Trường học ở TP.HCM đón học sinh trở lại, phụ huynh lo lắng vì con chưa tiêm vaccine

VOV.VN -  Gần 2 tuần thí điểm cho học sinh lớp 9 và 12 học trực tiếp, các trường học ở TP.HCM đã tổng kết, đánh giá phương án vừa học vừa phòng dịch; sẵn sàng đón học sinh trở lại trường. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh có con chưa được tiêm vaccine vẫn còn băn khoăn.

Thầy Lý Văn Huệ, Hiệu trưởng trường Tiểu học Hoà Bình (Quận 1) cho biết, theo khảo sát hơn 900 phụ huynh thì chỉ khoảng 30% đồng ý cho con đến trường học trực tiếp, số còn lại thì e dè vì trẻ chưa được tiêm vaccine. Ngoài ra, các em vẫn còn quá nhỏ để ý thức được việc đảm bảo quy tắc an toàn phòng dịch, nhất là ở những học sinh lớp 1,2.

Theo thầy Huệ, khó khăn lớn nhất hiện nay đó là làm sao để phụ huynh đồng tình cho con đến trường nhưng phải sẵn sàng tâm lý ứng phó với các tình huống xuất hiện F0. Với những trường hợp băn khoăn, nhà trường đã cử giáo viên chủ nhiệm liên lạc để trao đổi, bởi việc đi học trực tiếp, đặc biệt là với học sinh cấp 1 rất quan trọng.

“Các thầy cô cũng muốn dạy trực tiếp để học sinh có điều kiện tiếp cận kiến thức. Trong công tác quản lý hoạt động cho học sinh cũng thuận lợi hơn vì hiện nay dạy trực tuyến công tác quản lý học sinh cũng hơi khó"- thầy Huệ nói.

Còn thầy Lê Văn Lực, Hiệu trưởng trường THCS Đặng Tấn Tài (TP.Thủ Đức) cho hay, sau 2 tuần thí điểm đã có 90% học sinh lớp 9 quay trở lại trường. Việc học trực tiếp của học sinh nhận được sự đồng tình ủng hộ của các phụ huynh. Dù rằng thời gian thí điểm đã có 1 học sinh là F0 nhưng đã không có tình trạng lây nhiễm trong trường học. Đến nay xét nghiệm lần 2, những học sinh liên quan đều có kết quả âm tính.

Theo thầy Lực, việc phối hợp nhịp nhàng giữa phụ huynh và học sinh trong thời gian này là yếu tố rất quan trọng để việc đi học trực tiếp diễn ra an toàn và thuận lợi. Chính vì vậy, cùng với việc làm công tác tư tưởng cho phụ huynh và học sinh trước khi lấy ý kiến, nhà trường cũng lên kế hoạch song song giữa kiểm tra trực tiếp và trực tuyến để chuẩn bị cho các tình huống có thể xảy ra. Thầy Lực cho biết, khó khăn hiện nay là khi các lớp đều quay trở lại học trực tiếp, nhà trường sẽ gặp khó khăn trong đảm bảo an toàn cho học sinh: “Hiện tại học 1 buổi, trường vẫn đáp ứng tốt. Trường có 40 phòng học và 38 lớp. Nếu 40 phòng học này mà chỉ học 1 buổi, mỗi buổi có 17, 18 phòng học thì mình vẫn chủ động được".

Để chuẩn bị cho học sinh quay trở lại học trực tiếp, trường THCS Lý Thánh Tông (Quận 8) đã có một quá trình diễn tập rất kỹ cho cả học sinh và giáo viên khi trong lớp có ca F0. Nhà trường cũng có hệ thống thẻ từ kiểm tra thông tin từng học sinh từ việc khai báo y tế, đo nhiệt độ, khu vực học sinh ra vào để phụ huynh và nhà trường đều nắm được. Cuối mỗi buổi chiều, phụ huynh sẽ báo cáo tình hình học sinh cho giáo viên chủ nhiệm, nếu có các triệu chứng liên quan đến dịch bệnh, học sinh sẽ tạm theo dõi ở nhà. Khi tình hình ổn định hơn các em sẽ đến trường bình thường.

