Đổi mới giáo dục phổ thông: Chuyên gia 'mổ xẻ' tính khả thi

VOV.VN - Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông có nhiều điểm mới khiến các chuyên gia khá băn khoăn về tính khả thi.

TS. Nguyễn Kế Hào, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, cho rằng cách làm lần đổi mới này bài bản hơn và đã rút kinh nghiệm từ lần làm chương trình trước.

TS. Nguyễn Kế Hào
Đây là một sự nỗ lực rất lớn của Bộ GD-ĐT khi đưa ra được chương trình tổng thể; cơ bản đảm bảo được những mục tiêu, định hướng của Đảng và Nhà nước về chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Chương trình mới vừa phổ cập, vừa đảm bảo phân hóa để học sinh phát triển tối ưu trong đặc điểm riêng của mình, nên có những môn học bắt buộc và tự chọn; có đưa ra yêu cầu về phẩm chất và năng lực.

“Được như thế này là mừng, vì dù sao cũng đã có được cái tổng thể, đúng hướng” – TS. Nguyễn Kế Hào nói.

GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cũng ghi nhận những điểm mới của dự thảo chương trình giáo dục phổ thông và cho rằng đây là “thành công bước đầu của việc đổi mới chương trình sách giáo khoa phổ thông”.

Điểm mới mà GS. Nguyễn Minh Thuyết thấy tâm đắc ở chương trình này là đã thể hiện được quan điểm của Nghị quyết Trung ương 29 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục phổ thông. Cụ thể, trong Nghị quyết có nêu lên 2 tư tưởng rất quan trọng đó là thực học và dân chủ. Học sinh được thực hành nhiều hơn, đặc biệt chương trình có thời lượng thỏa đáng dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Đổi mới giáo dục phổ thông nhấn mạnh dạy tích hợp (Ảnh: Minh Dương)

Bên cạnh đó, quan điểm dân chủ được thể hiện ở chỗ có khá nhiều môn tự chọn, càng lên lớp trên học sinh được tự chọn ngày càng nhiều. Như vậy học sinh được tự quyết định từ nhỏ, tự định hướng cho mình theo năng lực sở trường riêng.

Dạy tích hợp ra sao?

Có nhiều điểm mới trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể khiến các chuyên gia khá băn khoăn. Theo GS. Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Khuyến học Việt Nam, cần làm rõ khái niệm tích hợp liên môn.

Chương trình hiện hành đã có tích hợp, nhưng được hiểu là tích hợp những

GS. Phạm Tất Dong
kiến thức cần thiết không nằm trong chương trình vào các môn học. Ví dụ dạy về Môi trường thì tích hợp vào Địa lý, Sinh học, Hóa học hay Khoa học xã hội. GS. Phạm Tất Dong không tán thành việc tích hợp các môn khoa học như Toán học, Sinh học, Hóa học, Địa lý… vì mỗi môn khoa học có mục đích, yêu cầu riêng, không thể tích hợp Hóa với Lý vào với nhau được.

Ông Phạm Tất Dong chia sẻ: “Có người nói một thầy dạy môn chung, thì dạy Hóa cũng có thể dạy cả môn kia. Tôi không tán thành. Tôi học Toán rất kỹ càng nhưng dạy Lý thì tôi chịu. Bây giờ chúng ta đang cố gắng đào tạo cho giáo viên ít nhất phải hơn học sinh một cái đầu. Biết 10 nói 1 thôi, chứ biết 1 nói 1 là chết rồi”.

GS. Nguyễn Minh Thuyết đặt vấn đề, ai là người viết sách để chuyển tải được tinh thần “tích hợp”? Bởi vì hiện chúng ta chưa có chuyên gia tích hợp mà chỉ có chuyên gia từng môn học. Làm sao để cuốn sách đúng là sách dạy kiến thức tích hợp có ích cho đời sống, chứ không phải là cuốn sách mang tính tổng hợp, gộp hai - ba môn lại in trong cùng một cuốn sách.

