Thầy giáo Tây hơn chục năm đón Tết Việt

Thầy Patrick nhận thấy, Tết cổ truyền có nhiều điểm tương đồng với Giáng sinh ở phương Tây.

Không còn bỡ ngỡ như những ngày đầu tiên đến Việt Nam năm 2002, thầy giáo Patrick R. O’Grady giờ đây háo hức đón Tết cùng gia đình như một người Việt thực thụ. Là người Canada, thầy giáo Patrick từng đi dạy tiếng Anh ở nhiều nước và có lẽ sẽ tiếp tục hành trình nếu như không quyết định quay trở lại Việt Nam vì một mối nhân duyên.

Sắp kỷ niệm 10 năm kết hôn với một người phụ nữ thuần Việt, thầy Patrick tìm thấy hạnh phúc khi cùng vợ dạy IELTS cho các học viên ở trung tâm tiếng Anh do mình sáng lập, khi vui đùa cùng hai đứa con và được tự tay trang trí cây đào đón Tết. 

Thầy Patrick đón Tết năm 2009 (Ảnh: NVCC)

Theo thầy Patrick, nếu so sánh với lễ Giáng sinh, văn hóa của hai vùng đất có khá nhiều điểm tương đồng. Cả hai dịp lễ đều là thời điểm gia đình tụ họp, quây quần bên nhau sau một năm bận rộn. Mọi người có thói quen chuẩn bị những mâm cỗ đầy dù không thể ăn hết mọi thứ.

Thầy Patrick đặc biệt thích món gà ta luộc, tuy giản dị nhưng rất đậm chất Việt Nam. Ở Canada, người ta thường ăn gà tây nướng với rau củ nhồi trong dịp Giáng sinh và Lễ tạ ơn. Thầy kể mình đã tự tay gói bánh chưng rất nhiều lần cùng mẹ vợ. Việc cùng chuẩn bị đồ ăn cho ngày Tết là hoạt động mang ý nghĩa gắn kết các thành viên trong gia đình.

Với thầy Patrick, Tết khi có gia đình khác hẳn những cái Tết độc thân ngày trước. “Những năm đầu tiên, tôi sống một mình nên không cảm nhận được ý nghĩa của Tết. Không có người thân bên cạnh, những ngày lễ trôi qua một cách bình thường và tẻ nhạt. Có lúc tôi thậm chí phải ôm bụng đói vì hàng quán đều đóng cửa trong dịp này”, thầy kể.

Khi đi lễ chùa đầu năm, thầy lại nhớ đến không khí ở quê nhà. Người phương Tây không đi chùa chiền nhưng lại đến nhà thờ trong những dịp lễ lớn. Tiếng chuông chùa hay tiếng chuông nhà thờ đều thiêng liêng và người ta đều đến đó để cầu bình an, hạnh phúc.

Tết năm 2008, thầy Patrick cùng vợ mới cưới bày phong bao đỏ ra bàn và cho tiền vào đó. Tục lì xì đầu năm mới của người Việt được thầy so sánh với tục tặng quà Giáng sinh đã tồn tại từ lâu đời trong văn hóa phương Tây. Khi sống ở Canada, thầy Patrick cũng cùng gia đình chuẩn bị những món quà để đặt dưới gốc cây thông. Ai đến thăm nhà người khác đều phải mang theo quà để đổi.

“Tôi nghĩ lì xì cho trẻ con và người già rất thú vị. Tặng tiền mang ý nghĩa thiết thực bởi người được tặng có thể sử dụng tùy ý thích”, thầy Patrick nhận xét. Về những biến tướng đối với việc lì xì, thầy cho rằng mọi việc đều có hai mặt, phong tục tập quán của mỗi quốc gia cần được gìn giữ đúng với ý nghĩa ban đầu của nó.

Những phong bao đỏ được vợ chồng thầy mang về lì xì cho lũ trẻ ở quê trong dịp Tết. Vợ thầy Patrick, chị Lan Anh chia sẻ: “Patrick chịu ảnh hưởng nhiều bởi văn hóa Việt Nam, luôn hoàn thành tốt vai trò của chàng rể Việt. Tuy có rào cản về ngôn ngữ nhưng bằng cách nào đó, Patrick vẫn giao tiếp được với họ hàng một cách vui vẻ”.

