Sai phạm chấm thi ở Hà Giang: “Trận lũ” điểm cuốn trôi mất niềm tin

VOV.VN - Trận "lũ điểm" ở Hà Giang cuốn theo niềm tin về chủ trương của Bộ GD-ĐT, gây hoài nghi về chất lượng giáo dục mà Bộ đề ra.

Suốt 1 tuần nay, kể từ sau khi Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố điểm kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018, anh Nguyễn Văn Giang - thành phố Hà Giang đứng ngồi không yên. Anh lo lắng, bức xúc không phải vì con trai mình không đạt điểm cao như kỳ vọng mà khi nhìn vào điểm số của không ít thí sinh khác đạt điểm quá cao đã đặt ra nhiều câu hỏi hoài nghi.

Điểm từ 9 trở lên của Hà Giang vượt trội so với Hà Nội, TP.HCM và trung bình của cả nước, trong khi tỉnh này thuộc nhóm có tỷ lệ tốt nghiệp thấp nhất. Nguồn: Bộ GD&ĐT.
Anh Giang cho biết: "Tôi thừa nhận có những cháu học giỏi hơn, toàn diện hơn con tôi nhưng điểm cũng không vượt quá 24,25 điểm. Thế nhưng có cháu bạn với con tôi học bình thường, thậm chí nhiều năm tôi biết cô giáo còn không muốn cho lên lớp nhưng vì bệnh thành tích mà cho lên. Thế mà điểm thi hơn 27 điểm, điều ấy không thể xảy ra được. Nói thực giờ cho bạn ấy giải bài tập phương trình bậc 2 thôi giải được đã là hạnh phúc lắm rồi".

Ngay sáng sớm nay, khi Bộ giáo dục và Đào tạo thừa nhận có sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia tại cụm thi Hà Giang, sự bức xúc của anh Nguyễn Văn Giang lại càng dâng lên khi người can thiệp vào kết quả điểm thi lại là một số cán bộ làm công tác thi. Và đối với cả phụ huynh lẫn thí sinh, hơn cả nó là nỗi thất vọng quá lớn

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD-ĐT) và lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang tại cuộc họp báo làm rõ sai phạm trong thi cử tại Hà Giang.
"Có sự can thiệp của điểm thi, cái cảm giác của tôi là rất buồn.Tôi buồn nếu như câu chuyện này không được phát hiện ra thì gây ra bất công rất lớn cho những thí sinh học giỏi ở những địa phương khác. Các cháu không được thi đỗ. Trong khi đó những cháu được can thiệp gian lận, 5-6 năm sau cái sự gian lận còn tinh vi hơn, đấy là cái hệ lụy rất lớn cho xã hội", anh Giang bức xúc. 

Cùng chung tâm trạng với anh Nguyễn Văn Giang, suốt một tuần qua chị Phạm Thị Thu, thành phố Hà Giang đã trải qua quá nhiều cảm xúc.

Từ hồi hộp, lo lắng khi chờ đợi kết quả thi, đến cảm giác mừng vui khi con đạt được số điểm khả quan có thể trúng tuyển vào một số trường Đại học. Ấy thế nhưng khi so sánh điểm số với một số em học sinh khác, cả chị Thu lẫn con gái đều không khỏi bị “sốc”. 

Khi mà công bố điểm thi con tôi được 19,75 điểm đúng với số điểm mà cháu tính được. Khi con tôi thông báo thế tôi mừng lắm vì năm nay đề khó. Nhưng 15 phút sau thì con tôi liên tục gọi cho tôi nói là bạn bè nó điểm cao lắm trong khi sức học quá bình thường thì chúng tôi nghi ngờ, bức xúc lắm chứ", chị Thu chia sẻ.

