GS. Nguyễn Khắc Phi: Chương trình môn ngữ văn là một bước tiến mới
VOV.VN - GS Nguyễn Khắc Phi cho rằng: “mọi sự so sánh đều khập khiễng”... nhưng phải công bằng đánh giá chương trình lần này thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc.
Trao đổi với phóng viên về Dự thảo chương trình môn Ngữ văn, GS Nguyễn Khắc Phi cho rằng: Là người đã tham gia Hội đồng duyệt chương trình môn Ngữ văn, tôi có đủ căn cứ để khẳng định Dự thảo lần này là tốt nhất. Tất nhiên, “mọi sự so sánh đều khập khiễng” vì mỗi bộ chương trình đều đánh dấu sự tiến bộ có tính lịch sử so với bộ trước đó nhưng phải công bằng đánh giá chương trình lần này thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc.
GS Nguyễn Khắc Phi |
GS Nguyễn Khắc Phi cho rằng phải thống nhất một số tiền đề mới có thể trao đổi thảo luận có hiệu quả. Có một giáo sư nêu ý kiến “văn là văn, ngữ là ngữ” như ở Đại học Quốc gia có 2 khoa riêng là Khoa Văn học và Khoa Ngôn ngữ học.
"Ở đây rõ ràng có sự lẫn lộn về khái niệm: một bên là tên gọi một tổ chức gắn với một khoa học ở Đại học quốc gia, một bên là tên gọi một môn học ở phổ thông. Chưa nói, ở hệ thống đại học sư phạm, đều có một khoa gọi là Khoa Ngữ văn, chắc còn lâu hoặc không bao giờ có thể tách làm hai như ở Đại học Quốc gia! Việc đặt tên cho môn học này có cả một quá trình"-GS Phi nhấn mạnh.
Tuy môn học được gọi chung và in cùng một văn bản nhưng nội dung vẫn tách thành hai phần riêng biệt: chương trình Tiếng Việt PTTH và chương trình Văn PTTH. Đến chương trình và sách giáo khoa (SGK) hiện hành, mới xuất hiện tên gọi Ngữ văn (khởi động từ năm 1998, tổ chức thí điểm SGK từ năm 2000). Thiết tưởng đây không còn là lúc phải bàn luận về việc tích hợp hai môn học lại như thế nữa vì xu hướng phát triển của giáo dục thế giới đã là như thế, ở Việt Nam đã tồn tại một môn học như thế gần 20 năm rồi và hầu hết mọi người đều thấy là hợp lý.
GS Nguyễn Khắc Phi cũng đề nghị những người soạn thảo chương trình mới chứng minh cho mọi người thấy cụ thể khối lượng kiến thức về Tiếng Việt đã được “giảm tải” như thế nào so với chương trình hiện hành và các chương trình trước đó nữa. Giảm bớt khối lượng kiến thức nhưng chắc chắn hiệu quả sẽ cao hơn vì được tích hợp triệt để hơn với văn học. Học ngôn ngữ và tiếng Việt qua văn học, nhất định HS sẽ hứng thú hơn.
Môn Ngữ văn mới ảnh hưởng đến giáo viên, học sinh như thế nào?
Chương trình quá chung chung, phải chờ có sách giáo khoa mới có nhận xét được là ý kiến sai lầm
Trước đây, đã từng có người ngộ nhận chương trình là đồng nhất với SGK, nên có lúc, có chỗ đáng lẽ phải phê phán, góp ý cho chương trình lại tập trung phê phán SGK! Chương trình là pháp lệnh, SGK không phải là pháp lệnh, nhất là trong bối cảnh nhà nước đã cho thực hiện chủ trương “một chương trình nhiều SGK”. Chương trình là điều kiện tiên quyết để có những bộ SGK tốt. GS Nguyễn Khắc Phi đề nghị: "khi chưa có một bộ chương trình tốt, được sự đồng thuận cao của xã hội, chưa nên vội vã cho triển khai đồng loạt viết SGK, phải nói thẳng với nhau rằng, tất cả chúng ta giờ đều phải tăng tốc, vì lẽ ra những việc này đã có thể tiến hành sớm hơn".
