Học sinh tiểu học đi học trực tiếp trở lại: Cần thiết có thể nới khung thời gian năm học

VOV.VN - Ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT cho biết, trong các văn bản hướng dẫn của Bộ là sẽ nới rộng khung thời gian trên địa bàn quy mô nhỏ nhất, đối với đối tượng nhỏ nhất, để đảm bảo em nào cũng đạt chất lượng theo mục tiêu yêu cầu đề ra.

Sáng 14/2, nhiều địa phương như TP.HCM, Hưng Yên, Cao Bằng, Long An... quyết định mở cửa đón học sinh cấp tiểu học và mầm non trở lại trường. Trước đó, học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 ở 18 huyện, thị xã của Hà Nội đã đến trường học trực tiếp từ ngày 10/2 và dự kiến Hà Nội sẽ cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 của 12 quận nội thành đi học từ ngày 21/2. Làm sao để bậc tiểu học vừa đảm bảo chất lượng giáo dục vừa thực hiện phòng chống dịch trong trường học an toàn? Phóng viên VOV phỏng vấn ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD-ĐT về nội dung này: 

PV: Thưa ông! Trong bối cảnh thực hiện năm học có dịch bệnh, bậc Tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1, lớp 2 là những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất. Các nhà trường cần phải chú ý những vấn đề gì khi học sinh đi học trực tiếp trở lại?

Ông Thái Văn Tài: Hiện nay các địa phương có những kịch bản, các nhà trường đã có phương án cụ thể để đón học sinh trở lại. Nhưng có một đối tượng rất đặc biệt năm nay là học sinh lớp 1, lớp 2. Đặc biệt là lớp 1, khi các em bước vào năm học mới với hình thức triển khai rất đặc biệt. Có thể nói là những kỹ năng, chuẩn bị tâm thế ban đầu để cho ngày khai trường, ngày tựu trường với những tiết học trực tiếp thì các em đang thiệt thòi, chưa thực hiện được. Vì vậy trong thời gian vừa qua, các nhà trường thực hiện linh hoạt các phương án tổ chức dạy học, đáp ứng kiến thức và năng lực cốt lõi. Khi học trực tiếp trở lại, nhiệm vụ của nhà trường là phải bù đắp tốt các kỹ năng, những việc mà nhà trường chưa làm được khi học trực tuyến.

PV: Cụ thể, những kiến thức, kỹ năng gì các nhà trường cần ưu tiên bù đắp cho học sinh lớp 1, lớp 2 để các em vừa thích ứng với hình thức học tập trực tiếp, vừa đảm bảo an toàn phòng dịch, thưa ông?

Ông Thái Văn Tài: Chúng ta phải kế thừa những hình thức, thói quen học tập trong những ngày đầu tiên để các em có thể tiếp cận một cách tự nhiên. Bên cạnh đó, tăng thời gian để hướng dẫn các em kỹ năng ban đầu khi học trực tiếp ở nhà trường, những việc rất nhỏ như tìm hiểu các công năng sử dụng của lớp học, của nhà trường, khu vệ sinh, kỹ năng khi giao tiếp với bạn, thực hiện nguyên tắc 5K, tư thế ngồi, kỹ năng giao tiếp khi trả lời bài... Đây là những việc học trực tiếp ban đầu cần uốn nắn và hướng dẫn để các em làm quen. Sau đó chúng ta cần phải có hình thức kiểm tra trực tiếp đối với từng em để phát hiện trong lớp có những đối tượng cần bù đắp thêm những lượng kiến thức nào. Từ đó có sự phối hợp với phụ huynh học sinh chọn những hình thức giao bài, tăng cường cho học sinh phù hợp.

PV: Thưa ông! Năm nay là một năm học có thể nói là phi truyền thống về khung thời gian năm học, Bộ GD-ĐT có quan điểm như thế nào để triển khai lớp học an toàn, linh hoạt, kiên trì mục tiêu chất lượng?

 Ông Thái Văn Tài: Bộ đã ban hành các văn bản hướng dẫn và công điện mới nhất của Bộ trưởng là các hình thức, kiểm tra đánh giá phải thực chất. Khi đó chúng ta sẽ có hình thức kiểm tra, đánh giá đối với từng em để phản ánh đúng thực chất. Từ kết quả kiểm đánh giá thực chất, chúng ta thực hiện khung thời gian năm học cho phù hợp. Khung thời gian năm học trước đây, chúng ta thường thực hiện đồng loạt cho cả tỉnh hoặc quy mô địa bàn lớn, nhưng hiện nay Bộ GD-ĐT yêu cầu các địa phương đánh giá tình hình dịch bệnh để nới rộng khung thời gian năm học trong điều kiện cần thiết để thêm thời gian cho các con học tập và đảm bảo chất lượng học tập, đảm bảo mục tiêu chất lượng. Khi đó, chúng ta mới bù đắp các khoảng trống trước đây mà tình hình dịch bệnh khiến chúng ta phải thực hiện các hình thức học tập khác

PV: Theo Công điện của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT các địa phương cần có kế hoạch để cố gắng hoàn thành năm học trước 30/6 đối với các lớp cuối cấp. Nên chăng bậc tiểu học có khung thời gian năm học riêng để kéo dài ở mức độ phù hợp, đảm bảo chất lượng cho lớp 1, đặc biệt với những nơi có dịch bệnh phức tạp, thưa ông?