Phía sau điểm thi cao bất thường ở Hà Giang đã dần hé lộ và thủ phạm gây ra sai phạm nghiêm trọng này đã được cơ quan chức năng xác định, điểm số sẽ được trả về con số thực. Thế nhưng như chia sẻ của chị Thu, niềm tin trong giáo dục, sự công bằng trong thi cử và nhất là danh dự của con em Hà Giang sau này sẽ như thế nào đây?

"Ở Hà Giang mà lại xảy ra chuyện như thế sau này con em chúng tôi có về Hà Nội học các cháu cũng xấu hổ chứ vì bị mang tiếng này nọ. Cho nên tôi đề nghị là những học sinh nào được can thiệp vào kết quả thi không được công nhận tốt nghiệp và những người đã can thiệp vào kết quả thi đấy phải bị truy tố, phải làm cho nghiêm minh", chị Thu nói.

Sự lo lắng của chị Phạm Thị Thu không phải không có lý khi sự công bằng, minh bạch trong giáo dục, thi cử đang bị một số người làm méo mó, sai lệch vì lợi ích cá nhân. Và từ sai phạm này, dư luận Hà Giang có quyền nghi ngờ về tính trung thực trong các kỳ thi trước đây.

Cũng theo anh Nguyễn Văn Giang: "Gian lận này rất có thể có từ những năm trước đó, tại sao năm ngoái không phát hiện vì đề dễ nên tất cả những em nỗ lực học tập đều có thể được điểm cao nên có thể số điểm cao của Hà Giang vì gian lận không bị phát hiện. Nhưng năm nay khó tin khi đề khó mà điểm cao một cách quá bất thường".

Tiến sĩ Lê Thống Nhất, người theo dõi sát sao những thông tin liên quan đến điểm thi cao bất thường ở Hà Giang cũng không khỏi bất ngờ. Dù đặt ra nhiều câu hỏi hoài nghi về điểm số nhưng ông không thể ngờ sự can thiệp lại trắng trợn đến thế.

Ông Nhất cho biết: "Cái trận lũ điểm ở Hà Giang này nó sẽ cuốn nhiều thứ, thứ nhất là cuốn đi niềm tin vào một chủ trương thi 2 trong 1 và giao quyền cho các địa phương tổ chức. Thứ hai là nó còn đặt ra câu hỏi hoài nghi về đánh giá chất lượng giáo dục của Bộ GD&ĐT đề ra".

Kỳ thi năm nay, Hà Giang đã trải qua 2 trận lũ lịch sử. Trận lũ do thiên nhiên gây ra ngay trong kỳ thi khiến nhân dân cả nước không khỏi xót xa. Nhưng trận lũ thứ hai, trận “lũ điểm số” do chính con người gây nên lại khiến cho dư luận bàng hoàng, phẫn nộ. Bởi trận “lũ điểm” đã cuốn đi niềm tin trong dư luận về sự công bằng, minh bạch trong giáo dục./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia
Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia

VOV.VN -Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và sẽ có sự điều chỉnh những bất hợp lý để kỳ thi ngày càng được tổ chức tốt hơn.

Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia

Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia

VOV.VN -Bộ GD-ĐT khẳng định vẫn tiếp tục tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia và sẽ có sự điều chỉnh những bất hợp lý để kỳ thi ngày càng được tổ chức tốt hơn.

Nhiều thí sinh ở Hà Giang được nâng tổng chênh lệch hơn 20 điểm
Nhiều thí sinh ở Hà Giang được nâng tổng chênh lệch hơn 20 điểm

VOV.VN -Kết quả thẩm định cho thấy, không ít thí sinh ở Hà Giang có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định.

Nhiều thí sinh ở Hà Giang được nâng tổng chênh lệch hơn 20 điểm

Nhiều thí sinh ở Hà Giang được nâng tổng chênh lệch hơn 20 điểm

VOV.VN -Kết quả thẩm định cho thấy, không ít thí sinh ở Hà Giang có tổng điểm chênh lên hơn 20 điểm so với điểm chấm thẩm định.