Học cách đối diện với thất bại từ kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10

Sau ngày 20/6, Hà Nội đã hoàn thành Kỳ thi vào lớp 10 THPT. Tuy nhiên, khoảng thời gian chờ đợi kết quả vẫn đầy áp lực và mệt mỏi. Học cách chấp nhận thất bại với cả phụ huynh và thí sinh là điều thạc sĩ giáo dục Thu Trang nhấn mạnh.

Sức ép chưa giảm dù kỳ thi vào lớp 10 ở Hà Nội kết thúc

Chị Nguyễn Thị Thu Phương có con học cấp 2 THCS Xuân Đỉnh gạt mồ hôi chảy đẫm trên gương mặt đỏ bừng vì nóng thở phào khi kết thúc kỳ thi.

“Đến thời điểm này, bản thân tôi đã giải tỏa được 90% rồi, còn lại chắc để giành chờ kết quả”.

”Tháng cuối con đi học nhiều, 3 ca trực tiếp, về nhà lại học online với các thầy cô. Năm nay lợn vàng, học sinh quá đông nên lựa chọn vào trường khó cũng áp lực lắm, nắng nôi rồi lo âu nên cả con lẫn bố mẹ đều mệt. Mình động viên con chờ kết quả, thi xong rồi thì kiểu gì cũng chấp nhận. Trong 2 tuần chờ điểm sẽ đưa con đi những nơi mà hồi ôn thi con mong mỏi được đến”, chị Thu Phương chia sẻ.

Chị Nguyễn Thị Hoà ở thị trấn Đông Anh khá thoải mái khi đưa con gái thứ 2 đi thi khi con đã đỗ 1 trường chuyên. Nhưng chị nghe con kể nhiều về những trường hợp thí sinh không làm được bài hoặc làm sai đã bật khóc ngay trong phòng thi.

“Áp lực thi cử lớn quá, vả lại các con học trực tuyến gần cả năm học chưa kể năm nay thí sinh lại quá đông nữa. Nhưng biết làm sao được khi trường thì ít mà nhu cầu học tập lại quá lớn. Hai tuần chờ đợi kết quả tiếp theo tôi nghĩ là quãng thời gian căng thẳng với nhiều gia đình”, chị Hoà giãi bày.

Lê Nguyễn Ánh Dương, học sinh THCS Lý Thường Kiệt, quận Long Biên cho biết bản thân cực kỳ áp lực. Thi xong rồi cũng chưa thể thoải mái được khi hai tuần nữa sẽ có kết quả đỗ, trượt với cô bé 15 tuổi giống như sống còn.

Mong một giấc ngủ dài ngon lành, không phải lo lắng, nghĩ ngợi gì là điều, Nguyễn Thị Phương Anh, nhà ở Ba Đình, Hà Nội bộc bạch sau giờ thi.

Về cơ bản, kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội đã kết thúc với đánh giá chung từ giáo viên, phụ huynh và học sinh đề thi khá nhẹ nhàng, phù hợp điều kiện học kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Tuy nhiên, thời gian nửa tháng chờ kết quả vẫn đầy âu lo, phấp phỏng và cả căng thẳng.

Cả cha mẹ và con cái cần học cách đối diện thất bại

Chuyên gia tâm lý, thạc sỹ Thu Trang cho rằng lâu nay kỳ thi tuyển sinh vào 10 THPT ở Hà Nội và một số thành phố lớn đã trở thành áp lực đến mức ám ảnh với cả phụ huynh và học sinh bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Bản thân nhiều em đã rất cố gắng để đạt được kỳ vọng đó. Nhưng thực tế tại phòng thi có rất nhiều yếu tố chi phối khiến bài thi có thể chưa được như mong mỏi ban đầu, làm chậm hơn hoặc không hoàn thành đúng yêu cầu của đề bài.

Tuy nhiên, tốt hay chưa tốt thì kỳ thi đã diễn ra rồi. Đây là lúc các thí sinh cần được xả hơi, thư giãn. Thạc sĩ Thu Trang mong mỗi bạn thí sinh  hãy giữ bình tĩnh  trong cả quá trình chờ đợi kết quả. Và dù có được như nguyện vọng hay không thì mỗi bạn cần  giữ cho mình có một ý chí sáng suốt để cùng bố mẹ quyết định hướng đi tiếp theo.

“Cuộc đời mỗi người đều sẽ còn phải trải qua những giây phút khó khăn giống như thất bại lần này”.

Khi kết quả con em không đạt được kỳ vọng, trước những hụt hẫng, buồn bã, đặc biệt với các bạn kì vọng cao, theo thạc sĩ Thu Trang, phụ huynh trước tiên cần đồng cảm và thể hiện sự đồng cảm đó bằng hành động.

Ví dụ như con buồn cứ để con khóc và bố mẹ chỉ cần ở bên các bạn. “Đừng bắt con nín khóc. Đó là cảm xúc hết sức tự nhiên cần được bộc lộ. Đợi khi các con qua được giây phút buồn nhất ấy, cha mẹ hãy sáng suốt dùng lí trí để cùng tính toán con đường bước tiếp như học nghề, học dân lập hoặc trước mắt làm một công việc mà các bạn có đam mê, yêu thích”. Thạc sĩ Thu Trang đưa ra lời khuyên với các phụ huynh khi con nhận kết quả chưa được như mong muốn

Nếu như phụ huynh cảm thấy rằng mình chưa đủ hiểu thì hãy hỏi tìm đến giáo viên những người có chuyên môn, để nghe những lời tư vấn để có được lựa chọn sáng suốt và phù hợp nhất.

