Hơn 850.000 giáo viên sẽ được phát triển năng lực

VOV.VN -Việc đánh giá chính xác năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên  mới thiết kế được chương trình học phù hợp, hiệu quả...

Tới đây, trên 850.000 giáo viên (GV) và 70.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (CBQLCSGDPT) trên toàn quốc sẽ được bồi dưỡng, phát triển năng lực theo phương thức trực tuyến kết hợp với bồi dưỡng trực tiếp truyền thống trong khuôn khổ Chương trình phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông (Chương trình ETEP) của Bộ GD-ĐT.

Nội dung chương trình bồi dưỡng sẽ được thiết kế dựa trên dữ liệu khảo sát năng lực, nhu cầu bồi dưỡng, đáp ứng nhu cầu phát triển năng lực nghề nghiệp của GV & CBQLCSGDPT theo các năng lực của chuẩn nghề nghiệp/chuẩn hiệu trưởng.

Các đại biểu thảo luận tại Hội thảo

Để có thể thu thập được những dữ liệu chính xác, chân thực và khách quan, với sự hỗ trợ kĩ thuật của các tư vấn WB và trong nước, Ban Quản lý Chương trình ETEP đã phối hợp Trường ĐHSP Hà Nội và Học viện Quản lý giáo dục xây dựng Bộ công cụ đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của GV & CBQLCSGDPT với cách tiếp cận hiện đại về đánh giá năng lực và nhu cầu người học.

Việc thiết kế thang đo của Bộ công cụ dựa trên các năng lực của GV & CBQLCSGDPT theo các chuẩn nghề nghiệp sửa đổi, chú trọng những năng lực cốt lõi, cần thiết nhất của GV & CBQLCSGDPT trong bối cảnh triển khai đổi mới giáo dục, đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. Bộ công cụ sẽ thu thập thông tin ở 3 lĩnh vực chính: Năng lực thực tại của GV/CBQLCSGD theo chuẩn nghề nghiệp; Nhu cầu bồi dưỡng của GV/CBQLCSGD để thực hiện nhiệm vụ đổi mới giáo dục và chương trình giáo dục phổ thông và Thực trạng điều kiện học tập/bồi dưỡng của cá nhân/nhà trường.

Nhóm nghiên cứu đã tổ chức lấy ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý các cấp, các chuyên gia hàng đầu về đánh giá giáo dục, triển khai đánh giá thử và xin ý kiến các Hội đồng thẩm định về bộ công cụ này. Để hoàn chỉnh lần cuối, trong 4 ngày (4, 5,6,7 tháng10/2017), tại Tp Hồ Chí Minh và Hà Nội, Chương trình ETEP tổ chức hội thảo, tập huấn về Bộ công cụ khảo sát đánh giá năng lực và nhu cầu bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT với sự tham gia của 130 đại biểu của 8 trường Đại học sư phạm chủ chốt và 11 Sở GD-ĐT và các đơn vị quản lí, nghiên cứu thuộc Bộ GD-ĐT.

Các đại biểu đã tập trung góp ý cho các phiếu hỏi, phương thức tổ chức khảo sát thu thập thông tin, nhập và xử lí số liệu sao cho thu thập được thông tin khách quan và chính xác nhất, phù hợp với tâm lí cung cấp thông tin của các đối tượng trong phạm vi mẫu điều tra đại diện cho các cấp học, các địa bàn (thành thị, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số ....) trên cả nước.

Bộ công cụ sau khi hoàn thiện, sẽ được các trường ĐHSP trong Chương trình ETEP sử dụng để khảo sát, đánh giá năng lực, nhu cầu bồi dưỡng GV&CBQLCSGDPT tại 11 tỉnh/thành phố đại diện các vùng miền, được trông đợi sẽ mang lại thông tin chính xác, tin cậy làm cơ sở cho việc thiết kế chương trình và tổ chức các khóa bồi dưỡng GV, CBQLCSGDPT - một kết quả quan trọng của Chương trình ETEP.

