TP HCM: Khó khăn trong việc nhận giữ trẻ 6-18 tháng tuổi

VOV.VN -Sơ kết 1 năm thực hiện thí điểm nhận giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi do tại TPHCM cho thấy, công tác này vẫn còn không ít khó khăn.

Theo ý kiến của đại diện nhiều Phòng GD-ĐT tạo quận, huyện và nhiều trường mầm non tại hội nghị Sơ kết 1 năm thực hiện thí điểm nhận giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi do Sở GD-ĐT TP HCM tổ chức sáng 8/10, công tác này vẫn còn không ít khó khăn.

Thực hiện Nghị quyết số 1 của HĐND thành phố, từ năm học 2014-2015, Sở GD-ĐT thành phố đã tổ chức thí điểm thực hiện nhận giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi tại 13 trường mầm non, thuộc 8 quận, huyện trên địa bàn là: quận 7, 12, Bình Tân, Tân Phú, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi. 

Đến nay, đã có 715 trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi được nhận vào học theo chương trình này. Không chỉ được hỗ trợ về mặt cơ sở vật chất, các trường tham gia thí điểm còn được hỗ trợ đào tạo đội ngũ chuyên môn. Thu nhập của giáo viên, nhân viên giữ trẻ nhóm tuổi này cũng được hỗ trợ thêm từ 25 đến 70%. 

Cô và trò nhóm trẻ 12 - 18 tháng tuổi tại Trường MN Hoa Phượng Đỏ

Năm học 2015-2016, TP HCM tiếp tục thí điểm mô hình này tại 4 địa bàn mới là quận 9, quận 11, quận Gò Vấp và quận Tân Bình. Nhìn chung, công tác nhận giữ trẻ từ 6 đến 18 tháng tuổi sau một năm thí điểm đã đi vào nề nếp và đạt được nhiều kết quả khả quan. Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều trường, vẫn còn không ít khó khăn cần sớm được tháo gỡ như: thiếu nhân sự, thu nhập chưa cao nên giáo viên không mặn mà, các khoản thu cần được điều chỉnh để điều kiện chăm sóc trẻ tốt hơn... Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng, khung giờ giữ trẻ tại các trường cũng cần điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của người lao động.    

Bà Nguyễn Thị Bích Nga, Phó trưởng phòng Giáo dục – Đào tạo huyện Nhà Bè nói: Thành phố và huyện đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho các giáo viên nên không khó khăn lắm. Tuy nhiên, hiện nay, trong việc thực hiện Nghị quyết 01 về bổ sung thêm nhân viên phụ trách công tác nuôi dưỡng trẻ vẫn chưa thực hiện được do vấn đề tinh giản biên chế và biên chế giao cho từng đơn vị thì không có biên chế này, trong khung vị trí việc làm cũng không có. Vì thế trong việc tổ chức nuôi dạy các cháu, các cô cũng gặp khó khăn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đình chỉ điểm giữ trẻ bị tố bảo mẫu trói chân tay cháu bé 15 tháng
Đình chỉ điểm giữ trẻ bị tố bảo mẫu trói chân tay cháu bé 15 tháng

Cháu bé 15 tháng tuổi bị hành hạ trói chân tay tên Cù Hoàng P.L con của anh chị Cù Hoàng Thương và chị Đinh Thị Thúy Hằng.

Đình chỉ điểm giữ trẻ bị tố bảo mẫu trói chân tay cháu bé 15 tháng

Đình chỉ điểm giữ trẻ bị tố bảo mẫu trói chân tay cháu bé 15 tháng

Cháu bé 15 tháng tuổi bị hành hạ trói chân tay tên Cù Hoàng P.L con của anh chị Cù Hoàng Thương và chị Đinh Thị Thúy Hằng.

Đóng cửa điểm giữ trẻ Sơn Ca, phụ huynh cuống cuồng tìm nơi giữ trẻ
Đóng cửa điểm giữ trẻ Sơn Ca, phụ huynh cuống cuồng tìm nơi giữ trẻ

Sau vụ tố bảo mẫu hành hạ trẻ em tại điểm giữ trẻ Sơn Ca,  nhiều phụ huynh hết sức vất vả vì phải giữ con và tìm chỗ học mới cho con

Đóng cửa điểm giữ trẻ Sơn Ca, phụ huynh cuống cuồng tìm nơi giữ trẻ

Đóng cửa điểm giữ trẻ Sơn Ca, phụ huynh cuống cuồng tìm nơi giữ trẻ

Sau vụ tố bảo mẫu hành hạ trẻ em tại điểm giữ trẻ Sơn Ca,  nhiều phụ huynh hết sức vất vả vì phải giữ con và tìm chỗ học mới cho con

Giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi tại TP.HCM: Cần thêm chính sách hỗ trợ
Giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi tại TP.HCM: Cần thêm chính sách hỗ trợ

VOV.VN - Khung giờ gửi trẻ chưa hợp lý, chế độ tài chính chưa đảm bảo và kinh nghiệm giáo viên là những yếu tố cần khắc phục

Giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi tại TP.HCM: Cần thêm chính sách hỗ trợ

Giữ trẻ từ 6-18 tháng tuổi tại TP.HCM: Cần thêm chính sách hỗ trợ

VOV.VN - Khung giờ gửi trẻ chưa hợp lý, chế độ tài chính chưa đảm bảo và kinh nghiệm giáo viên là những yếu tố cần khắc phục