Phổ cập bơi cho học sinh tại TP HCM bao giờ hết lo?

VOV.VN - Thiếu hồ bơi nên việc di chuyển, thuê mướn vừa mất thời gian vừa làm tăng kinh phí, khiến không ít trường e dè.

Là thành phố đầu tiên trên cả nước triển khai thí điểm chương trình phổ cập bơi lội cho học sinh, sau 6 năm thực hiện, ngành giáo dục – đào tạo TP HCM đã đạt được một số kết quả. Thế nhưng, để hướng đến mục tiêu 100% học sinh biết bơi và có kỹ năng cứu đuối nước vào năm 2020, vẫn còn nhiều khó khăn cần được tháo gỡ cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyên môn.

Các bạn học sinh tập các động tác kỹ thuật trên bờ. (Ảnh báo Thiếu Niên).

Không chỉ đưa môn bơi lội vào giảng dạy trong chương trình thể thao tự chọn và thể thao ngoại khóa tại các trường phổ thông, vài năm trở lại đây, Sở GD-ĐT TP HCM còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động như: Giải Bơi lội Hội khỏe Phù Đổng các cấp, Festival bơi lội thành phố, Ngày hội xuống nước… nhằm khuyến khích các em học sinh tham gia. Ngay khi chương trình phổ cập bơi lội được triển khai vào năm học 2010-2011, hệ thống trường học tại 24 quận, huyện đã tích cực hưởng ứng. Riêng với bậc tiểu học, đến nay toàn thành phố đã có trên 532 ngàn học sinh tham gia chương trình này.

Tại quận 4, có 16/16 trường tiểu học thực hiện chương trình phổ cập bơi lội cho học sinh. Trung tâm Thể dục Thể thao Quận 4 phối hợp với các trường sắp xếp lịch học phù hợp rồi đưa các em sang hồ bơi Vân Đồn tập luyện.

Bà Phạm Thúy Hà, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi, quận 4 cho biết, do lịch học và chi phí phù hợp nên chương trình được đông đảo phụ huynh, học sinh tham gia:“Có những học sinh ban đầu rất sợ nước nhưng sau khóa học các em đã bơi được cũng như có khả năng tự phòng chống đuối nước. Phụ huynh tỏ ra rất thích khi thấy sự chuyển biến này. Về phía nhà trường chúng tôi cảm thấy an tâm vì như vậy, khi gặp bất cứ trường hợp nào, các em học sinh cũng có thể phòng chống đuối nước được.”.

Chương trình này đang được thực hiện tốt tại các quận: 1, 3,  4, 7, Thủ Đức… nhưng về tổng thể vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn vì còn nhiều rào cản. Khó khăn đầu tiên là việc thiếu hồ bơi đạt chuẩn tại các trường học.

Hiện thành phố có khoảng 1.800 trường học với hơn 1,5 triệu học sinh, nhưng chỉ có xấp xỉ 100 hồ bơi đạt chuẩn. Không có hồ bơi, nhiều trường phải hợp đồng với hồ bơi tư nhân rồi tổ chức đưa đón học sinh để đảm bảo an toàn.

Việc di chuyển, thuê mướn vừa mất thời gian vừa làm tăng kinh phí, khiến không ít trường e dè. Chưa dừng lại ở đó, theo bà Trần Thúy An, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Trần Văn Ơn, quận 1, chương trình phổ cập bơi lội cho học sinh còn gặp nhiều khó khăn khác như: “Chưa có một đội ngũ giáo viên chuyên nghiệp để giảng dạy cho hồ bơi của các trường học. Các trường học hiện nay chỉ có biên chế giáo viên dạy thể dục. Để có giáo viên chuyên về dạy bơi đó là sự vận động và nỗ lực đào tạo của các trường. Thêm một khó khăn nữa là không phải 100% phụ huynh đều có ý thức về việc phải dạy bơi cho con cái của họ.”.

Từ thực tế này, Sở GD-ĐT đã tham mưu với UBND thành phố thành lập tổ liên ngành do Sở Giáo dục – Đào tạo làm tổ trưởng cùng các đơn vị có liên quan tập trung sâu vào phổ cập bơi lội, đẩy mạnh xã hội hóa các công trình hồ bơi. Ông Đỗ Minh Hoàng, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP HCM nói: “Sở GD-ĐT đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa theo chương trình kích cầu để thành phố sớm có hệ thống hồ bơi trong nhà trường. Chúng tôi cũng đã ký chương trình phối hợp với Liên đoàn Thể thao dưới nước Thành phố ngay bây giờ sẽ cử huấn luyện viên chỉ đạo các hồ bơi có chương trình cho các em học sinh tham gia rèn luyện bơi lội trong mùa hè hoặc trong các ngày cuối tuần.”.

Làm sao hạn chế đến mức thấp nhất những thương vong do đuối nước cho trẻ em luôn là câu hỏi được ngành giáo dục – đào tạo thành phố đặt ra và đang ráo riết tìm biện pháp giải quyết hiệu quả. Quản lý chặt chẽ thôi chưa đủ, điều mà nhà trường và gia đình cần làm là trang bị cho các em học sinh những kỹ năng cần thiết để có thể tự bảo vệ bản thân trước nguy cơ đuối nước. Nhưng, điều quan trọng hơn là các cơ quan chức năng cần sớm đưa ra những biện pháp hỗ trợ thiết thực nhằm giúp các trường triển khai, thực hiện có hiệu quả chương trình phổ cập bơi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh
Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh

VOV.VN - Tiếp tục triển khai các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh.

Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh

Bộ GDĐT yêu cầu tăng cường phòng chống đuối nước cho học sinh

VOV.VN - Tiếp tục triển khai các lớp dạy bơi chính khóa và ngoại khóa nhằm nâng cao kĩ thuật bơi, kỹ năng phòng, tránh tai nạn thương tích và đuối nước cho học sinh.

Bơi thuyền ra giữa hồ chụp ảnh, 2 học sinh đuối nước
Bơi thuyền ra giữa hồ chụp ảnh, 2 học sinh đuối nước

VOV.VN -Chiều 21/1, tại tỉnh Đak Nông, xảy ra một vụ đuối nước thương tâm mà 2 nạn nhân đều là học sinh lớp 9.

Bơi thuyền ra giữa hồ chụp ảnh, 2 học sinh đuối nước

Bơi thuyền ra giữa hồ chụp ảnh, 2 học sinh đuối nước

VOV.VN -Chiều 21/1, tại tỉnh Đak Nông, xảy ra một vụ đuối nước thương tâm mà 2 nạn nhân đều là học sinh lớp 9.

Hai học sinh bị đuối nước thương tâm
Hai học sinh bị đuối nước thương tâm

VOV.VN - Hai em học sinh ở thành phố Kon Tum ra sông Đắk Bla tắm, không may bị trượt chân xuống hố cát sâu và bị nước cuốn. 

Hai học sinh bị đuối nước thương tâm

Hai học sinh bị đuối nước thương tâm

VOV.VN - Hai em học sinh ở thành phố Kon Tum ra sông Đắk Bla tắm, không may bị trượt chân xuống hố cát sâu và bị nước cuốn.