Nền giáo dục chưa tạo được nguồn lực, động lực để phát triển

VOV.VN-Để tạo được nguồn lực và động lực thúc đẩy giáo dục thì các cơ sở đào tạo phải nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm.

Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT soạn thảo sẽ được trình lên Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, đóng góp ý kiến vào tháng 10/2013.

Một trong 9 nhiệm vụ được đưa ra trong Dự thảo Đề án là đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng.

Để giúp độc giả hiểu hơn về nhiệm vụ tính cấp thiết trên của Đề án, phóng viên báo điện tử VOV phỏng vấn GS.TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa-Giáo dục-Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

GS.TSKH Đào Trọng Thi

PV: Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” sẽ được trình lên Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đóng góp ý kiến. Trong Dự thảo Đề án này, ông quan tâm nhất là vấn đề nào?

GS.TSKH Đào Trọng Thi: Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” do Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ GD-ĐT soạn thảo khá toàn diện về thực trạng của nền giáo dục Việt Nam, bao quát nhiều nội dung.

Trong Dự thảo Đề án này, vấn đề tôi quan tâm nhất là ngành giáo dục phải tìm được nguồn lực để phát triển.

Mặc dù Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm và dành tỷ trọng ngân sách cho giáo dục tương đối nhiều (20% ngân sách) nhưng nói về giá trị tương đối thì kinh phí dành cho lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vì vậy, chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư cho nhà trường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên… để đáp ứng đòi hỏi của việc giảng dạy và học tập trong tình hình mới.

Ngoài ra, trong Dự thảo Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, tôi đặc biệt quan đến việc huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục. Theo tôi, một trong những phương thức huy động là đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục.

Song song với việc tìm nguồn lực để phát triển giáo dục, tôi đặc biệt quan tâm đến việc sử dụng ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục một cách hợp lý, hiệu quả.

PV: Theo ông, trong Dự thảo Đề án chưa đề cập đến những yêu cầu cấp bách nào?

GS.TSKH Đào Trọng Thi: Tôi thấy rằng, từ trước đến nay, ngành giáo dục chưa thực hiện được là phải tạo ra động lực để phát triển giáo dục.

 

Theo quy định hiện hành, đối với các cơ sở giáo dục, cơ cấu chi ngân sách Nhà nước là 80% cho lương và phụ cấp theo lương, 20% cho các hoạt động giáo dục (80/20).  Hiện nay, quy định này không còn phù hợp vì các nhà trường đã được trang bị thêm các thiết bị phục vụ việc dạy, học và quản lý nhà trường.

Mặc dù vậy, vẫn có không ít nhà trường không đủ 20% kinh phí đảm bảo hoạt động, tỷ lệ chi cho lương và phụ cấp theo lương vẫn chiếm tới 90 - 95%. Một số địa phương đã thay đổi tỷ lệ chi, ví dụ thành phố Hà Nội: 70/30 đối với trung học phổ thông, 75/25 đối với tiểu học và trung học cơ sở...

Hiện nay, chúng ta đang chứng kiến một thực trạng đáng buồn là mỗi năm, có hàng nghìn sinh viên tốt nghiệp nhưng không xin được việc làm. Lý do là vì họ không đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động. Chất lượng giảng dạy ở nhà trường không đảm bảo hoặc không đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này là các trường học chưa cạnh tranh với nhau để nâng cao chất lượng.

Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng đã nhấn mạnh đến nguồn lực và động lực để phát triển giáo dục.

Theo tôi, để tạo động lực cho phát triển giáo dục thì chúng ta phải tạo ra được tính cạnh tranh về chất lượng giữa các cơ sở đào tạo.

Nền giáo dục chất lượng cao phải khuyến khích được nhà trường, giáo viên, học sinh, sinh viên giảng dạy và học tập tốt hơn; phụ huynh sẵn sàng đóng góp và trả tiền học phí cao để nhận được chất lượng giáo dục tốt nhất cho con em.

Giáo dục chất lượng cao sẽ là nền tảng để nhà trường đào tạo ra nguồn nhân lực có đầy đủ trình độ, kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức để làm việc, lao động với năng suất và hiệu quả cao. Điều này sẽ góp phần giúp các em có được công việc phù hợp với mức lương cao cũng như cống hiến trí tuệ, sức lực để phát triển đất nước.

Nếu chúng ta tạo ra động lực để giáo phát triển giáo dục thì mới có thể nghĩ tới tái tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội đủ các điều kiện để hội nhập với khu vực và thế giới.

PV: Theo ông, để tạo ra động lực và nguồn lực cho phát triển giáo dục thì chúng ta phải chú trọng đến những nhiệm vụ nào?

GS.TSKH Đào Trọng Thi: Để tạo được nguồn lực và động lực thúc đẩy giáo dục thì các cơ sở đào tạo phải đổi mới hoạt động và quản lý giáo dục theo hướng nâng cao tính tự chủ và chịu trách nhiệm. Ngoài ra, ngành giáo dục phải tạo được cơ chế để các trường học không ngừng năng động, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy chất lượng cao.