Thầy Nguyễn Long Giao, Hiệu trưởng trường THCS Lý Thánh Tông cho biết, qua 2 tuần thí điểm, cả thầy cô và học sinh đều thực hiện rất tốt và ổn định các quy định về phòng chống dịch. Nhà trường cũng không xuất hiện ca F0 trong quá trình học thí điểm trực tiếp. Từ kết quả này, nhà trường có thông báo đến phụ huynh cũng như học sinh các khối 6,7,8. Tuy nhiên, theo khảo sát ban đầu, phụ huynh lớp 6 chưa đồng tình nhiều vì phần lớn các em chưa được tiêm vaccine.

Thầy Nguyễn Long Giao nói: “Việc thực hiện vẫn theo hướng dẫn từ UBND và Sở Giáo dục và Đào tạo, theo vùng dịch, Quận 8 hiện đang cấp độ 1, vùng xanh, tuỳ theo cấp độ dịch mà mình có phương án linh hoạt thích ứng cho việc dạy học trực tiếp hay trực tuyến".

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM, tỷ lệ học sinh khối 9 và 12 học trực tiếp sau gần 2 tuần là 96%, cao hơn con số phụ huynh đồng ý ban đầu (khoảng 80%). Các trường trên địa bàn cũng đang lấy ý kiến phụ huynh học sinh và đề xuất về việc tổ chức dạy học từ 3/1/2022./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dạy học trong bối cảnh “bình thường mới”: Cần xây dựng nền tảng học trực tuyến
Dạy học trong bối cảnh “bình thường mới”: Cần xây dựng nền tảng học trực tuyến

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, cùng với xây dựng nền tảng chung cho dạy học trực tuyến, cơ sở giáo dục cũng cần đầu tư số hóa nguồn học liệu, xây dựng những phòng học thông minh, để vừa dạy học trực tiếp và trực tuyến trong cùng một thời điểm, cho các nhóm học sinh khác nhau.

Dạy học trong bối cảnh “bình thường mới”: Cần xây dựng nền tảng học trực tuyến

Dạy học trong bối cảnh “bình thường mới”: Cần xây dựng nền tảng học trực tuyến

VOV.VN - Các chuyên gia cho rằng, cùng với xây dựng nền tảng chung cho dạy học trực tuyến, cơ sở giáo dục cũng cần đầu tư số hóa nguồn học liệu, xây dựng những phòng học thông minh, để vừa dạy học trực tiếp và trực tuyến trong cùng một thời điểm, cho các nhóm học sinh khác nhau.

TP.HCM lấy ý kiến phụ huynh về việc dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2021
TP.HCM lấy ý kiến phụ huynh về việc dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2021

VOV.VN - Sau khi kết thúc 2 tuần học trực tiếp với học sinh lớp 9 và 12, TP.HCM sẽ tổng hợp báo cáo của các địa phương và tính toán phương án cho học sinh đi học trực tiếp trở lại từ 3/1/2022.

TP.HCM lấy ý kiến phụ huynh về việc dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2021

TP.HCM lấy ý kiến phụ huynh về việc dạy học trực tiếp từ ngày 3/1/2021

VOV.VN - Sau khi kết thúc 2 tuần học trực tiếp với học sinh lớp 9 và 12, TP.HCM sẽ tổng hợp báo cáo của các địa phương và tính toán phương án cho học sinh đi học trực tiếp trở lại từ 3/1/2022.

Mở cửa trường học: Sao khó đến thế?
Mở cửa trường học: Sao khó đến thế?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia dịch tễ, tâm lý giáo dục cho rằng, lộ trình mở cửa trường học đang diễn ra quá chậm và TP. Hà Nội, TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác cần mạnh dạn hơn cho học sinh các cấp đi học trực tiếp tại trường.

Mở cửa trường học: Sao khó đến thế?

Mở cửa trường học: Sao khó đến thế?

VOV.VN - Nhiều chuyên gia dịch tễ, tâm lý giáo dục cho rằng, lộ trình mở cửa trường học đang diễn ra quá chậm và TP. Hà Nội, TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác cần mạnh dạn hơn cho học sinh các cấp đi học trực tiếp tại trường.