Loay hoay việc xét tuyển thí sinh ở 62 huyện nghèo

Thí sinh người dân tộc thiểu số, thuộc 62 huyện nghèo sẽ được xét tuyển cho vào các trường đại học, cao đẳng. Đây đang là bài toán khó đối với nhà trường và thí sinh.

Một trong những điểm mới trong tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo là thí sinh người dân tộc thiểu số, có hộ khẩu thường trú tại các huyện nghèo từ 3 năm trở lên (thuộc 62 huyện nghèo) sẽ được Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng xem xét, quyết định xét tuyển cho vào học. Tuy nhiên, hiện đã đến thời hạn nộp hồ sơ xét tuyển nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn đang bàn bạc để đưa ra những quy định cụ thể hướng dẫn việc xét tuyển này.

Bữa ăn chỉ có cơm và nước rau luộc của học sinh trường Lồ Sử Thàng (Mường Khương- Lào Cai)

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi được xét tuyển cho vào học, những thí sinh thuộc diện này phải được học bổ sung kiến thức một năm trước khi vào học chương trình chính thức.

Tuy nhiên, trên thực tế việc bổ sung kiến thức này còn liên quan đến đội ngũ giảng dạy, chương trình giảng dạy, đánh giá mà đến giờ Bộ vẫn chưa có hướng dẫn. Vì thế, nhiều trường đã đưa ra điều kiện xét tuyển riêng nhằm tuyển được nguồn vào có chất lượng. Trường Đại học Ngoại thương đưa ra quy định thí sinh tại 62 huyện nghèo phải "xếp loại học lực các năm lớp 10, 11, 12 và tốt nghiệp Trung học phổ thông đạt loại giỏi. Tương tự, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội có quy định, ở mỗi huyện tuyển không quá 1 chỉ tiêu, như vậy tổng chỉ tiêu dành cho 62 huyện là 62 chỉ tiêu. Ngoài ra, thí sinh phải có học lực 3 năm trung học phổ thông đạt khá trở lên…/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên