Làm thế nào quản lý được trẻ chơi Games
VOV.VN -Cách quản lí đơn giản, hiệu quả nhất là chơi cùng con, chọn trò chơi phù hợp độ tuổi, kiểm soát được thời gian
Games luôn là một thứ ma thuật có sức cuốn hút ở mọi thời đại. Nhiều người lớn còn mê mệt với game huống chi là trẻ con. Có những ông bố, anh chồng mê game mà bỏ bê hết vợ con nhà cửa, có thanh niên nghiện games đến quên ăn quên ngủ và suy kiệt bên máy tính.
Cách quản lý trẻ chơi game đơn giản, hiệu quả nhất là chơi cùng con.
Sức hấp dẫn đến mức "chết người" của games không bao giờ giảm sút, bằng chứng là các công ty games ngày càng có lợi nhuận khủng, hằng hà sa số những games mới ra mắt mỗi ngày, các quán kinh doanh game gần các cổng trường, trong các khu nhiều thanh thiếu niên lúc nào cũng đông nghẹt, nhìn vào đó các ông bố bà mẹ thấy lạnh gáy vì lo sợ những đôi mắt đờ đẫn nhìn chằm chằm vào máy tính nhoang nhoáng những cảnh chém giết máu me hay loã lồ kia rất có thể một ngày kia là quý tử nhà mình.
Phải khẳng định một điều rằng: games không xấu. Con người luôn có nhu cầu giải trí và học hỏi, game đáp ứng một cách tuyệt vời cả hai điều đó. Thế giới chẳng có gì là hay ho nếu thiếu đi những niềm vui, ham thích chinh phục và học hỏi những cái mới. Tuy nhiên, cũng chính con người, vì lòng tham, đã phát triển quá nhiều những games bạo lực và nội dung xấu để thu hút kích thích giới trẻ.
Khi nói về tình trạng bạo lực trong games, Ralph Baer-cha đẻ của trò chơi điện tử tỏ ra rất buồn rầu. Theo ông, từ lâu trò chơi điện tử đã trở thành một môn nghệ thuật nhưng bị lạm dụng.
Trước làn sóng games phát triển như vũ bão, ngày càng lung linh hấp dẫn khó cưỡng với những tính năng vượt trội và độ tương tác quá cao, gây nghiện thần tốc, cha mẹ và gia đình là thành trì cuối cùng bảo vệ con mình. Đương nhiên thật không hay và quá độc đoán nếu bố mẹ cấm tiệt con chơi game, có thể trẻ sợ uy bố mẹ hay sợ đòn roi mà miễn cưỡng chịu nhịn nhưng trong lòng luôn thèm muốn, khát khao, đố kị với bạn khác được chơi, sinh ra buồn phiền ẩn ức và rất dễ chán nản, bất mãn. Lại có rất nhiều trẻ vì phương pháp giáo dục của bố mẹ không phù hợp, bố mẹ mải làm ăn không để ý nên thả cho con chơi game thoải mái bạt mạng, hệ luỵ là rõ ràng.
Cách quản lí đơn giản, hiệu quả nhất là chơi cùng con, chọn trò chơi phù hợp độ tuổi, kích thích trẻ học hỏi, phát triển trí thông minh, kiểm soát được thời gian nhìn vào màn hình.
Bố mẹ và con cái có những khoảnh khắc gần gũi, hò hét, cười đùa cùng trò chơi là những trải nghiệm in sâu trong tâm trí trẻ. Nhưng, điều đáng buồn là trong thời đại số và guồng quay chóng mặt của xã hội, rất rất nhiều bậc phụ huynh bận tối mắt tối mũi, các ông bố về đến nhà chỉ muốn nằm lăn ra, thậm chí thường trong tình trạng hơi men nồng nặc từ các buổi tiếp khách nhậu nhẹt; các bà mẹ còn cả đống việc nhà, chỉ chực chờ bùng phát cáu gắt quát nạt, nói chi đến chuyện chơi game cùng con. Thậm chí có nhiều bậc phụ huynh cũng thường xuyên ôm điện thoại, laptop, nghiện facebook, mê games đâm ra không thể lên lớp giáo huấn con cái trong việc "hở ra là dán mắt cắm mặt vào điện thoại, máy tính" được.