Theo chị Lan Anh, do vợ chồng đến từ hai nền văn hóa, mỗi năm gia đình lại đón hai cái Tết lớn. Cuối năm dương lịch, cả nhà mua cây thông và cùng nhau trang trí thật rực rỡ. Không khí Tết Tây chưa kịp hết thì gia đình đã lại rộn ràng cắm hoa đào đón Tết ta. Do vậy, mùa Tết kéo dài hơn bình thường trong ngôi nhà ấm cúng của vợ chồng nhà giáo.

Sau nhiều năm gắn bó, thầy Patrick ngày càng yêu hơn những mùa Tết. So với chục năm trước, thầy nhận thấy Việt Nam ngày càng phát triển, các hoạt động buôn bán trong dịp Tết cũng sôi động hơn. Nhờ có người bạn đời, thầy Patrick không phải lo lắng về việc “chặt chém” khi đi chợ Tết.

Điều khiến thầy Patrick khó hiểu nhất ở Việt Nam là người dân có thói quen xả rác bừa bãi, không chỉ trong dịp Tết. Việc đốt nhang, đốt giấy diễn ra liên tục cũng khiến môi trường ô nhiễm. Việc này hoàn toàn có thể kiểm soát, tuy nhiên người dân luôn nghĩ một hành động nhỏ của mình không thể thay đổi được tình hình nên thường bỏ qua.

Nói về ước muốn trong năm mới, thầy Patrick mong phát triển hệ thống dạy tiếng Anh hiệu quả để có thể giúp được nhiều người Việt hơn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tâm sự cảm động của thầy giáo lấm lem bùn đất khi đến trường
Tâm sự cảm động của thầy giáo lấm lem bùn đất khi đến trường

VOV.VN- Uớc mong lớn nhất của các thầy cô ở vùng khó khăn của tỉnh Quảng Nam là có con đường tốt hơn bây giờ để đến trường thuận tiện hơn...

Tâm sự cảm động của thầy giáo lấm lem bùn đất khi đến trường

Tâm sự cảm động của thầy giáo lấm lem bùn đất khi đến trường

VOV.VN- Uớc mong lớn nhất của các thầy cô ở vùng khó khăn của tỉnh Quảng Nam là có con đường tốt hơn bây giờ để đến trường thuận tiện hơn...

Đại học Huế có Giám đốc mới
Đại học Huế có Giám đốc mới

VOV.VN -Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh, Phó Giám đốc Đại học Huế được bổ nhiệm làm Giám đốc.

Đại học Huế có Giám đốc mới

Đại học Huế có Giám đốc mới

VOV.VN -Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Quang Linh, Phó Giám đốc Đại học Huế được bổ nhiệm làm Giám đốc.

Thanh Hóa: Nhiều giáo viên phản ánh không có lương đã được nhận tiền
Thanh Hóa: Nhiều giáo viên phản ánh không có lương đã được nhận tiền

Toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, tỉnh Thanh Hóa đã được trả tiền lương tháng 1 và tháng 2.

Thanh Hóa: Nhiều giáo viên phản ánh không có lương đã được nhận tiền

Thanh Hóa: Nhiều giáo viên phản ánh không có lương đã được nhận tiền

Toàn bộ cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác tại trường Tiểu học Lê Mạnh Trinh, tỉnh Thanh Hóa đã được trả tiền lương tháng 1 và tháng 2.

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo về sông Mê Kông
Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo về sông Mê Kông

VOV.VN -Giải Nhất cuộc thi Sáng tạo về sông Mê Kông thuộc về 3 sinh viên Học viện Ngoại giao...

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo về sông Mê Kông

Sinh viên Việt Nam giành giải Nhất cuộc thi Sáng tạo về sông Mê Kông

VOV.VN -Giải Nhất cuộc thi Sáng tạo về sông Mê Kông thuộc về 3 sinh viên Học viện Ngoại giao...