Victoria School triển khai giáo dục AI nhân ái, kiến tạo công dân số toàn diện

VOV.VN - Ngày 14/7, hệ thống Giáo dục Victoria School, đối tác chiến lược của UNESCO trong dự án “Trường học Hạnh phúc”, đã ký kết thỏa thuận hợp tác với AI4S (AI for Schools) để triển khai chương trình giáo dục trí tuệ nhân tạo (AI) nhân ái cho học sinh từ Mầm non đến Trung học Phổ thông.

Đây là cột mốc quan trọng, khẳng định vai trò tiên phong của Victoria School trong việc tích hợp công nghệ AI vào giáo dục, lấy con người làm trung tâm, hướng tới đào tạo những công dân số hạnh phúc, bản lĩnh và có trách nhiệm với cộng đồng. Sự kiện này tiếp nối thành công của vở nhạc kịch “The Enchanted Crossbow” tại Liên hoan Phim châu Á Đà Nẵng 2025 (DANAFF III), minh chứng cho tinh thần khai phóng và hội nhập quốc tế của nhà trường.

Giáo dục AI nhân ái – Công nghệ vì con người, bắt đầu từ lớp học

Chương trình giáo dục AI nhân ái tại Victoria School không chỉ tập trung vào kỹ năng sử dụng công nghệ mà còn nhấn mạnh vào việc phát triển tư duy phản biện, đạo đức số và trách nhiệm xã hội. Với triết lý “học sinh hạnh phúc trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình”, Victoria School định hướng AI nhân ái như một nền tảng để học sinh trở thành những công dân số tử tế, sử dụng công nghệ một cách thông minh, đạo đức và hướng tới lợi ích cộng đồng.

Chương trình được xây dựng dựa trên khung năng lực trí tuệ nhân tạo dành cho học sinh của UNESCO, đảm bảo tính toàn cầu và nhân văn. Nội dung bao gồm ba cấp độ: làm quen với AI, xây dựng nền tảng, và phát triển chuyên sâu. Các hoạt động học tập được thiết kế linh hoạt, tích hợp vào các môn học hiện hành như Khoa học máy tính, Công nghệ thông tin, và Năng lực số, đồng thời lồng ghép vào các dự án thực tiễn, câu lạc bộ, và trải nghiệm sáng tạo.

Nổi bật trong chương trình là các nội dung như: nhận diện hình ảnh bằng AI, tìm hiểu về dữ liệu và học máy, tranh biện về đạo đức trong ứng dụng công nghệ, và thiết kế hệ thống AI đơn giản phục vụ cộng đồng. Từ năm học 2025–2026, học sinh Victoria School sẽ tham gia các dự án ứng dụng AI thực tiễn, giúp các em không chỉ làm chủ công nghệ mà còn biết phân tích, điều chỉnh và kiến tạo công nghệ vì mục tiêu bền vững.

Hợp tác chiến lược với AI4S – Bước tiến đưa giáo dục AI nhân ái vào thực tiễn

Ngày 26/6 vừa qua tại TP.HCM, Victoria School và AI4S đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược để triển khai chương trình giáo dục AI nhân ái cho học sinh từ Mầm non đến Trung học Phổ thông. Thỏa thuận này đánh dấu bước tiến trong việc đưa chuẩn mực toàn cầu về giáo dục công nghệ nhân văn vào thực tiễn học đường Việt Nam, đồng thời tạo nền tảng để nhân rộng mô hình trên toàn quốc.

Phát biểu tại lễ ký kết, Thạc sĩ Christopher Bradley, Phó Tổng Giám Đốc Chuyên môn Hệ thống trường Victoria School cho biết: “Chúng tôi tin rằng giáo dục AI nhân ái không chỉ là trang bị kỹ năng kỹ thuật, mà còn là hành trình nuôi dưỡng tư duy phản biện, đạo đức số và năng lực kiến tạo. Hợp tác với AI4S, dựa trên khung chuẩn của UNESCO, là cơ hội để Victoria School hiện thực hóa tầm nhìn đào tạo những công dân số toàn diện, góp phần xây dựng một tương lai bền vững và nhân văn.”

