Lớp học của những phụ nữ vạn đò

VOV.VN - Hàng chục năm sống lênh đênh trên sông nước, con chữ đối với bà con là điều quá xa vời.

Đã nhiều năm qua, đều đặn các tối thứ ba, thứ năm, thứ bảy, các chị, các mẹ ở khu tái định cư vạn đò phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế lại ôm vở đến học với thầy Nguyễn Văn Trai. Với những phụ nữ nơi đây, việc biết đọc, biết viết như một ước mơ.

Lớp học đặc biệt của thày Trai dành cho phụ nữ vạn đò ở Thừa Thiên Huế.

Cư dân của khu tái định cư phường Hương Hồ đều là những hộ vạn đò, sống trên sông Hương. Hàng chục năm sống lênh đênh trên sông nước, con chữ đối với bà con là điều quá xa vời. Mỗi khi làm các thủ tục giấy tờ, nhiều người chỉ biết lăn tay điểm chỉ. 

Hơn 1 năm trước, thầy giáo Nguyễn Văn Trai tình nguyện mở lớp dạy học miễn phí cho những người chưa một lần đến trường. Lớp học này đã thắp sáng ước mơ cho hàng chục phụ nữ vạn đò trong hành trình đến với con chữ. 

Đã 40 tuổi, chị Võ Thị Thảo hàng ngày chài lưới, mưu sinh trên sông nước, nhưng tối đến lại ôm vở đến lớp thầy Trai học chữ. Chị Thảo tâm sự, mình theo học lớp xóa mù hơn 1 năm, giờ đã biết đọc, biết viết: “Mình không biết chữ thì thầy dạy để mình biết chữ để sau ni biết, có kiến thức hơn. Dù biết viết sơ sơ nhưng khi học rồi thì viết vững hơn. Tụi em sẽ cố gắng hết sức học hành”.

Hiện lớp học đặc biệt này có 20 người độ tuổi từ 30 đến gần 60. Ban ngày bận rộn mưu sinh, tối tối các chị lại rủ nhau đi học. Ông Bùi Văn Mau, Phó Chủ tịch UBND phường Hương Hồ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, dù khó khăn vất vả nhưng lớp học lúc nào cũng đông đủ, đầy ắp tiếng cười: “Thầy rất tích cực, nhiệt tình trong công tác tổ chức học tập. Chúng tôi thay mặt Đảng ủy - chính quyền địa phương xin cảm ơn sự quan tâm của Trung tâm Giáo dục thường xuyên, đặc biệt là thầy Trai đã trực tiếp giáo dục lớp này”.

Kể về  lớp học đặc biệt của mình, thầy Trai cho biết: năm 2008, hàng chục hộ dân vạn đò ở phường Hương Hồ lên bờ định cư. Rời cuộc sống sông nước, lên bờ mưu sinh là một khó khăn lớn đối với người dân vạn đò. Hầu hết bà con ở đây đều không biết chữ. Trước tình cảnh này, giữa năm 2014, thầy Trai xin ý kiến lãnh đạo cấp trên và phường Hương Hồ mở lớp học xóa mù chữ cho người dân. Phải mất 4 tháng liền, thầy Trai cùng một số cán bộ của Hội Liên hiệp Phụ nữ phường đến từng hộ gia đình vận động bà con đi học. 

Thầy Trai tâm sự, ban đầu đến lớp bà con e ngại do tuổi đã lớn, bận rộn công việc. Thế nhưng khi đã đến lớp, chị em học rất chăm chỉ, nghiêm túc. Thầy Trai vui mừng vì đến nay ai cũng viết và đọc thành thạo: “Bàn ghế mượn, nhà cửa và bảng phấn cũng đều mượn, nhưng may mắn là được sự nhiệt tình từ các chị thôi. Mong quý cấp cố gắng hỗ trợ vật chất, tinh thần cho mấy chị vì hoàn cảnh họ rất khó khăn. Nếu có điều kiện thì cấp cho mấy chị đèn pin để đi đêm, vì đây là nông thôn trời tối và tạo điều kiện  xóa mù chữ cho các chị”.

Ngoài việc mở lớp xóa mù chữ cho người dân vạn đò, suốt 12 năm qua, thầy giáo Nguyễn Văn Trai còn tổ chức dạy nhiều lớp học xóa mù miễn phí cho người lớn tuổi ở các khu tái định cư vạn đò khác. Đêm đêm, thầy Trai miệt mài dạy chữ cho những phận người nghèo khó với mong muốn giúp bà con sớm thoát cảnh đói nghèo./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất
Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất

VOV.VN -Theo Therichest, giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất, cùng với các nghề khác như làm tóc, làm vườn, tiếp thị...

Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất

Giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất

VOV.VN -Theo Therichest, giáo viên là một trong những nghề hạnh phúc nhất, cùng với các nghề khác như làm tóc, làm vườn, tiếp thị...

Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản
Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản

VOV.VN - Yêu nghề, mến trẻ, cảm thông với cuộc sống của học sinh và đồng bào. Đó là lý do các giáo viên ở miền xuôi khi tình nguyện gắn bó tuổi trẻ 

Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản

Hái hoa rừng tặng cô: Hạnh phúc của giáo viên cắm bản

VOV.VN - Yêu nghề, mến trẻ, cảm thông với cuộc sống của học sinh và đồng bào. Đó là lý do các giáo viên ở miền xuôi khi tình nguyện gắn bó tuổi trẻ 

Ngày Nhà giáo Việt Nam ở vùng Cao
Ngày Nhà giáo Việt Nam ở vùng Cao

VOV.VN - Ngày 20/11 ở vùng cao năm nay vui hơn hẳn những năm trước, bởi những bông hoa chuyên cần, yêu lớp đang ngày càng nở rộ.

Ngày Nhà giáo Việt Nam ở vùng Cao

Ngày Nhà giáo Việt Nam ở vùng Cao

VOV.VN - Ngày 20/11 ở vùng cao năm nay vui hơn hẳn những năm trước, bởi những bông hoa chuyên cần, yêu lớp đang ngày càng nở rộ.