Riêng về nội dung, dù cố gắng chi tiết hóa bao nhiêu cũng không thể vi phạm những nguyên tắc xây dựng chương trình, không thể không để dành những dư địa cho các tác giả SGK phát huy tính chủ động, sáng tạo. Viết theo một chương trình, nghĩa là phải bảo đảm sự thống nhất về cơ bản. Chấp nhận nhiều bộ SGK, nghĩa là cần sự khác biệt.
Là người đã tham gia Hội đồng duyệt chương trình môn Ngữ văn, GS Nguyễn Khắc Phi khẳng định: "Dự thảo chương trình môn Ngữ văn lần này là văn bản chương trình tốt nhất. Tất nhiên, “mọi sự so sánh đều khập khiễng” vì mỗi bộ chương trình đều đánh dấu sự tiến bộ có tính lịch sử so với bộ trước đó nhưng phải công bằng đánh giá chương trình lần này thể hiện một sự tiến bộ vượt bậc".
Chương trình môn Ngữ văn đã học tập được nhiều kinh nghiệm làm chương trình của các thế hệ đi trước, kế thừa và phát huy được những ưu điểm của các chương trình trước đây, đặc biệt là chương trình hiện hành.
Chương trình môn Ngữ văn đã tiếp thu, vận dụng được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc xây dựng chương trình môn học của nhiều nước có nền giáo dục phát triển như Mỹ, Singapore, Úc, và một phần của Pháp, Đức, Hàn Quốc…
Về mặt cấu trúc, Dự thảo chương trình đã mang đầy đủ các bộ phận cần thiết của một chương trình hiện đại.
Nhiều ý kiến phản đối chỉ chọn 6 tác phẩm Ngữ văn học bắt buộc
Chương trình sẽ có những ý kiến trái chiều
Trước hết, phải nói môn học có tên Ngữ văn đã tồn tại ở nước ta trong gần 20 năm qua là một hiện tượng mới,“hợp lý”, nhưng cũng là một thực tế tiềm ẩn khả năng gây nên những ý kiến trái chiều.
Chương trình hiện hành quy định học 9 tác gia (cấp độ cao hơn tác giả), Tuy nhiên, theo GS Nguyễn Khắc Phi, hiện nay đến cấp độ tác giả cũng không có, rõ ràng là chưa ổn.
"Theo tôi, ít nhất cũng cần học 3 tác giả có danh hiệu quốc tế: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Có người e ngại, việc dạy một vài tác giả sẽ làm rối loạn cái khung “đọc viết nghe nói”, tôi thì không nghĩ thế, vì học tác giả nào thì cũng phải thông qua việc “đọc” một số tác phẩm tiêu biểu của tác giả đó, hơn thế, các tác phẩm này lại thường thuộc các kiểu loại văn bản khác nhau, qua đó có thể hình thành những kỹ năng khác mà chương trình cũng có đề cập như kĩ năng tổng hợp, khái quát, so sánh..." -GS Nguyễn Khắc Phi có biết.
Điểm thứ hai GS Nguyễn Khắc Phi đề cập là việc chọn ngữ liệu: "Tôi hoàn toàn tán thành việc đưa ra 6 văn bản (ngữ liệu) bắt buộc như ở Dự thảo. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng văn bản bắt buộc không nên chỉ có 6 mà cần nhiều hơn và nói chung không nên đặt một ranh giới cứng nhắc giữa ngữ liệu bắt buộc và tự chọn, giữa đóng và mở, giữa cứng và mềm. Vì vậy, chỉ có cách nêu hướng chọn lựa như chúng tôi đề xuất mới có thể tạo nên sự đa dạng trên cơ sở sự thống nhất cơ bản"./.
Giáo viên dự đoán phổ điểm đề thi minh họa môn Ngữ văn
Bộ GD-ĐT lý giải chỉ chọn 6 tác phẩm Ngữ văn học bắt buộc
Thi cử môn Ngữ văn sẽ không phụ thuộc vào bất kỳ sách giáo khoa nào