Học vượt tín chỉ: Bằng đẹp vẫn quan trọng hơn tốc độ

VOV.VN - Với thành tích xuất sắc kết thúc đại học chỉ trong 3 năm và thêm 1 kỳ làm khoá luận tốt nghiệp, Trần Diệu Linh, SV trường ĐH Ngoại thương chia sẻ về cách học vượt sao cho hiệu quả.

 

Cân nhắc trước quyết định học vượt

Trước khi vào đại học từng nghiên cứu kỹ những điểm “được” và điểm “mất” khi học vượt, cuối cùng Diệu Linh đã quyết định lựa chọn cho mình một lộ trình ngắn hơn để về đích nhanh hơn.

Việc hoàn thành chương trình học sớm giúp Linh có rất nhiều trải nghiệm thú vị như trở thành nhân viên chính thức nhỏ tuổi nhất trong công ty, tích lũy được những kinh nghiệm làm việc thực tế sớm hơn. Hơn nữa, điều này giúp em tiết kiệm một khoản chi phí kha khá như tiền gia tăng học phí mỗi kỳ hay các khoản tiền sinh hoạt phí khác.

Tuy vậy, khi đã quyết định học vượt, áp lực cũng tăng lên nhiều lần. Mỗi khi kỳ khi đến, các bạn sinh viên học vượt chịu áp lực theo cấp số nhân. Một ngày thi 3 - 4 ca liên tục là chuyện thường gặp. Bên cạnh đó số lượng môn học nhiều, lịch học dày đặc sẽ gây khó khăn trong việc sắp xếp thời gian cho các hoạt động ngoại khóa khác cũng như thời gian nghỉ ngơi của bản thân.

“Việc học nhanh vừa được thời gian mà lại vừa mất thời gian. Được thời gian là dư giả sau khi đã hoàn thành việc học sớm nhưng lại mất đi phần nào đó thời gian sinh viên vô lo vô nghĩ” Diệu Linh tổng kết.

“Nhưng nếu xác định sẽ “chạy ma ra tông” với con đường đại học thì hãy chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng, một sức khỏe tốt cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần, lên cho mình một thời gian biểu khoa học cùng với một quyết tâm cao để có thể đạt được mục tiêu nhưng vẫn sống trọn vẹn 3 năm sinh viên của mình như 4 năm của những sinh viên khác.”

Với những bạn trẻ học chưa được thực sự xuất sắc, nên lựa chọn cách học và tốc độ học làm sao cho nó phù hợp nhất với bản thân, “đạt được những điểm số đẹp, tấm bằng với kết quả đẹp vẫn quan trọng hơn là tốc độ”, Linh nhấn mạnh, vì vậy hãy cân nhắc trước khi đưa ra quyết định học vượt.

Có một nhóm bạn cùng chí hướng: chìa khoá giúp học vượt thành công

Diệu Linh chia sẻ, trong quá trình học đại học, bí quyết của em chỉ là cố gắng tập trung nghe giảng và nắm bài ngay trên lớp để hiểu bài cũng như giảm nhẹ gánh nặng cho việc ôn thi giữa kỳ và cuối kỳ.

Việc học tích cực trên giảng đường và thảo luận ngay các vấn đề còn chưa rõ với giảng viên cũng là một lợi thế để gây được thiện cảm với các thầy cô, để các thầy cô nhớ được mình.

Ngoài ra, có một nhóm học tập trên đại học cũng vô cùng quan trọng. Các bạn không chỉ là những cộng sự lý tưởng cho những môn học khi cần phải nộp sản phẩm teamwork cho thầy cô, có một nhóm học tập chung mục tiêu còn giúp việc học trở nên vui hơn và cũng hiệu quả hơn.

Ngoài đặt mục tiêu học vượt ở trường đại học, Diệu Linh còn rất tích cực tham gia các hoạt động đoàn hay hoạt động tình nguyện. Chia sẻ về bí quyết có thể làm được nhiều việc cùng một lúc, Linh cho biết quan trong nhất là “sự ưu tiên”.

Khi học vượt, thời gian học ở trường khá dày đặc nên phải tập trung học. Dù là học vượt các lớp đều sẽ kết thúc lúc 5-6 giờ chiều. Thời gian đó có thể dành cho hoạt động ngoại khóa khác. Bên cạnh đó, ngoài thời gian ôn thi cao điểm hay thời gian đi học, sinh viên sẽ có khá nhiều những khoảng thời gian trống. Những bạn học vượt có thể tận dụng tối đa quãng thời gian này để tham gia hoạt động ngoại khóa và tăng những kỹ năng mềm cho mình.

