Gieo chữ ở vùng khó Krong

VOV.VN - Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Krong ở nơi vùng sâu heo hút xã Krong, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai. Bên cạnh việc dạy học, các thầy cô còn dùng tình yêu thương để vận động học sinh người dân tộc thiểu số đến trường.

Mờ sáng thứ Hai đầu tuần, các thầy cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Krong đã thức dậy khoác áo ấm, mặc thêm chiếc áo mưa để đến làng Tung Gút, cách trường khoảng 10 km, “tìm” học sinh. Đến đầu làng, anh Đinh Uýt- Trưởng thôn làng Tung Gút đã đợi sẵn, cùng với các thầy cô chia từng nhóm, đến từng nhà để vận động các em đi học trở lại. Gần 7 giờ sáng, đã có 6 học sinh trên tay cầm túi quần áo ngồi sau xe máy các thầy cô để trở về trường học.

“Đợt này là hai lần mình đã phối hợp với thầy cô để học sinh về trường, lúc thì phối hợp với ban ngành, đoàn thể, đảng viên ở làng phối hợp thêm để các em đến trường đến lớp. Có lúc họp tuyên truyền ở làng, phối hợp với phụ huynh nhắc nhở con, em đến trường đến lớp, phối hợp với thầy cô vận động lúc ban đêm"- Trưởng thôn Đinh Uýt cho biết.

Là một trong những giáo viên trẻ nhất của trường, thầy giáo Nguyễn Quốc Triều kể lại, nhiều lần anh và các thầy cô giáo bị hỏng xe trên đường, ngã xoài xuống đường, quần áo lấm lem bùn đất.

"Trong thời gian công tác 4 năm trong giai đoạn đầu tiên rất vất vả, đoạn đường đi khó khăn. Mình nghĩ đến học sinh của mình rất cần những con chữ nên phải cố gắng để giúp đỡ các em ở vùng sâu, vùng xa để các em tiếp cận được những con chữ, những kiến thức mới để làm hành trang cho các em bước vào đời”- thầy Nguyễn Quốc Triều cho biết. 

Cách trung tâm huyện Kbang hơn 40 km, Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Krong nằm lọt thỏm giữa vùng đồi núi. Ngôi trường này đã được xây dựng hơn 17 năm, hiện có 14 giáo viên, với 322 học sinh, đa phần là người Ba Na. Thầy giáo Phan Danh, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, thời gian trước, khi dịch Covid-19 bùng phát, học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến, các thầy cô phải soạn phiếu học tập mang đến từng làng cho các em. Từ giữa tháng 11 này, học sinh tiếp tục trở lại trường học trực tiếp. Thế nhưng số học sinh nghỉ học nhiều, giáo viên lại phải đi vận động các em đến trường. Mỗi lần đi vận động là một lần vất vả.

"Ý thức tự học của các em chưa cao, kể cả phụ huynh cũng không muốn cho con em đi học vì hiện nay học sinh trường cấp 2 các em đã lớn, đã biết lao động và gia đình coi các em là lao động chính trong gia đình. Một số trường hợp cá biệt thì phụ huynh không cho con đi. Một số trường hợp anh em đi vận động, phụ huynh người ta bực mình quá còn đánh đuổi giáo viên nên công tác vận động vô cùng khó khăn. Nếu thấy học sinh trở lại trường chưa ổn định, nhà trường lại phải triệu tập thầy cô ngay từ chiều Chủ nhật để tối Chủ nhật và sáng thứ Hai thầy cô phải đi làm công tác vận động”- Thầy Phan Danh chia sẻ. 

Vượt qua những khó khăn, các thầy cô giáo ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở Krong vẫn hết lòng yêu thương học trò, tận tâm với nghề. Có lẽ niềm vui lớn nhất của những thầy cô giáo nơi đây là các em học sinh không bỏ trường, bỏ lớp, để tương lai không còn luẩn quẩn với cái đói cái nghèo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyện "gieo chữ" bên sườn núi Pu Si Lung
Chuyện "gieo chữ" bên sườn núi Pu Si Lung

VOV.VN - Bên sườn núi Pu Si Lung, các thầy, cô giáo điểm trường tiểu học Khoang Thèn vẫn hàng ngày miệt mài bám bản, bám lớp, "gieo" từng con chữ cho con em đồng bào địa phương.

Chuyện "gieo chữ" bên sườn núi Pu Si Lung

Chuyện "gieo chữ" bên sườn núi Pu Si Lung

VOV.VN - Bên sườn núi Pu Si Lung, các thầy, cô giáo điểm trường tiểu học Khoang Thèn vẫn hàng ngày miệt mài bám bản, bám lớp, "gieo" từng con chữ cho con em đồng bào địa phương.

Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao
Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao

VOV.VN - Để có điều kiện học tập, nhiều em nhỏ chưa đến 10 tuổi vùng cao đã phải đến ở bán trú tại trường. Thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ nhưng bù lại, các em có được sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo - những người cha, người mẹ thứ hai.

Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao

Tấm lòng thầy cô giáo vùng cao

VOV.VN - Để có điều kiện học tập, nhiều em nhỏ chưa đến 10 tuổi vùng cao đã phải đến ở bán trú tại trường. Thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc của cha mẹ nhưng bù lại, các em có được sự quan tâm, dạy dỗ của các thầy giáo, cô giáo - những người cha, người mẹ thứ hai.

Người vùng cao Bắc Kạn cùng nhau chống dịch, cùng nhau thắng dịch
Người vùng cao Bắc Kạn cùng nhau chống dịch, cùng nhau thắng dịch

VOV.VN - Là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát, người dân ở vùng cao tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái để cùng cả nước chiến thắng COVID-19.

Người vùng cao Bắc Kạn cùng nhau chống dịch, cùng nhau thắng dịch

Người vùng cao Bắc Kạn cùng nhau chống dịch, cùng nhau thắng dịch

VOV.VN - Là một trong những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nhưng khi dịch COVID-19 bùng phát, người dân ở vùng cao tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái để cùng cả nước chiến thắng COVID-19.