹ có con đang học lớp 2 cũng băn khoăn trước thực trạng, con học một tiếng, bố mẹ lại biết một tiếng khác: “Nhiều gia đình trẻ hiện nay, bố mẹ không biết tiếng Nga, tiếng Trung có lẽ nhiều hơn, vậy ai sẽ dạy các con khi ở nhà”?

Lo ngại của phụ huynh vùng nông thôn

Có con đang học lớp 2, đồng thời cũng là giáo việ dạy tiếng Anh, anh Quốc Toàn (Hải Dương) cho rằng việc dạy tiếng Trung và tiếng Nga từ quá sớm là không cần thiết. Nếu muốn,  có thể để học sinh tự chọn ở các cấp học cao hơn. Tại những vùng nông thôn, lượng người biết tiếng Nga và tiếng Trung không nhiều, không có môi trường giao tiếp, nếu chỉ học 2 tiết một tuần, thì cũng chỉ như “cưỡi ngựa xem hoa”. Mà với việc học ngoại ngữ, nói và nghe thường xuyên là điều quan trọng. Còn chưa kể đến chương trình học sẽ trở nên quá nặng khi bắt các cháu làm quen với ngoại ngữ mới.

Chị Nguyễn Thị Hòa (Hải Dương) chưa từng học qua tiếng Trung và tiếng Nga lo lắng nếu đề án này được triển khai rộng rãi trong cả nước thì học sinh ở những vùng nông thôn sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Số tiết học trên lớp là  giới hạn, thực tế cho thấy nếu muốn học tốt, học sinh phải tự học ở nhà rất nhiều hoặc đi học thêm để củng cố kiến thức (như trước kia). Nhưng nếu cả bố mẹ đều không biết, học thêm cũng bị cấm. “Liệu rằng học như vậy có thực sự hiệu quả hay chỉ gây lãng phí”?./

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, việc học ngoại ngữ là để phục vụ cuộc sống, công việc, chứ không phải để thi, để lấy chứng chỉ.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: “Học ngoại ngữ không phải để lấy chứng chỉ“

VOV.VN -Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định, việc học ngoại ngữ là để phục vụ cuộc sống, công việc, chứ không phải để thi, để lấy chứng chỉ.

Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?
Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?

VOV.VN -Việc học ngoại ngữ trong nhà trường, nhất là tiếng Anh thường quá chú trọng đến ngữ pháp.

Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?

Vì sao dạy ngoại ngữ trong nhà trường chưa hiệu quả?

VOV.VN -Việc học ngoại ngữ trong nhà trường, nhất là tiếng Anh thường quá chú trọng đến ngữ pháp.

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3
Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3

VOV.VN - Phổ điểm trung bình của các môn là từ 4,5 đến 6 điểm. Riêng môn Ngoại ngữ chỉ đạt điểm trung bình 3,3 điểm.

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3

Phổ điểm thi THPT Quốc gia 2016 môn Ngoại ngữ chỉ đạt 3,3

VOV.VN - Phổ điểm trung bình của các môn là từ 4,5 đến 6 điểm. Riêng môn Ngoại ngữ chỉ đạt điểm trung bình 3,3 điểm.

Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực
Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực

VOV.VN -Dù ở cấp nào, học sinh phải học hai ngoại ngữ một lúc (1 bắt buộc và 1 tự nguyện) thì thực sự là áp lực…

Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực

Học sinh phải học 2 ngoại ngữ một lúc thực sự là áp lực

VOV.VN -Dù ở cấp nào, học sinh phải học hai ngoại ngữ một lúc (1 bắt buộc và 1 tự nguyện) thì thực sự là áp lực…