PGS.TS Nguyễn Thuý Hồng, Giám đốc Chương trình ETEP nêu rõ quan điểm: “Đánh giá chính xác năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên là cơ sở quan trọng để thiết kế chương trình học phù hợp, hiệu quả, đòi hỏi phải có một bộ công cụ chuẩn thì mới cho thông tin chính xác về năng lực và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên. Tổ chức khảo sát tuân thủ nghiêm ngặt quy trình và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các trường ĐHSP và Sở GD-ĐT, chắc chắn thông tin thu được sẽ phản ánh chính xác năng lực, xác định đúng và trúng nhu cầu bồi dưỡng của GV&CBQLCSGD”.

Từ kết quả khảo sát, Chương trình ETEP xây dựng các chương trình bồi dưỡng thực sự sát hợp với người học. Những GV/CBQL có năng lực ở bậc cao sẽ được lựa chọn để tập huấn GV/CBQLCSGDPT cốt cán. Các GV, CBQL còn hạn chế về những năng lực nào sẽ lựa chọn các nội dung phù hợp để tham gia các khóa bồi dưỡng do ETEP tổ chức.

Sau khi chuẩn nghề nghiệp mới được hoàn thiện, các trường sư phạm sẽ sử dụng bộ công cụ này để đánh giá nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực theo chuẩn nghề nghiệp hàng năm phục vụ việc bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, ngay tại chỗ cho tất cả giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông../.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?
Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?

VOV.VN - UBND TP Hải Phòng đã nhận được báo cáo của UBND huyện An Dương về vụ việc nữ giáo viên trường Tiểu học bị phụ huynh hành hung, lăng mạ trong lớp học.

Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?

Giáo viên bị hành hung trong lớp ở Hải Phòng: Huyện đã xử lý thế nào?

VOV.VN - UBND TP Hải Phòng đã nhận được báo cáo của UBND huyện An Dương về vụ việc nữ giáo viên trường Tiểu học bị phụ huynh hành hung, lăng mạ trong lớp học.

Nỗi lo của phụ huynh phải trả lương giáo viên mầm non trường công lập
Nỗi lo của phụ huynh phải trả lương giáo viên mầm non trường công lập

VOV.VN - Việc Đắk Lắk cho phép các trường tự thỏa thuận với phụ huynh để thu tiền, trả lương cho giáo viên đang đẩy gánh nặng lên vai phụ huynh...

Nỗi lo của phụ huynh phải trả lương giáo viên mầm non trường công lập

Nỗi lo của phụ huynh phải trả lương giáo viên mầm non trường công lập

VOV.VN - Việc Đắk Lắk cho phép các trường tự thỏa thuận với phụ huynh để thu tiền, trả lương cho giáo viên đang đẩy gánh nặng lên vai phụ huynh...

Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?
Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?

VOV.VN - Hãy để ngọn lửa sáng tạo không ngừng được thắp sáng trong mỗi giờ học.

Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?

Giải phóng sức ỳ của giáo viên bắt đầu từ đâu?

VOV.VN - Hãy để ngọn lửa sáng tạo không ngừng được thắp sáng trong mỗi giờ học.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sức ỳ lớn từ giáo viên?
Đổi mới giáo dục phổ thông: Sức ỳ lớn từ giáo viên?

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn tới đổi mới giáo dục phổ thông.

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sức ỳ lớn từ giáo viên?

Đổi mới giáo dục phổ thông: Sức ỳ lớn từ giáo viên?

VOV.VN -Theo nhiều chuyên gia giáo dục, chất lượng đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng lớn tới đổi mới giáo dục phổ thông.

Hà Nội yêu cầu chi 70% thù lao cho giáo viên dạy thêm ở trường
Hà Nội yêu cầu chi 70% thù lao cho giáo viên dạy thêm ở trường

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường THPT chi 70% thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm ở trường học.

Hà Nội yêu cầu chi 70% thù lao cho giáo viên dạy thêm ở trường

Hà Nội yêu cầu chi 70% thù lao cho giáo viên dạy thêm ở trường

VOV.VN -Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các trường THPT chi 70% thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm ở trường học.