GS. Lê Anh Vinh, đại diện AI4S, nhấn mạnh: “Victoria School là một hệ thống giáo dục năng động, tiên phong trong đổi mới sáng tạo. Hợp tác này không chỉ mang lại cơ hội đưa giáo dục AI đến gần hơn với học sinh mà còn đặt nền móng cho việc nhân rộng mô hình giáo dục AI nhân ái tại Việt Nam”.

AI nhân ái – Trụ cột mới trong mô hình Trường học Hạnh phúc

Là đối tác chiến lược của UNESCO trong dự án “Trường học Hạnh phúc” tại Việt Nam, Victoria School đã tích hợp các giá trị bền vững vào giáo dục, từ sức khỏe tinh thần, nghệ thuật, thể thao đến công nghệ AI nhân ái. Chương trình AI4S là một phần mở rộng của mô hình “Trường học Hạnh phúc” trong kỷ nguyên số, nơi học sinh được khuyến khích tìm hiểu, sáng tạo, có chính kiến và nhận thức rõ vai trò của mình trong cộng đồng.

Thành công của vở nhạc kịch “The Enchanted Crossbow” tại DANAFF III (2/7/2025) là minh chứng sống động cho triết lý giáo dục khai phóng của Victoria School. Với hơn 50 học sinh trình diễn tác phẩm kết hợp văn hóa Việt Nam và sân khấu Broadway hiện đại, hoàn toàn bằng tiếng Anh, Victoria School đã khẳng định năng lực hội nhập quốc tế, đồng thời lan tỏa tinh thần sáng tạo và tự hào dân tộc.

Từ kỳ thi THPT đến cơ cấu nhân lực quốc gia Đổi mới giáo dục phải nhìn toàn hệ thống-cover.png

Từ kỳ thi THPT đến cơ cấu nhân lực quốc gia: Đổi mới giáo dục phải nhìn toàn hệ thống

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đánh dấu cột mốc đầu tiên trong quá trình hiện thực hóa Chương trình GDPT 2018. Tuy nhiên, theo TS. Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam, nếu thiếu sự đồng bộ giữa dạy học, kiểm tra - đánh giá và tuyển sinh, cải cách sẽ khó đạt hiệu quả thực chất.

 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên
Viết bình luận

This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tin liên quan

Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, lo ngại chất lượng giáo dục phổ thông
Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, lo ngại chất lượng giáo dục phổ thông

VOV.VN - Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập tại một số tỉnh, thành năm nay giảm sâu chưa từng có, có nơi chỉ trung bình 1 điểm/môn cũng đỗ. Thực trạng này không chỉ làm dấy lên lo ngại về chất lượng giáo dục phổ thông mà còn khiến giáo viên chịu áp lực lớn khi mặt bằng đầu vào thấp.

Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, lo ngại chất lượng giáo dục phổ thông

Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập thấp kỷ lục, lo ngại chất lượng giáo dục phổ thông

VOV.VN - Điểm chuẩn vào lớp 10 công lập tại một số tỉnh, thành năm nay giảm sâu chưa từng có, có nơi chỉ trung bình 1 điểm/môn cũng đỗ. Thực trạng này không chỉ làm dấy lên lo ngại về chất lượng giáo dục phổ thông mà còn khiến giáo viên chịu áp lực lớn khi mặt bằng đầu vào thấp.

Giáo dục bằng đòn roi kiểu “yêu cho roi cho vọt": Không là chuyện riêng mỗi nhà
Giáo dục bằng đòn roi kiểu “yêu cho roi cho vọt": Không là chuyện riêng mỗi nhà

VOV.VN - Thực tế nhiều gia đình cho rằng đó là chuyện trong nhà bảo nhau còn phổ biến. Vì thế những người thân trong gia đình đôi khi chưa phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ trẻ em. Đôi khi chính con em mình bị đánh nhưng không lên tiếng bởi nghĩ rằng đấy là chuyện riêng.

Giáo dục bằng đòn roi kiểu “yêu cho roi cho vọt": Không là chuyện riêng mỗi nhà

Giáo dục bằng đòn roi kiểu “yêu cho roi cho vọt": Không là chuyện riêng mỗi nhà

VOV.VN - Thực tế nhiều gia đình cho rằng đó là chuyện trong nhà bảo nhau còn phổ biến. Vì thế những người thân trong gia đình đôi khi chưa phát huy vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ trẻ em. Đôi khi chính con em mình bị đánh nhưng không lên tiếng bởi nghĩ rằng đấy là chuyện riêng.