Song song với đó là ngành giáo dục phải đẩy mạnh đổi mới chương trình sách giáo khoa.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Dự thảo Đề án Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạođề ra 9 nhiệm vụ, giải pháp:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước đối với quá trình đổi mới giáo dục, trước hết là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục

2. Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của chương trình giáo dục (mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục) theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học

3. Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học

4. Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập

5. Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục; coi trọng quản lý chất lượng. Quản lý tốt là tiền đề căn bản để dạy tốt và học tốt

6. Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo

7. Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, tăng cường cơ sở vật chất, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục

8. Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lý

9. Chủ động hội nhập và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong giáo dục, đào tạo

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công bố tóm tắt dự thảo Đề án đổi mới toàn diện giáo dục
Công bố tóm tắt dự thảo Đề án đổi mới toàn diện giáo dục

VOV.VN -Đề án mạnh dạn chỉ ra những yếu kém, đồng thời xác định nhiều mục tiêu phát triển giáo dục- đào tạo.

Công bố tóm tắt dự thảo Đề án đổi mới toàn diện giáo dục

Công bố tóm tắt dự thảo Đề án đổi mới toàn diện giáo dục

VOV.VN -Đề án mạnh dạn chỉ ra những yếu kém, đồng thời xác định nhiều mục tiêu phát triển giáo dục- đào tạo.

Báo cáo tóm tắt Đề án đổi mới toàn diện giáo dục
Báo cáo tóm tắt Đề án đổi mới toàn diện giáo dục

VOV.VN -Một trong những nhiệm vụ mà Đề án đề cập đến là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục.

Báo cáo tóm tắt Đề án đổi mới toàn diện giáo dục

Báo cáo tóm tắt Đề án đổi mới toàn diện giáo dục

VOV.VN -Một trong những nhiệm vụ mà Đề án đề cập đến là đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc tư duy giáo dục.

Bộ GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ xin nâng cấp hệ đào tạo
Bộ GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ xin nâng cấp hệ đào tạo

VOV.VN -Việc làm này là để các trường phát huy đúng mục đích hoạt động, khả năng đào tạo của mình.

Bộ GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ xin nâng cấp hệ đào tạo

Bộ GD-ĐT sẽ không nhận hồ sơ xin nâng cấp hệ đào tạo

VOV.VN -Việc làm này là để các trường phát huy đúng mục đích hoạt động, khả năng đào tạo của mình.

Bộ GD-ĐT nêu giải pháp cho SV năm cuối ĐH Hùng Vương
Bộ GD-ĐT nêu giải pháp cho SV năm cuối ĐH Hùng Vương

VOV.VN -Sinh viên năm cuối trường ĐH Hùng Vương được thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp ở một trường ĐH khác.

Bộ GD-ĐT nêu giải pháp cho SV năm cuối ĐH Hùng Vương

Bộ GD-ĐT nêu giải pháp cho SV năm cuối ĐH Hùng Vương

VOV.VN -Sinh viên năm cuối trường ĐH Hùng Vương được thi và bảo vệ khóa luận tốt nghiệp ở một trường ĐH khác.

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục
Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

Học sinh “chấm điểm” thầy cô: Đổi mới tư duy giáo dục

VOV.VN -Trong bối cảnh hiện nay, có thể coi việc tạo điều kiện để học sinh nhận xét, đánh giá giáo viên là việc làm cần thiết…

GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục
GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục

VOV.VN -"Việc từ chức, đáng lý là bình thường. Trong xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyện nguy hiểm".

GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục

GS Văn Như Cương nói về “văn hóa từ chức” trong giáo dục

VOV.VN -"Việc từ chức, đáng lý là bình thường. Trong xã hội, khi không có ai từ chức, không có ai bị cách chức, đấy mới là chuyện nguy hiểm".

Đổi mới việc dạy và học môn Giáo dục công dân
Đổi mới việc dạy và học môn Giáo dục công dân

VOV.VN - Chương trình trực tiếp trên VOV2 từ 9h00 ngày 22/9.

Đổi mới việc dạy và học môn Giáo dục công dân

Đổi mới việc dạy và học môn Giáo dục công dân

VOV.VN - Chương trình trực tiếp trên VOV2 từ 9h00 ngày 22/9.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013 từ 30/9-6/10
Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013 từ 30/9-6/10

VOV.VN -Chủ đề Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013 là: “Học tập để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả”.

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013 từ 30/9-6/10

Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013 từ 30/9-6/10

VOV.VN -Chủ đề Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2013 là: “Học tập để có nghề nghiệp và lao động ngày càng hiệu quả”.

Các trường ĐH tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3 bổ sung
Các trường ĐH tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3 bổ sung

VOV.VN -Năm nay trường ngoài công lập và trường ĐH vùng (địa phương) thông báo xét tuyển nhiều chỉ tiêu ở nguyện vọng 3.

Các trường ĐH tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3 bổ sung

Các trường ĐH tiếp tục xét tuyển nguyện vọng 3 bổ sung

VOV.VN -Năm nay trường ngoài công lập và trường ĐH vùng (địa phương) thông báo xét tuyển nhiều chỉ tiêu ở nguyện vọng 3.