Lo con thất học vì “mắc kẹt” ở Bình Dương do dịch COVID-19

VOV.VN - Dịch COVID-19 khiến hàng nghìn học sinh đến Bình Dương thăm người thân bị “mắc kẹt”, không thể về quê tiếp tục học tập. Phụ huynh các em đang ngày đêm trông chờ địa phương đón công dân trở về nhưng vẫn chưa có “hồi âm”.

Lo sợ con thất học, rất nhiều phụ huynh đã khăn gói chở con vượt hàng trăm km về quê bằng xe máy để con có thể đến trường. 

Nỗi lo con thất học

Cuối tháng 5/2021, tranh thủ các con được nghỉ Hè, chị Hà Thị Hồng, công nhân Công ty TNHH DDK, ở phường Hòa Phú, TP. Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương về Thanh Hóa đón hai con vào chơi với ba mẹ. Sau đó, dịch bệnh COVID-19 ập đến, rồi lây lan mạnh nên không thể đưa con trở lại quê nhà. Cô con gái lớn năm nay lên lớp 8, con trai vào lớp 1 cứ đòi về đi học, nhưng vợ chồng chị đành bất lực, chỉ ngậm ngùi cầu mong dịch được kiểm soát, xe khách được đi lại để cho hai con về quê.

Chị Hồng tâm sự, một số người giới thiệu nhà xe nhận chở về quê nhưng họ lấy giá rất cao. Mấy tháng nay, do dịch bệnh nên chị thất nghiệp, tiền ăn còn không có, lấy đâu ra tiền để cho con về: “Ở quê, học đến nay là gần 2 tháng rồi mà giờ cháu chưa biết gì. Hôm trước được hỗ trợ mấy trăm ngàn, tôi đi mua mấy quyển sách cho cháu học. Tôi hỏi con, con bảo không hiểu gì, giờ học cho có bài thôi. Chắc là cháu sẽ kém tiếp thu hơn các bạn”.

Kỳ nghỉ Hè năm nay có lẽ là một mùa Hè đặc biệt của Nguyễn Minh Tiến (7 tuổi, quê An Giang). Cách đây hơn 4 tháng, Tiến được bà nội cho lên Bình Dương thăm ba mẹ. Dịch tại Bình Dương bùng phát, giãn cách hết đợt này đến đợt khác nên hai bà cháu bị kẹt lại, không thể về nhập học. Gia đình đã liên hệ với địa phương xin được về quê, chấp nhận cả phương án đóng tiền cách ly sau khi trở về nhưng đến nay vẫn chưa có xe đưa về.

Anh Nguyễn Minh Tâm, cha của Tiến, tâm sự rằng, khu trọ của gia đình anh ở phường Thới Hòa, thị xã Bến Cát có rất nhiều hoàn cảnh tương tự. Giờ đây ai cũng trông chờ vào sự hỗ trợ của chính quyền địa phương: “Chúng tôi đều mong các cấp chính quyền, cơ quan có thẩm quyền cho mấy các cháu ở đây về quê đi học. Lúc trước đi làm xa quê nên rước mấy bé vào đây chơi, tính nghỉ Hè xong rồi cho về đi học. Nhưng vô đây dịch quá nên mấy bé chưa về được”.

Để việc học không đứt quãng

Mong chờ được về quê để tiếp tục đi học trong thời điểm này là nỗi niềm chung của gần 5.000 học sinh đang bị “mắc kẹt” tại Bình Dương. Trước thực tế đó, từ tháng 8/2021, tỉnh Bình Dương đã có công văn gửi các tỉnh, thành đề nghị tổ chức đón công dân trở về. Thế nhưng, nhiều tháng qua chỉ có vài trăm học sinh được đưa về quê.  

Sau nhiều tháng đăng ký và chờ đợi mỏi mòn vẫn chưa có kết quả, nên khi có “làn sóng” di cư tự phát, nhiều phụ huynh đã đánh liều chở con về, hay gửi người thân đưa đi bằng xe máy. Dẫu biết rằng đường về quê xa xôi, nguy hiểm nhưng họ không còn lựa chọn nào khác, tất cả chỉ để giúp cho con tiếp tục được đi học.

Chị Nguyễn Thị Lương, công nhân Công ty Thành Nghĩa, ở huyện Bắc Tân Uyên kể, nhìn con gái năm nay lên lớp 6 cùng cậu đi xe máy về Hà Tĩnh mà lo, thế nhưng nếu để con ở đây thì biết bao giờ mới được đến trường: “Mình thất học nên mới đi làm công nhân, bây giờ thấy con đứt quãng việc học mà lo. Sợ con không kịp về đi học thì phải nghỉ học như mẹ. Tôi chạy khắp nơi, chỗ nào trên nhóm người ta nói có thể về là tôi liên hệ. Nói chung, rất nóng ruột, sợ con không học, mất công năm sau học lại thì quên hết chữ nghĩa”.