Ông Thái Văn Tài: Hiện nay theo Nghị quyết 128, chúng ta thấy khoanh vùng để phòng chống dịch trên quy mô địa bàn nhỏ nhất. Điều khác biệt của lớp học mầm non và tiểu học phân theo địa bàn quy mô cấp xã, vì vậy hiện nay mức độ đánh giá dịch đang ở quy mô nhỏ nhất là cấp phường, xã. Trường học cũng phải thực hiện khung thời gian theo hình thức mức độ diễn biến dịch của đại bàn đó. Vì vậy, khung thời gian năm học linh hoạt là điều cần thiết để đáp ứng được mục tiêu chất lượng. Trong các văn bản hướng dẫn của Bộ là sẽ nới rộng khung thời gian trên địa bàn quy mô nhỏ nhất, đối với đối tượng nhỏ nhất, để đảm bảo em nào cũng đạt chất lượng theo mục tiêu yêu cầu đề ra. Vì vậy đối với bậc tiểu học, chúng tôi đưa ra là linh hoạt trên quy mô nhỏ nhất và kiên trì mục tiêu chất lượng thực chất là mục tiêu số 1. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải tính toán để khung thời gian này phải kết thúc để chúng ta có một thời gian vừa phải để chuẩn bị cho một năm học mới đúng tiến độ của khung thời gian năm học bình thường. Như vậy, các nhà trường, thầy cô phải tính toán cụ thể để ưu tiên số 1 là mục tiêu chất lượng, mục tiêu 2 là có một khoảng thời gian để chúng ta kết thúc năm học này để chuẩn bị sẵn sàng và có đủ thời gian các thầy cô giáo thực hiện các lớp tập huấn công tác chuẩn bị cho năm học mới phù hợp.   

PV: Vâng xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Học sinh, sinh viên trường nghề tại Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 14/2
Học sinh, sinh viên trường nghề tại Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 14/2

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho học sinh, sinh viên, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn TP Hà Nội đi học trực tiếp trở lại từ ngày 14/2/2022.

Học sinh, sinh viên trường nghề tại Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 14/2

Học sinh, sinh viên trường nghề tại Hà Nội đi học trực tiếp từ ngày 14/2

VOV.VN - UBND thành phố Hà Nội đã đồng ý cho học sinh, sinh viên, học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn TP Hà Nội đi học trực tiếp trở lại từ ngày 14/2/2022.

Phụ huynh Hà Nội chia ca đưa đón con đi học trực tiếp nửa ngày
Phụ huynh Hà Nội chia ca đưa đón con đi học trực tiếp nửa ngày

VOV.VN - Khi các THCS ở vùng “xanh” và “vàng” trên địa bàn Hà Nội tổ chức cho học sinh quay trở lại lớp, thì cũng là lúc các bậc phụ huynh lên lịch đưa, đón con đúng giờ. Bởi thay vì học bán trú thì nay học sinh chỉ học trực tiếp 1 buổi/ngày.

Phụ huynh Hà Nội chia ca đưa đón con đi học trực tiếp nửa ngày

Phụ huynh Hà Nội chia ca đưa đón con đi học trực tiếp nửa ngày

VOV.VN - Khi các THCS ở vùng “xanh” và “vàng” trên địa bàn Hà Nội tổ chức cho học sinh quay trở lại lớp, thì cũng là lúc các bậc phụ huynh lên lịch đưa, đón con đúng giờ. Bởi thay vì học bán trú thì nay học sinh chỉ học trực tiếp 1 buổi/ngày.

Sáng 14/2, nhiều địa phương cho học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường
Sáng 14/2, nhiều địa phương cho học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường

VOV.VN - Sáng 14/2, nhiều địa phương (TP.HCM, Hưng Yên, Cao Bằng, Long An...) quyết định mở cửa đón học sinh cấp tiểu học và mầm non trở lại trường.

Sáng 14/2, nhiều địa phương cho học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường

Sáng 14/2, nhiều địa phương cho học sinh mầm non, tiểu học trở lại trường

VOV.VN - Sáng 14/2, nhiều địa phương (TP.HCM, Hưng Yên, Cao Bằng, Long An...) quyết định mở cửa đón học sinh cấp tiểu học và mầm non trở lại trường.