Ở thời điểm này, khi kỳ thi vừa kết thúc, phụ huynh nên nói với con  con đã nỗ lực rất lớn và điều gì xảy ra đã xảy ra rồi, bố mẹ đồng cảm và chấp nhận mọi kết quả.

Thời gian chờ đợi kết quả sẽ vô cùng căng thẳng với những bạn làm bài thi chưa được như ý. Điều thứ nhất, phụ huynh có thể đưa con em tới những nơi gần gũi thiên nhiên hoặc là làm những việc mình thích để giải tỏa căng thẳng.

Tiếp theo, bên cạnh việc kỳ vọng vào điều tốt đẹp thì đồng thời phải chuẩn bị cho cả những cái không tốt sẽ diễn ra. Việc chuẩn bị sớm sẽ giúp các thành viên gia đình bớt đi đau khổ khi kỳ vọng thái quá.

“Hãy thả lỏng bằng các bài tập nhẹ nhàng hoặc các chuyến dã ngoại và luôn hiểu rằng cuộc sống còn những điều khác nữa để chuẩn bị một kịch bản sẵn sàng cho điều không mong đợi sẽ đến”, Ths Thu Trang đưa ra lời khuyên./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đề xuất tăng học phí gấp đôi tại nội thành
Đề xuất tăng học phí gấp đôi tại nội thành

VOV.VN - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo Quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025- 2026. Mức đề xuất tăng học phí gấp đôi tại nội thành.

Đề xuất tăng học phí gấp đôi tại nội thành

Đề xuất tăng học phí gấp đôi tại nội thành

VOV.VN - Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội đang xây dựng dự thảo Quy định mức thu học phí với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập tại Hà Nội từ năm học 2022-2023 đến năm học 2025- 2026. Mức đề xuất tăng học phí gấp đôi tại nội thành.

Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần
Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần

VOV.VN - Chiều 21/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ (Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính, Uỷ ban Văn hoá-Giáo dục của Quốc hội… về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK).

Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần

Bộ GD-ĐT đề xuất mua SGK bằng ngân sách và đưa vào thư viện để sử dụng nhiều lần

VOV.VN - Chiều 21/6, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Bộ (Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT), đại diện Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Tài chính, Uỷ ban Văn hoá-Giáo dục của Quốc hội… về các vấn đề liên quan đến sách giáo khoa (SGK).

Thi vào 10 Hà Nội: Đề thi chuyên Toán không quá khó, phổ điểm từ 6-7
Thi vào 10 Hà Nội: Đề thi chuyên Toán không quá khó, phổ điểm từ 6-7

VOV.VN - Sáng nay (20/6), các thí sinh thi chuyên Toán vào lớp 10 tại Hà Nội làm bài thi môn chuyên. Thí sinh làm bài theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 150 phút.

Thi vào 10 Hà Nội: Đề thi chuyên Toán không quá khó, phổ điểm từ 6-7

Thi vào 10 Hà Nội: Đề thi chuyên Toán không quá khó, phổ điểm từ 6-7

VOV.VN - Sáng nay (20/6), các thí sinh thi chuyên Toán vào lớp 10 tại Hà Nội làm bài thi môn chuyên. Thí sinh làm bài theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 150 phút.

Phụ huynh xót xa nhìn con sút cân, mất ăn mất ngủ lo học thi vào trường chuyên
Phụ huynh xót xa nhìn con sút cân, mất ăn mất ngủ lo học thi vào trường chuyên

VOV.VN - Vừa kết thúc kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, sáng nay (20/6), hàng ngàn thí sinh lại tiếp tục bước vào kỳ thi tuyển sinh cho các trường THPT chuyên trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội.

Phụ huynh xót xa nhìn con sút cân, mất ăn mất ngủ lo học thi vào trường chuyên

Phụ huynh xót xa nhìn con sút cân, mất ăn mất ngủ lo học thi vào trường chuyên

VOV.VN - Vừa kết thúc kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT công lập, sáng nay (20/6), hàng ngàn thí sinh lại tiếp tục bước vào kỳ thi tuyển sinh cho các trường THPT chuyên trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội.

Thi vào chuyên Ngữ Văn lớp 10 Hà Nội: Học sinh được thỏa sức sáng tạo
Thi vào chuyên Ngữ Văn lớp 10 Hà Nội: Học sinh được thỏa sức sáng tạo

VOV.VN - Sáng 20/6, các thí sinh thi chuyên Toán vào lớp 10 tại Hà Nội làm bài thi môn chuyên theo hình thức tự luận, với thời gian là 150 phút.

Thi vào chuyên Ngữ Văn lớp 10 Hà Nội: Học sinh được thỏa sức sáng tạo

Thi vào chuyên Ngữ Văn lớp 10 Hà Nội: Học sinh được thỏa sức sáng tạo

VOV.VN - Sáng 20/6, các thí sinh thi chuyên Toán vào lớp 10 tại Hà Nội làm bài thi môn chuyên theo hình thức tự luận, với thời gian là 150 phút.