Thứ hai là người dạy, vì hiện nay các trường sư phạm vẫn đào tạo giáo viên theo từng môn. Dạy được môn tích hợp, đó là câu chuyện rất khó.

Còn vô vàn  nỗi băn khoăn

GS. Nguyễn Minh Thuyết

GS. Nguyễn Minh Thuyết cho biết: “Dĩ nhiên để thực hiện điều này, ngay từ lúc này các trường sư phạm sẽ phải thay đổi phương thức đào tạo. Nhưng để thay đổi như vậy phải có nội dung giảng dạy, mà hiện nay nội dung tích hợp chưa có. Giáo trình dạy tích hợp ở trường sư phạm phải có nội dung cụ thể, chứ không đơn giản là một sinh viên vừa học Lý vừa học Hóa, tự sinh viên đó tổng hợp lại thành một cái gì đó gọi là tích hợp”.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, điều cơ sở vật chất của các trường cũng cần tính đến. Ở các thành phố lớn, sĩ số các lớp học rất đông. Một lớp theo quy định của Bộ GD-ĐT tối đa là 35 em, nhưng thực tế có những lớp học tới 50-60 em, giáo viên khó có thể áp dụng phương pháp dạy học tích cực, rồi lại còn tích hợp liên môn…

GS. Phạm Tất Dong cũng cho rằng: “Điều kiện về giáo viên và cơ sở vật chất sẽ là trở ngại lớn với chương trình mới. Một trường học miền núi cheo leo, nhà tranh vách đất có thể trải nghiệm cái gì? Nhiều giáo viên hiện nay nhiệt huyết, nhưng năng lực thì có hạn, điều kiện học tập bồi dưỡng nâng cao năng lực khó khăn; giáo viên miền núi lấy sách đâu để đọc, công nghệ thông tin thì không có…”.

Theo TS. Nguyễn Kế Hào, để bồi dưỡng cho tất cả đội ngũ giáo viên đáp ứng cho chương trình mới không hề đơn giản. Chỉ riêng giáo viên tiểu học đã có khoảng 400.000 người, triển khai bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả?

Đó là chưa kể chuẩn giáo viên cũng cần phải thay đổi và cần thiết thì phải sửa Luật Giáo dục, vì để dạy được chương trình mới, giáo viên tiểu học cũng phải đạt chuẩn trình độ đại học chứ không phải trung cấp sư phạm như trước kia.

Ông Kế Hào cũng đề xuất là trong chương trình các môn học tới đây, cần phải chú trọng xây dựng các “chuẩn” cho từng môn học, cấp học./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT
Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT

VOV.VN - 6 kiến nghị gồm: triển khai thông tư 30; tổ chức 2 chung trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, triển khai Nghị định 115…

Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT

Đề xuất 6 kiến nghị đổi mới giáo dục lên Bộ GD&ĐT

VOV.VN - 6 kiến nghị gồm: triển khai thông tư 30; tổ chức 2 chung trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, triển khai Nghị định 115…

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới
Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới

VOV.VN -Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sẽ có nhiều tên môn học mới

VOV.VN -Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ
Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên để thay đổi toàn diện, cơ bản, nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ

Đổi mới giáo dục phổ thông: Hướng đi đúng, nhưng chưa đủ

VOV.VN -Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể là hướng đi đúng đắn, tuy nhiên để thay đổi toàn diện, cơ bản, nhiều vấn đề cần được giải quyết đồng bộ.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?
Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?

VOV.VN -Đổi mới giáo dục phổ thông, theo Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, cần giải quyết những vướng mắc về sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sách chưa, thầy chưa, sao thực hiện được?

VOV.VN -Đổi mới giáo dục phổ thông, theo Nhà giáo ưu tú Đặng Đình Đại, cần giải quyết những vướng mắc về sách giáo khoa, giáo viên, cơ sở vật chất.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Còn nhiều băn khoăn
Đổi mới giáo dục phổ thông: Còn nhiều băn khoăn

VOV.VN - Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Còn nhiều băn khoăn

Đổi mới giáo dục phổ thông: Còn nhiều băn khoăn

VOV.VN - Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, có nhiều đổi mới. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn.