Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, giáo viên căng mình dạy học

VOV.VN - Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều trường học trên cả nước đang phải vừa tổ chức học trực tiếp, vừa dạy học trực tuyến. Để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tiếp thu kiến thức, các thầy giáo, cô giáo đang chịu nhiều áp lực, tìm mọi cách xoay sở để đảm bảo việc dạy học.

Từ cuối tháng 2, số học sinh mắc COVID-19 liên tục xuất hiện và ngày càng tăng ở các trường trên địa bàn Hà Nội. Tại trường Trường THCS Giáp Bát, quận Hoàng Mai, tỷ lệ học sinh đến trường học trực tiếp giảm mạnh, nhiều lớp chỉ còn chưa đến 50% học sinh tới trường học trực tiếp, số còn lại là F0, F1 phải cách ly nên các em học trực tuyến tại nhà. Để duy trì lớp học song song, vừa trực tiếp vừa trực tuyến đạt hiệu quả, giáo viên của trường đều tất bật hơn trong việc soạn bài giảng, truyền tải kiến thức trong mỗi giờ dạy.

Cô giáo Trần Thị Lan Hương, Trường THCS Giáp Bát cho biết: "Chúng tôi và bản thân các con có vất vả hơn. Bình thường chúng tôi dạy hoàn toàn ở trên lớp, tuy nhiên hiện nay giáo viên không chỉ quan tâm đến những học sinh ở trên lớp mà phải đồng thời song song chú ý đến những học sinh học trực tuyến ở nhà".

Trong bối cảnh các ca nhiễm COVID-19 ở Hà Nội tăng cao như hiện nay, rất nhiều trường không có đủ giáo viên để giảng dạy trực tiếp bởi số giáo viên là F0, F1 trong mỗi trường ngày càng tăng. Việc có đủ giáo viên đứng lớp dạy trực tuyến đã là may mắn của nhiều trường. Vì thế để việc học của học sinh không bị gián đoạn, nhiều thầy cô là F0 vẫn nỗ lực tham gia giảng dạy như cô giáo Nguyễn Thị Thanh Nga, Trường THCS Yên Sở, quận Hoàng Mai: "Hiện nay học sinh đang bước vào thời điểm cao điểm chuẩn bị cho bài kiểm tra giữa kỳ. Nên nếu giáo viên nghỉ sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của học sinh. Chính vì vậy, bản thân tôi dương tính với COVID-19 cũng đều cố gắng hết mình".

Trong đại dịch, học sinh nỗ lực gấp đôi, giáo viên nỗ lực gấp 3, còn các trường cũng căng mình để tính toán cho từng ngày, bởi mỗi ngày danh sách học sinh và giáo viên là F0 lại càng dài thêm.

Bà Đỗ Thu Hà, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Sở, quận Hoàng Mai cho biết, việc sắp xếp thời khóa biểu cũng rất là khó khăn. Song song với  nhiệm vụ đảm bảo công tác dạy và học, nhà trường đã chủ động cho các thầy cô giáo F0 kết nối dạy trực tuyến tại nhà, các lớp học đều được lắp máy tính và camera.

Ông Trịnh Hùng Sơn, Hiệu trưởng trường THPT Lý Thái Tổ (quận Cầu Giấy) thông tin: "Giáo viên bị F0 thì không đến trường dạy trực tiếp được chúng tôi lại phải phân giáo viên A, B, C hỗ trợ để vào giờ của cô. Khi lượng giáo viên nhiều quá là chúng tôi rất khó khăn, không thể hỗ trợ nhau được nữa, giáo viên rất vất vả".

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp khiến việc dạy và học của các nhà trường đã khó khăn lại càng thêm khó. Rõ ràng để duy trì việc dạy và học được thường xuyên, liên tục, đang đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trò trong đại dịch COVID-19./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lịch học "on-off" liên tục, cô trò mệt mỏi
Lịch học "on-off" liên tục, cô trò mệt mỏi

VOV.VN - Nửa tháng đến trường, hàng loạt lớp, trường tiểu học ở Đà Nẵng liên tục chuyển đổi hình thức trực tiếp, trực truyến khiến giáo viên, học sinh mệt mỏi.

Lịch học "on-off" liên tục, cô trò mệt mỏi

Lịch học "on-off" liên tục, cô trò mệt mỏi

VOV.VN - Nửa tháng đến trường, hàng loạt lớp, trường tiểu học ở Đà Nẵng liên tục chuyển đổi hình thức trực tiếp, trực truyến khiến giáo viên, học sinh mệt mỏi.

Tuyển sinh lớp 10: Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao TP.HCM không sợ học lệch?
Tuyển sinh lớp 10: Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao TP.HCM không sợ học lệch?

VOV.VN - Việc thi như hiện nay dù 3 môn hay 4 môn đều đang ngược với mục tiêu của giáo dục. Học để thi chứ không phải học để biết, học để làm, học để chung sống..., thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, trường phổ thông liên cấp Marie Curie bày tỏ quan điểm.

Tuyển sinh lớp 10: Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao TP.HCM không sợ học lệch?

Tuyển sinh lớp 10: Chỉ chọn 3 môn thi, vì sao TP.HCM không sợ học lệch?

VOV.VN - Việc thi như hiện nay dù 3 môn hay 4 môn đều đang ngược với mục tiêu của giáo dục. Học để thi chứ không phải học để biết, học để làm, học để chung sống..., thầy giáo Nguyễn Xuân Khang, trường phổ thông liên cấp Marie Curie bày tỏ quan điểm.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Hà Nội cần phát triển mô hình trường năng khiếu bên cạnh trường chuyên
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Hà Nội cần phát triển mô hình trường năng khiếu bên cạnh trường chuyên

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GDĐT đề nghị Hà Nội cần xem xét phát triển mô hình các trường năng khiếu, bên cạnh trường chuyên để chăm sóc, nuôi dưỡng, ươm mầm các tài năng từ sớm, theo hình thức cả công và tư.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Hà Nội cần phát triển mô hình trường năng khiếu bên cạnh trường chuyên

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Hà Nội cần phát triển mô hình trường năng khiếu bên cạnh trường chuyên

VOV.VN - Bộ trưởng Bộ GDĐT đề nghị Hà Nội cần xem xét phát triển mô hình các trường năng khiếu, bên cạnh trường chuyên để chăm sóc, nuôi dưỡng, ươm mầm các tài năng từ sớm, theo hình thức cả công và tư.