Thế mới có câu "nói thì dễ mà làm lễ thì khó"! Nhưng nói gì thì nói, để quản lí được tốt việc chơi game của con, bố mẹ luôn luôn phải là người cầm cân nẩy mực trong việc hướng cho con chơi game gì, quản lí nội dung và thời lượng. Không nên cấm và không thể cấm được con thì chúng ta chịu khó tìm hiểu, lựa chọn những game mang tính giáo dục cao, vừa chơi mà lại học được, nội dung và hình thức cũng cần phải hấp dẫn, kích thích trẻ động não và say mê, ham học.
Cha mẹ và gia đình là thành trì cuối cùng bảo vệ con trước sức hấp dẫn của game. |
Quang Anh, học sinh lớp 7 trường THCS Thanh Liệt-Hoàng Mai-Hà Nội, là một cậu bé lanh lợi hiếu động. Cậu rất thích chơi game. Sau một thời gian bố cậu vật vã chiến đấu với tính mê game của cậu bé thì ông bố tìm được một phần mềm vừa chơi game vừa học tiếng Anh khá hấp dẫn của lingcor.net.
Quang Anh rất phấn khởi vì không bị bố phạt, cấm, mắng thậm chí oánh đòn vì game nữa mà ngược lại bố con đều vui vẻ vì trình tiếng Anh của cậu bé cải thiện đáng kể. Quang Anh thích những game k quá dễ và cũng không được quá khó, dễ thì cậu nhanh chán mà khó quá chơi mãi không được thưởng hay qua bài nên cậu nản. Trò chơi còn phải đẹp, hấp dẫn nữa cậu mới thích.
Quang Anh phấn khích vì games tiếng Anh của lingcor.net có tính đối kháng cạnh tranh, tương tác với bạn chơi khác rất cao. Những lúc học xong bài hay nghỉ ngơi, cậu bé được bố cho chơi 30-45 phút một "hiệp" games tiếng Anh Lingcor, sau đó nghỉ giải lao nhìn xa nhìn gần 30 phút vì Quang Anh bị cận, rồi lại được chơi tiếp không bị cấm đoán quát nạt như những game ngày trước.
Uyển Chi là một cô bé lớp 5 rất đặc biệt. Bé rất ngoan, học giỏi, không hề thích game mà chỉ mê sách, ham tìm hiểu khám phá kiến thức trong sách vở. Một ngày nọ bố mẹ tá hoả vì thấy bé chúi mũi vào máy tính cười rúc rích như là đang chơi game. Sau một hồi tra hỏi con gái cưng thì mới rõ Chi thấy bạn chơi game luyện tiếng Anh Lingcor hay quá nên bé cũng ham. Với bản tính thích học hỏi và chinh phục kiến thức, Uyển Chi "kết" luôn games này và bé là một trong những bé đạt được nhiều điểm thưởng nhất chương trình. Bố mẹ Chi thì thấy vui vì con gái cũng biết chơi chứ không như "bà cụ non" nữa.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là tổng hoà giữa yêu thương và cả xung khắc. Trò chơi điện tử có lẽ nằm trong top những "bất hoà" gay cấn nhất. Không hề là quá khó để giải quyết được xung đột này mà chỉ cần điều muôn thủa, đó là sự kiên nhẫn, yêu thương và thấu hiểu của cha mẹ. Nếu không dành được cho con nhiều thời gian, nhiều sự kiên trì để chia sẻ, trải nghiệm và hướng dẫn những trò chơi với con- điều tuyệt vời nhất mà mọi đứa trẻ đều xứng đáng được hưởng- thì cha mẹ có thể tìm hiểu, lựa chọn những game bổ ích, hấp dẫn, vừa chơi vừa học để hướng con vào đó. Games học tiếng Anh lingcor.net, với giao diện đẹp, nội dung không nhàm chán, cách dạy hay, hiệu quả là một trong những lựa chọn rất thông minh của phụ huynh hiện nay./. Nên chọn phần mềm học tiếng Anh như thế nào hiệu quả nhất?
Khi công nghệ “vào cuộc”, việc học tiếng Anh sẽ hiệu quả hơn