Đề Sử dài nhưng nhiều thí sinh ra về sớm

(VOV) - Nhiều thí sinh cho rằng đề thi không quá khó, song khá dài so với khả năng của các em.

Chiều nay (9/7), thí sinh khối C cả nước đã hoàn thành xong môn thi Lịch sử - môn thi thứ hai trong đợt II kỳ thi tuyển sinh đại học.

Tại điểm thi Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi sớm hơn 1 tiếng so với thời gian quy định. Đa phần các sỹ tử đều cho biết đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái, song khá dài so với khả năng của các em. Nếu chăm chỉ học thuộc bài, các sỹ tử sẽ làm được hết các câu hỏi. Tuy nhiên, một số khác lại xác định môn Lịch sử sẽ bị điểm kém và cũng là môn làm bài kém hơn so với môn Ngữ văn và môn Địa lý.

Thí sinh Trương Thị Thủy (quê Thanh Hóa), dự thi khoa Thông tin thư viện, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội cho biết, đề Lịch sử năm nay không xé nhỏ câu hỏi thành các ý, cũng không đánh đố thí sinh. Mặc dù làm hết tất cả các câu hỏi, song Thủy vẫn không hài lòng về bài thi của mình. Thủy cho biết: “Chủ yếu đề ra về học thuộc lòng, ít câu hỏi tư duy liên hệ thực tế, trong khi có quá nhiều sự kiện, nhiều mốc lịch sử, nên em cảm thấy không tự tin về bài làm”.

Với vẻ mặt buồn rầu, thí sinh Ma Thị Vinh (quê ở Tuyên Quang) dự thi vào Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) than, đề thi năm nay chỉ trúng tủ… 2 câu. “Em chỉ làm được 3 câu và bỏ mất câu 2 điểm về Chiến dịch Đông – Xuân 1953 – 1954. Đó là câu hỏi khiến em đau đầu nhất. Các câu khác có thể nhớ ý và tự phân tích được, nhưng riêng câu đó, em chủ quan, nghĩ không vào nên không ôn tập kỹ. Hy vọng ngày mai làm tốt môn Văn để kéo điểm lại”, Vinh kể.

Đề thi năm nay có câu 4a về bản chất, biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa. Vì sao toàn cầu hóa vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các nước đang phát triển? Đây là câu hỏi được nhiều thí sinh đánh giá hay, hấp dẫn thí sinh.

Thí sinh Triệu Thị Oanh ở Bắc Kạn cho hay: “Đây là câu hỏi mở, nên đòi hỏi thí sinh phải phân tích, tổng hợp cũng như nắm bắt xu hướng phát triển của các nước trên thế giới và phải liên hệ với thực tế. Do đó, thí sinh không chỉ nắm vững kiến thức, mà còn phải có kiến thức xã hội nhất định thì mới làm tốt được bài thi”. Bạn Oanh rất hào hứng và tự tin về câu hỏi này: “Câu hỏi này em đã liên hệ thực tế với nước ta. Nước ta là nước đang phát triển, trong khi đó các nước trên thế giới đều có xu hướng toàn cầu hóa. Nếu chúng ta không biết nắm bắt cơ hội về vốn, khoa học kỹ thuật, tận dụng thời cơ… thì sẽ tụt hậu so với các nước trên thế giới”.

Tâm lý ngại... học Sử

Phần lớn thí sinh chia sẻ, các em sợ học Sử vì phải nhớ nhiều sự kiện, mốc thời gian. Học Sử nhất thiết phải tìm hiểu sự kiện lịch sử, nếu sai một chi tiết sẽ sai hết cả bài thi. Nhiều em thẳng thắn bày tỏ: Lịch sử là môn học thuộc lòng, chỉ cần có trí nhớ tốt là có thể học tốt và không cần phải tư duy sáng tạo, nên đa phần các em lựa chọn học “tủ”.

"Em nghĩ đề thi môn Lịch sử nên “cải tiến”, ít ra phần học thuộc lòng mà liên tệ với thực tế nhiều hơn.", thí sinh Triệu Thị Oanh (bên phải) chia sẻ

“Em nghĩ đề thi môn Lịch sử nên “cải tiến”, ít ra phần học thuộc lòng mà liên tệ với thực tế nhiều hơn. Do đó, chúng em cũng không còn sợ môn Sử nữa”, thí sinh Triệu Thị Oanh tâm sự.

Cùng chung suy nghĩ với thí sinh Oanh, bạn Trương Thị Thủy (ở Thanh Hóa) cho rằng cuộc sống xã hội đang diễn ra rất phong phú trên mọi lĩnh vực, trong khi đó kiến thức sách giáo khoa chủ yếu là khái quát, ít đi sâu vào những dẫn chứng cụ thể.

“Em thấy đề thi Ngữ văn và Địa lý trong kỳ thi tốt nghiệp đã bắt đầu ra dạng đề thi liên hệ với thực tế, xã hội và chúng em cảm thấy rất hào hứng khi làm những đề thi đó. Từ đó, chúng em được áp dụng những kiến thức xã hội, sự hiểu biết của mình vào bài thi và cảm thấy môn sử sẽ không còn khô khan nữa”, Thủy cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề Anh khó, đề Sinh có tính phân loại cao
Đề Anh khó, đề Sinh có tính phân loại cao

(VOV) -Nhiều thí sinh chỉ làm được 50% bài thi tiếng Anh. Còn đối với phần bài tập đề Sinh khó.

Đề Anh khó, đề Sinh có tính phân loại cao

Đề Anh khó, đề Sinh có tính phân loại cao

(VOV) -Nhiều thí sinh chỉ làm được 50% bài thi tiếng Anh. Còn đối với phần bài tập đề Sinh khó.

Gợi ý đáp án môn Tiếng Anh
Gợi ý đáp án môn Tiếng Anh

Gợi ý đáp án môn Tiếng Anh khối D - mã đề thi 637.

Gợi ý đáp án môn Tiếng Anh

Gợi ý đáp án môn Tiếng Anh

Gợi ý đáp án môn Tiếng Anh khối D - mã đề thi 637.

Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đình chỉ thi 81 thí sinh
Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đình chỉ thi 81 thí sinh

(VOV) -Số thí sinh bị đình chỉ thi chủ yếu mang điện thoại di động và tài liệu trái phép vào phòng thi.

Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đình chỉ thi 81 thí sinh

Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đình chỉ thi 81 thí sinh

(VOV) -Số thí sinh bị đình chỉ thi chủ yếu mang điện thoại di động và tài liệu trái phép vào phòng thi.

Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đề không quá khó, tính phân loại cao
Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đề không quá khó, tính phân loại cao

(VOV) -Trong ngày thi đầu tiên của đợt 2, cả nước có 125 thí sinh vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật.

Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đề không quá khó, tính phân loại cao

Ngày đầu thi ĐH đợt 2: Đề không quá khó, tính phân loại cao

(VOV) -Trong ngày thi đầu tiên của đợt 2, cả nước có 125 thí sinh vi phạm quy chế thi bị xử lý kỷ luật.

Gợi ý đáp án môn Sinh học
Gợi ý đáp án môn Sinh học

Chiều 9/7, thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh với môn Sinh khối B; Sử khối C và tiếng Anh khối D.

Gợi ý đáp án môn Sinh học

Gợi ý đáp án môn Sinh học

Chiều 9/7, thí sinh bước vào kỳ thi tuyển sinh với môn Sinh khối B; Sử khối C và tiếng Anh khối D.