Để việc học không đứt quãng, ngay khi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) có Công văn số 3508 ngày 17/8/2021 về việc tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch COVID-19, Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương đã hướng dẫn các đơn vị thực hiện tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh tham gia học trực tuyến với các trường nơi các em cư trú trong thời gian phòng, chống dịch bệnh. Nhiều học sinh con công nhân đang “mắc kẹt” lại Bình Dương không có thiết bị để học trực tuyến cũng đã được hỗ trợ. 

Bà Nguyễn Thị Nhật Hằng, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Bình Dương cho biết, việc đưa các em về phải có sự phối hợp giữa các địa phương. Trong thời gian chờ đợi, các em sẽ học được trực tuyến ở Bình Dương và sẽ có giấy xác nhận quá trình học tập: “Chúng tôi đã có giải quyết cho một số trường hợp học sinh trở về nhưng phải có công văn tỉnh này qua tỉnh khác, chứ không phải Bình Dương tự đưa về. Hiện có một số nơi gửi công văn đến Bình Dương và đã rước con em về. Khi các em về, tỉnh sẽ cấp giấy xác nhận được học những môn nào, thi kiểm tra những gì, mấy cột điểm phải cấp để các em tiếp tục học tại địa phương”.

Không chỉ có học sinh các tỉnh “mắc kẹt” ở Bình Dương mà rất nhiều học sinh của  Bình Dương cũng đang ở các tỉnh, thành, không thể trở về đi học. Đây cũng là nỗi lo của nhiều bậc phụ huynh khi đến cuối tháng 10, Bình Dương bắt đầu học trực tiếp. Họ mong muốn khi trở về trạng thái “bình thường mới”, tỉnh sẽ tạo điều kiện cho người dân lưu thông, đi lại để đón con em trở về./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch
Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch

VOV.VN - Chăm sóc cho trẻ em mồ côi sau đại dịch không thể ngày một, ngày hai theo kiểu phong trào hay đợt cao điểm. Đó là công việc mà mỗi thầy cô, mỗi nhà trường và cả xã hội phải làm từ tâm và lâu dài.

Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch

Thầy cô phải làm điểm tựa cho trẻ mồ côi trong đại dịch

VOV.VN - Chăm sóc cho trẻ em mồ côi sau đại dịch không thể ngày một, ngày hai theo kiểu phong trào hay đợt cao điểm. Đó là công việc mà mỗi thầy cô, mỗi nhà trường và cả xã hội phải làm từ tâm và lâu dài.

Lớp học “Khăn hồng” trong dịch bệnh Covid-19 ở vùng sâu Đắk Lắk
Lớp học “Khăn hồng” trong dịch bệnh Covid-19 ở vùng sâu Đắk Lắk

VOV.VN - Để giúp các em kịp thời tiếp thu bài giảng, Hội đồng Đội huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức lớp học “Khăn hồng”, do thanh niên, sinh viên hướng dẫn học tập cho từng nhóm học sinh ngay tại nơi cư trú.

Lớp học “Khăn hồng” trong dịch bệnh Covid-19 ở vùng sâu Đắk Lắk

Lớp học “Khăn hồng” trong dịch bệnh Covid-19 ở vùng sâu Đắk Lắk

VOV.VN - Để giúp các em kịp thời tiếp thu bài giảng, Hội đồng Đội huyện Krông Bông (Đắk Lắk) đã tổ chức lớp học “Khăn hồng”, do thanh niên, sinh viên hướng dẫn học tập cho từng nhóm học sinh ngay tại nơi cư trú.

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học
Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa giao Sở Nội vụ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất bổ sung 556 biên chế trong năm học 2021-2022 cho ngành giáo dục đào tạo trước ngày 15/10 để tỉnh xem xét.

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

Ninh Thuận vẫn thiếu 415 giáo viên ở các cấp học

VOV.VN - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa giao Sở Nội vụ tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan để tham mưu, đề xuất bổ sung 556 biên chế trong năm học 2021-2022 cho ngành giáo dục đào tạo trước ngày 15/10 để tỉnh xem xét.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có một số điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có một số điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022 về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2021 nhưng có một số điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có một số điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022 có một số điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022 về cơ bản vẫn giữ ổn định như năm 2021 nhưng có một số điều chỉnh phù hợp với tình hình dịch bệnh.