Bí quyết đăng ký tín chỉ hiệu quả

Khi đăng ký học tín chỉ, các sự cố như đến lượt mình đăng ký thì lớp đã đầy hoặc lỗi hệ thống không lưu được môn…là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Vì vậy, việc sắp xếp thời khóa biểu của tín chỉ phải rất linh hoạt.

Trước thời gian mở cổng đăng ký nên tìm hiểu kỹ lưỡng thông tin về các môn học sẽ được mở trong một kỳ hay mỗi một môn sẽ có bao nhiêu lớp. Sau đấy lựa chọn, sắp xếp các môn mình dự định đăng ký vào thời khóa biểu. “Không nên chỉ có một thời khóa biểu mà nên đánh dấu các lịch phù hợp để có phương án dự phòng rủi ro. Nếu như không đăng ký được lịch A, phải chuyển ngay sang lịch B”.  

Ngoài ra, phải nhớ kiểm tra kỹ các điều kiện tiên quyết, mã môn, mã lớp và số slot còn lại của lớp mình định đăng ký trước khi tới thời gian đăng ký chính thức.

Diệu Linh cũng chia sẻ với các thính giả của Hành trang trẻ một số bí quyết  giúp đăng ký mượt mà hơn.

Thứ nhất, nên mở nhiều trình duyệt thay vì một trình duyệt duy nhất duy nhất ví dụ như Chrome, Coccoc, Safari để có thể duyệt web nhanh hơn và tăng thêm cơ hội cho mình.

Thứ hai, một trình duyệt chỉ nên bật tối đa 2-3 tag, tránh bật quá nhiều. Khi đăng nhập sau khoảng 10 - 15 giây mà vẫn không load được, có thể F5 lại trang để load rồi đăng nhập tiếp. Nên lưu lại mã sinh viên và mật khẩu của mình để tránh phải đánh lại nhiều lần hoặc đổi mật khẩu ngắn.

Thứ ba, hãy có đồng đội để cùng nhau vượt qua mùa đăng ký tín chỉ. Nếu đường truyền nhà mình không may có vấn đề, phải có đồng đội ứng cứu ngay lập tức./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD&ĐT thông tin về phê duyệt hồ sơ thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ
Bộ GD&ĐT thông tin về phê duyệt hồ sơ thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ

VOV.VN - Liên quan đến việc tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, hôm nay (12/11), Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về việc phê duyệt hồ sơ theo quy định.

Bộ GD&ĐT thông tin về phê duyệt hồ sơ thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ

Bộ GD&ĐT thông tin về phê duyệt hồ sơ thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ

VOV.VN - Liên quan đến việc tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài, hôm nay (12/11), Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thông tin về việc phê duyệt hồ sơ theo quy định.

Bộ GD-ĐT thông tin chi tiết về việc điều chỉnh Lịch sử thành môn học bắt buộc
Bộ GD-ĐT thông tin chi tiết về việc điều chỉnh Lịch sử thành môn học bắt buộc

VOV.VN - Việc điều chỉnh môn Lịch sử ở cấp THPT phải đảm bảo các chủ đề, nội dung lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, học sinh, coi trọng kiến thức Lịch sử dân tộc nhằm nâng cao giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá.

Bộ GD-ĐT thông tin chi tiết về việc điều chỉnh Lịch sử thành môn học bắt buộc

Bộ GD-ĐT thông tin chi tiết về việc điều chỉnh Lịch sử thành môn học bắt buộc

VOV.VN - Việc điều chỉnh môn Lịch sử ở cấp THPT phải đảm bảo các chủ đề, nội dung lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi, học sinh, coi trọng kiến thức Lịch sử dân tộc nhằm nâng cao giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào dân tộc, truyền thống lịch sử và văn hoá.

Sẽ miễn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên từ tháng 2/2021?
Sẽ miễn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên từ tháng 2/2021?

VOV.VN - Theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư về xoá bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên vào tháng 12/2020. Sau khi ban hành sau 45 ngày, thông tư sẽ có hiệu lực vào tháng 2/2021.

Sẽ miễn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên từ tháng 2/2021?

Sẽ miễn chứng chỉ ngoại ngữ, tin học cho giáo viên từ tháng 2/2021?

VOV.VN - Theo kế hoạch, Bộ GD-ĐT sẽ ban hành thông tư về xoá bỏ chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên vào tháng 12/2020. Sau khi ban hành sau 45 ngày, thông tư sẽ có hiệu lực vào tháng 2/2021.