Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp kỷ niệm 50 năm thành lập

(VOV) -Suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, Khoa đã góp phần tích cực vào sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt – Pháp.

Sáng nay (19/11) tại Hà Nội, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp - Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức kỷ niệm 50 năm ngày thành lập (1962-2012).

Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp có tiền thân là khoa Pháp văn, trường Đại học sư phạm Ngoại ngữ. Nói đến khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp là nói đến một trong số không nhiều những địa chỉ đào tạo đáng tin cậy của hệ thống các trường đại học Việt Nam, cái nôi của đào tạo giáo viên ngoại ngữ của cả miền Bắc trong thời kỳ chiến tranh.

Chính từ đây, rất nhiều sinh viên tiếng Pháp đã được đào tạo và trưởng thành. Họ đã và đang đảm nhận những nhiệm vụ quan trọng trong các lĩnh vực hoạt động văn hóa, giáo dục, ngoại giao… Những tên tuổi như: Nhà giáo nhân dân Vũ Đình Liên (tác giả bài thơ Ông đồ), Nhà giáo ưu tú Phạm Văn Bỉnh, Trần Mạnh Đạt, Trần Thế Hùng… là những người có công đặt nền móng cho sự hình thành của khoa. Hiện Khoa đã có 12 phó giáo sư, 20 tiến sĩ, 2 giảng viên cao cấp.

Tính đến nay, trong 49 khóa sinh viên đã và đang ngồi trên ghế giảng đường của khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, có 45 khóa đã ra trường. Từ ngày thành lập đến nay, Khoa đã đào tạo được hơn 100 cử nhân sư phạm chất lượng cao, hơn 6.000 cử nhân sư phạm và phiên, biên dịch, 300 cử nhân cao đẳng, 60 cử nhân quản trị doanh nghiệp…

Suốt 50 năm xây dựng và trưởng thành, với vị thế của mình, Khoa đã góp phần tích cực vào sự phát triển quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Pháp. Khoa Ngôn ngữ và Văn hoá Pháp đã thiết lập với tất cả các cơ sở đào tạo tiếng Pháp ở Việt Nam, ở các nước Đông Nam Á và khu vực châu Á - Thái Bình Dương, mở rộng hợp tác với các trường đại học của Pháp, Bỉ, Canada và Thụy Sĩ...

PGS. TS. Nguyễn Lân Trung, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Chúng ta không chỉ đào tạo tiếng Pháp như một ngành với vai trò nghiên cứu về văn hóa Pháp, giảng dạy tiếng Pháp mà đang đào tạo tiếng Pháp để trở thành một công cụ phục vụ cho sinh viên thực hiện một ngành khi bước chân ra thị trường lao động. Chính vì vậy, chương trình đào tạo của Khoa không chỉ có những môn như giáo học pháp, phương pháp giảng dạy… mà bắt đầu có những môn về ngân hàng, tài chính, thương mại, du lịch…”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội tuyên dương nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2012
Hà Nội tuyên dương nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2012

(VOV) - Sáng 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Hà Nội tuyên dương nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2012

Hà Nội tuyên dương nhà giáo mẫu mực tiêu biểu năm 2012

(VOV) - Sáng 15/11, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

(VOV) - Đây là sự tôn vinh các nhà giáo có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của  đất nước

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

610 thầy cô nhận danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú

(VOV) - Đây là sự tôn vinh các nhà giáo có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của  đất nước

Trường ĐH Luật TP HCM kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam
Trường ĐH Luật TP HCM kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam

(VOV) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị trường tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.

Trường ĐH Luật TP HCM kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam

Trường ĐH Luật TP HCM kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam

(VOV) - Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị trường tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.